Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chăm sóc trước khi mang thai cũng rất quan trọng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.3 KB, 4 trang )




Chăm sóc trước khi
mang thai cũng rất quan
trọng
Việc chăm sóc, kiểm tra sức khỏe của người mẹ trước khi mang thai là rất
cần thiết, không chỉ đem lại điều tốt cho mẹ, mà còn cho cả đứa con.

Cần kiểm tra, chăm sóc những gì?
Tại buổi trò chuyện với thầy thuốc do Trung tâm Truyền thông - Giáo dục
sức khỏe (TP.HCM) tổ chức, trong phần trình bày của bác sĩ Đặng Lê Dung
Hạnh (Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, TP.HCM) cho biết: Việc chăm sóc
ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đang chuẩn bị mang thai là để có
được sức khỏe tốt khi mang thai và sau khi sinh, cũng như em bé sinh ra
được khỏe mạnh.
Người phụ nữ mang thai cần kiểm tra xem có bệnh lý mãn tính hay không,
để đánh giá bệnh đó sẽ thay đổi thế nào khi mang thai, ảnh hưởng đến thai
nhi ra sao. Ngoài ra còn cần tìm những bất thường ở đường sinh dục, hay
khả năng sinh sản có thể dẫn đến thai kỳ có nguy cơ cao; kiểm tra để tìm
bệnh lý di truyền có làm con bị ảnh hưởng không; khảo sát những thói quen
hằng ngày xem có ảnh hưởng đến việc mang thai, hay sức khỏe của cả mẹ và
con hay không…?
Những lưu ý
Bác sĩ lưu ý, nếu chị em đã từng có lần bị sẩy thai cần trao đổi với bác sĩ về
hoàn cảnh sẩy thai để biết nguyên nhân. Trong trường hợp này cần khám và
chăm sóc trước khi mang thai nhằm tìm nguyên nhân gây sẩy thai để giải
quyết một số nguyên nhân thực thể. Vì có 50% trường hợp sẩy thai là do bất
thường về di truyền; nếu sẩy thai nhiều lần liên tiếp nhiều khả năng là do
bệnh lý di truyền, bất đồng nhóm máu ở bố, hay mẹ; còn sẩy thai to và liên
tiếp có thể là do hở eo tử cung. Phụ nữ có bệnh lý tim mạch (thường gặp là


tim bẩm sinh, bệnh val tim hậu thấp) cần được xác định rõ tình trạng bệnh
trước khi mang thai, nhất là mức độ suy tim. Khi mang thai sẽ tăng cường độ
làm việc lên tim, làm tình trạng suy tim thêm nặng nề, rất nguy hiểm. Tại
Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Từ Dũ đã gặp rất nhiều trường hợp
thai phụ bùng phát bệnh tim trong lúc đang trên bàn sinh, phải cấp cứu khẩn,
nhiều ca nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con, đã có những trường
hợp buộc phải bỏ con để cứu mẹ.
Nếu mắc bệnh cường giáp, thai phụ có thể lên cơn bão giáp, có nguy cơ tử
vong trong những tháng cuối thai kỳ và thời điểm hậu sản. Khi mẹ vẫn sử
dụng thuốc điều trị bệnh này cũng cần phải xem lại khả năng con bị ảnh
hưởng thuốc (bị ngu đần…). Vì thế cần đưa về bình giáp trước mang thai,
kiểm soát chặt chẽ tình trạng nội tiết lúc mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh
rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì 80% con sinh ra sẽ bị ảnh hưởng ở tim,
ở tai và mắt (dị tật ở tim có thể phát hiện qua siêu âm, còn dị tật ở tai và mắt
thường chỉ phát hiện được khi bé đã sinh ra).
Chị em có bệnh cao huyết áp mãn tính cũng cần điều trị tiếp tục khi mang
thai, vì có thể bị tiền sản giật, hay tình trạng cao huyết áp sẽ nặng nề hơn lúc
có thai. Còn bệnh đái tháo đường (tiểu đường) sẽ làm phụ nữ khó mang thai,
con sinh ra có thể bị ảnh hưởng - bị bệnh tim, suy dinh dưỡng…

+ Tuổi mẹ càng cao thì khả năng con sinh ra có bất thường về di truyền càng
dễ xảy ra. Bất thường này làm tăng tỷ lệ sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ,
hoặc thai chết trong tử cung.
+ Tuổi của cha và mẹ càng cao, khả năng thụ thai sẽ kém hơn so với các cặp
vợ chồng trẻ, diễn tiến thai kỳ cũng khó khăn hơn.
+ Khả năng mang thai của một cặp vợ chồng từ 20-30 tuổi, có quan hệ tình
dục đều (2-3 lần/tuần), không áp dụng tránh thai là 30% có thai trong tháng
đầu, 60% trong 6 tháng đầu, 85% trong 1 năm đầu.


×