Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tái cấu trúc ngân hàng: Không thể chậm hơn ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.34 KB, 4 trang )

Tái cấu trúc ngân hàng: Không thể
chậm hơn
Lợi ích nhóm có thể là một cản trở với hoạt động tái cơ cấu NH) do tình
trạng sở hữu chéo, nhưng xử lý sự yếu kém của hệ thống NH là mệnh
lệnh trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế.

Tính đến nay, có lẽ việc mua bán và sáp nhập (M&A) ngành NH đang đạt
được tính hiệu quả nhất định. Thành công của một số NH trong việc bán cổ
phần đã tạo động lực cho các NH nhỏ hơn tiếp tục tính tới phương án M&A
mạnh mẽ hơn.

Đại diện Vietcombank cho biết, sau khi bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài là Mizuho (Nhật Bản), Vietcombank đã từng bước đổi mới
được quản trị điều hành và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cổ đông chiến lược Vietcombank đã có những hỗ trợ tích cực để tăng sức
mạnh trên thị trường tài chính. Với áp lực cạnh tranh hiện nay, không chỉ
các NH yếu kém, mà ngay cả các NH lớn cũng khó có thể cạnh tranh trong
bối cảnh thị trường đang dần khốc liệt hơn.

Chính vì lý do đó mà đề tài M&A ngành NH được nhắc ở mọi diễn đàn,
thậm chí trong các kỳ họp Quốc hội. Quan trọng là vậy, được khởi xướng
đầu tiên trong các đề án tái cấu trúc, nhưng tái cơ cấu ngành NH mới chỉ
được thực hiện ở giai đoạn đầu nên kết quả chưa có là bao.

Đánh giá về tiến trình tái cơ cấu hệ thống NH của Việt Nam hiện nay, Giám
đốc NH Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, cho rằng, hoạt
động này đến nay vẫn còn diễn ra chậm chạp.

Theo đó, hồi tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố việc
hợp nhất ba NH có mức nợ xấu cao (SCB, Tín Nghĩa, Ficombank), trong đó


BIDV đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn (dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của NHNN).
Trong quý I, NHNN tuyên bố quyết tâm tái cơ cấu mạnh mẽ 8 NH thương
mại yếu nhất nằm trong nhóm 4 theo phân loại NH.

Tuy nhiên, cho đến nay mới có một trường hợp sáp nhập, trong đó NH SHB,
một NH tầm trung, mua lại Habubank, một NH nhỏ gặp khó khăn nghiêm
trọng về nợ xấu.

Đây chính là thời điểm để nhận ra rằng tái cấu trúc ngành NH không thể bị
chậm trễ hơn nữa. Vì vậy, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình công bố
trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về đề án tái cấu trúc nền kinh
tế là sẽ thông qua phương án xử lý 9 NH ngay tháng 6.

“Phương án xử lý 9 NH đã có. Tuần qua, thường trực Chính phủ đã thông
qua phương án xử lý 2 trong số này. NHNN đang xúc tiến các công việc
nhằm đảm bảo cả 9 đề án sẽ được thông qua trong tháng 6”, người đứng đầu
ngành NH cam kết.

NHNN khuyến khích 9 NH này tự xây dựng phương án cho riêng mình,
chừng nào họ không thể tự xử lý thì NHNN mới vào cuộc và đưa ra giải
pháp. Thực tế, cả 9 NH đều đã có phương án cho mình, một là mời nhà đầu
tư mới, hoặc hai là tìm đối tác trong hệ thống để kịp thời hợp nhất, sáp nhập.




Theo Thống đốc NHNN, các NH cần tái cấu trúc được phân thành 2 nhóm,
nhóm cần xử lý trong ngắn hạn và nhóm trong trung - dài hạn. Nhóm cần xử
lý trong ngắn hạn cũng được phân thành 2, một là phải tái cấu trúc do tài
chính yếu kém và hai là các NH muốn tự nguyện hợp nhất, sáp nhập để nâng

cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động. Với nhóm yếu kém cần xử lý
ngay, NHNN đã hoàn tất thanh tra toàn diện cả 9 NH, mời kiểm toán độc
lập vào cuộc, tạo tiền đề cho những bước xử lý tiếp theo.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Dự báo thống kê - tiền tệ (NHNN),
cho biết, NHNN hiện đang từng bước xử lý các NH yếu kém, thiếu thanh
khoản, nằm trong danh sách kiểm soát đặc biệt, nhưng chưa thể công bố
danh sách. Và thách thức đối với việc tái cấu trúc ngành NH hiện nay là
không nhỏ.

“Vì các cân đối vĩ mô của Việt Nam cũng có những khó khăn nhất định đến
việc tái cấu trúc. Mặt khác, sáp nhập, hợp nhất trong lĩnh vực NH không hẳn
là phép cộng, mà cần có sự cải tổ và đẩy mạnh phát triển hậu M&A”, ông
Nghĩa phân tích về sự chậm trễ của hoạt động cơ cấu lại hệ thống NH.


Theo ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN, để thực hiện được đề án
tái cấu trúc của ngành NH, điều đơn giản nhất là cứ tái cơ cấu thanh khoản
của các NH nhỏ, yếu kém. Làm vậy ngay lập tức có thể thực hiện được các
bước tiếp theo trong đề án tái cấu trúc của ngành.

Bởi thực tế, trong thời gian qua, những khó khăn xuất phát từ NH nhỏ, yếu
kém đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của ngành. Rồi sau đó, trước khi
đi vào chiều sâu thực hiện đề án tái cấu trúc cần phải giải quyết, xử lý và sắp
xếp lại các NH nhỏ.

Kế tiếp là xử lý nợ xấu đang gia tăng và tiềm ẩn. Một khi đã giải quyết vấn
đề nợ xấu cũng là một trong những giải pháp để tái cơ cấu NH. Có như vậy
các NH mới dần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như gia tăng nguồn thu
trong hoạt động.


Bên cạnh đó, các yếu tố như cơ sở hạ tầng, nhân sự cũng cần được quan
tâm nhiều hơn. Các NH cần phải thay đổi cả quy mô và chất lượng để đáp
ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và thị trường. Vậy mới nói điều
quan trọng là các NH phải xác định được điểm mấu chốt tạo ra sự thay đổi
ngay thôi.

×