Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tái cơ cấu ngân hàng: Bài toán khó ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.68 KB, 4 trang )

Tái cơ cấu ngân hàng: Bài toán khó
Có kinh nghiệm, nhưng thiếu tiền

Trong định hướng tái cơ cấu hệ thống NHTM theo đề án của Chính phủ,
không chỉ những NHTM nhà nước tham gia “gánh vác”, hỗ trợ các NHTM
yếu kém mà sẽ có cả các NHTM cổ phần lớn cũng vào cuộc. Khi được hỏi
về việc này, lãnh đạo nhiều NHTM cổ phần lớn cho biết sẽ sẵn sàng tham
gia.

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho rằng vì trách nhiệm
với ngành, Sacombank sẵn sàng tham gia nếu được NHNN chỉ định. Thực
tế, trước đây Sacombank đã từng sáp nhập thành công NH Thạnh Thắng
(Cần Thơ) vào Sacombank.

Theo ông Thành, việc này nếu có làm sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả
kinh doanh của Sacombank, vì hiện Sacombank đủ kinh nghiệm để tham gia
cơ cấu lại NHTM yếu kém.

Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank, cho biết trong lộ trình
phát triển của DongA Bank nếu thấy có cơ hội đầu tư vào NHTM khác phù
hợp với phát triển của mình, DongA Bank sẽ nắm bắt ngay. Đặc biệt nếu có
yêu cầu cụ thể từ phía NHNN, với tư cách là một đơn vị trong hệ thống,
DongA Bank sẽ nghiêm túc xem xét và sẵn sàng tham gia nếu thấy việc này
không ảnh hưởng đến hoạt động của NH.

Theo ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB, việc yêu cầu một NHTM
lớn, có khả năng về quản trị điều hành tham gia quá trình xử lý, vực dậy một
NHTM nhỏ yếu kém là chuyện hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Nhưng mấu
chốt ở đây là tiền của ai. Nếu từ ngân sách thì rất đơn giản, nhưng khi đề
nghị một NHTM A. hoặc B. bỏ tiền đầu tư, tất yếu họ sẽ phải cân nhắc.


Thí dụ, một NHTM yếu kém có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng nhưng có nợ xấu
trên số vốn này. Một NHTM lớn được chỉ định đầu tư vào NH trên, ngoài lợi
thế được hưởng hệ thống mạng lưới, tên tuổi, cơ sở khách hàng nhất định, sẽ
phải gánh số nợ này, nên thiệt hại có thể lớn hơn.

Trong lịch sử ngành NH Việt Nam, việc NHTM lớn tham gia quá trình cơ
cấu NHTM nhỏ yếu kém có rất nhiều, nhưng trước đây quy mô vốn NHTM
yếu kém chỉ vài chục tỷ đồng nên giải quyết rất đơn giản. Còn thời điểm
này, vốn điều lệ nhiều NHTM nhỏ lên đến vài ngàn tỷ đồng, trong khi dư nợ
cũng xấp xỉ hoặc hơn, nên việc can thiệp của NHTM lớn sẽ phức tạp hơn
nhiều.

Hơn nữa, giá trị của khoản đầu tư vào NHTM đó nếu không mang lại những
lợi ích tương xứng, thậm chí lỗ thì NHTM lớn sẽ phải chịu áp lực từ cổ
đông. Phương án dễ thực hiện nhất là NHNN bỏ ngân sách ra như nhiều
nước trên thế giới đã làm trong thời kỳ khủng hoảng. Theo đó các NHTM
cùng tham gia sáp nhập, cơ cấu lại các NHTM yếu kém. Khi đó các NHTM
lớn được lợi về cơ sở khách hàng nhưng không thiệt hại về vốn, vì đó là tiền
Nhà nước. Đến khi các NHTM yếu kém tốt lên, Nhà nước có thể thoái vốn.



Cơ hội đầu tư?

Hiện nay người dân và nhà đầu tư đã dần nhận diện được các NHTM yếu
kém. Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để NHNN đưa ra “liều thuốc” hữu
hiệu để “chữa bệnh” các NHTM này. Bởi lẽ, những cạnh tranh không lành
mạnh hiện nay của các NHTM yếu kém đang làm mất niềm tin của người
dân vào hệ thống NH, gây bất ổn thị trường tiền tệ.


Theo đề án của Chính phủ, với các NHTM yếu kém, NHNN sẽ tái cấp vốn
trên cơ sở hồ sơ tín dụng có chất lượng tín dụng tốt, với mức tối đa tương
đương mức vốn điều lệ của NHTM được tái cấp vốn. NHTM yếu kém phải
chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN về quản trị, điều hành, tài chính và hoạt
động.

Hạn chế chia cổ tức, lợi nhuận, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nhượng cổ
phần, vốn góp và tài sản, giảm dư nợ tín dụng và hạn chế mở rộng quy mô.
Đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành
TCTD yếu kém.

Sau khi áp dụng các biện pháp đảm bảo khả năng chi trả, NHTM yếu kém sẽ
được sáp nhập, hợp nhất, mua lại. NHNN trực tiếp mua lại vốn điều lệ hoặc
cổ phần của NHTM yếu kém để chấn chỉnh, sau đó sáp nhập, hợp nhất với
NHTM khác hoặc bán lại cho nhà đầu tư đủ điều kiện.


Theo một phó tổng giám đốc NH cổ phần, chi phí thiệt hại trong quá trình
xử lý các NHTM yếu kém là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bên cạnh hỗ trợ
trực tiếp các NHTM này sống dậy, NHNN cần có chế tài xử lý mạnh những
cá nhân, cụ thể là những ông chủ, lãnh đạo điều hành NHTM yếu kém.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia NH, nhiều NHTM lớn đã có kinh
nghiệm trong việc mua lại các NHTM yếu và đã có những thành công để
dân chúng yên tâm gửi vốn vào NH. Tuy nhiên, một thực tế đang tồn tại hiện
nay là nhiều NHTM lớn nước ta hiện nay không có khoản dư thừa thanh
khoản mạnh, tiềm lực tài chính hạn chế. Vì thế, các NHTM lớn vẫn đang
trong thế thủ, chủ yếu làm sao đảm bảo và phòng ngừa rủi ro thanh khoản.

Từ đó, các NHTM lớn chỉ quan tâm đến sáp nhập hoặc mua lại NHTM yếu

kém nào đó với điều kiện NH này phải có có hệ thống tài chính tương đối
minh bạch. Trước mắt NHTM lớn có thể hỗ trợ NHTM yếu kém thanh
khoản tạm thời, nhưng về lâu dài các NHTM lớn có thể sáp nhập NHTM
yếu kém hoặc tham gia trực tiếp quá trình tái cấu trúc NHTM đó, nhất là
những NHTM nằm trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Tóm lại có 2 cách: có thể bán khoản nợ của NHTM yếu kém cho Chính phủ
hoặc liên doanh với các NHTM lớn, tùy vào tình hình cụ thể của từng
NHTM yếu kém.

×