Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giun chui ống mật potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.26 KB, 4 trang )

Giun chui ống mật
(Đởm Đạo Hồi Trùng Bệnh – Ascaristes Dans La Voie De La Vesicule Biliaire –
Round Worms In The Biliary Tract).
A. Đại cương
Là 1 chứng bệnh do giun đũa chui vào ống dẫn mật gây ra.
Thường gặp nơi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ ở thôn quê. Sách YHCT gọi là “Hồi
Quyết Trùng” hoặc “Tâm Thống”.

(Ảnh minh họa)
B. Nguyên nhân
Do tiêu chảy, táo bón, sốt, có thai hoặc do uống thuốc xổ giun không đúng cách
hợp với hàn lạnh bên trong tạo thành yếu tố kích thích giun. Chủ yếu do Tạng bị
hàn, Vị nhiệt, giun đũa đi lên phía trên, khí cơ bị ngăn trở gây ra những cơn đau.
C. Triệu chứng
Giun đũa chui vào ống dẫn mật làm cho đường dẫn mật bị co thắt, thình lình phát
bệnh. Vùng bụng trên, dưới đau thắt phải kêu la, mồ hôi ra hết ca? người. Đau dữ
dội kèm theo muốn nôn hoặc nôn mửa . Nếu giun ra kho?i ống dẫn mật thì cơn đau
lập tức kho?i ngay, nhưng rất dễ bị tái phát. Nếu giun chui hoàn toàn vào túi mật
thì trở thành trướng đau liên tục. Nếu giun làm tắc ống dẫn mật sẽ a?nh hưởng đến
việc bài tiết của mật hoặc giun đem theo vi khuẩn vào ống dẫn mật thì mật bài tiết
ra bị bế tắc gây ra bệnh Hoàng Đa?n (vàng da) hoặc túi mật viêm, Tuyến Tụy viêm
gây ra sợ lạnh, sốt, các dấu hiệu của viêm nhiễm cấp, rêu lưỡi trắng, nhớt, mạch
Huyền, Khẩn hoặc Phục, nếu có viêm nhiễm thì mạch Huyền, Hoạt, Sác.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ tiết Đởm khí, khoan trung, hòa Vị.
Nhóm 1 – Đởm Nang + Nội Quan (Tb.6) . Lúc phát cơn đau, châm kích thích
mạnh, vê kim liên tục từ vài giây đến vài phút. Khi đỡ đau, có thể lưu kim dưới da
vài giờ đến vài ngày.
Nếu chưa bớt, thêm Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Túc Tam Lý (Vi.36) + Nhật
Nguyệt (Đ.24) (bên phải ) + Giáp Tích ngực 8-9. Châm Nhật Nguyệt phải châm
dọc theo cơ thẳng bụng xiên xuống. Châm Giáp Tích cố tạo cảm giác lan ra phía


trước.
Nhóm 2- Nghênh Hương (Dtr.20) thấu Tứ Bạch (Vi.2), châm kích thích mạnh, vê
kim vài phút, đợi đến khi hết đau thì rút kim.
Có thể thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nhân Trung (Đc.26) .
• Ý nghĩa: Dương Lăng Tuyền là huyệt Hợp của Kinh Đởm; Đởm Nang là huyệt
đặc hiệu trị bệnh ở túi mật theo kinh nghiệm hiện đại; Nhật Nguyệt là huyệt Mộ
của Đởm. Dùng 3 huyệt này để sơ tiết Đởm khí; thêm Túc Tam Lý và Nội Quan để
khoan trung, hòa Vị.
2- Thượng Quản(Nh.13) (Tư Sinh Kinh).
3- Cự Khuyết (Nh.14) (Đồng Nhân Châm Cứu Du Huyệt Đồ Kinh).
4- Cứu huyệt ở trên khớp (đốt) giữa ngón chân cái, cứu 5 tráng (Phổ Tế Phương).
5- Cự Khuyết (Nh.14) 27 tráng + Đại Đôn (C.1) + Thái Bạch (Ty.3) + Túc Tam Lý
(Vi.36) + Thừa Sơn (Bq.57) (Loại Kinh Đồ Dực).
6- Chí Dương (Đc.9) làm chính, có thể thêm Dương Lăng Tuyền (Đ.34) và Túc
Tam Lý (Vi.36) ( Phúc Kiến Trung Y Dược số 31/1985).
7- Huyệt chính: Giáp Tích ngực 7 hoặc Chí Dương (Đc.9). Phối hợp với Đởm Du
(Bq.19) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Thương (Bq.50).
Huyệt Giáp Tích Ngực 7, lấy mỗi bên 1 huyệt, châm xiên 65o về hướng cột sống,
châm tả, tạo cảm giác đắc khí lên phía trên, lưu kim 20-30 phút (Phúc Kiến Trung
Y Dược số 57/1985).
8- Châm Nghênh Hương (Đtr.20) sâu 0, 5 milimet rồi hướng mũi kim về phía trên,
xuyên đến Tứ Bạch (Vi.2), kích thích vừa, lưu kim 12-24 phút (‘Trung Quốc Châm
Cứu Tạp Chí’ số 13/1986).
9- Thanh nhiệt, lợi Đởm, lý khí, giảm đau: Châm tả Cưu Vĩ (Nh.15) + Chí Dương
(Đc.9) + Đởm Nang + Dương Lăng Tuyền (Đ.34), Thái Xung (C.3) + Nhật Nguyệt
(Đ.24) + Trung Quản(Nh.12),
Hoặc châm Nghênh Hương (Đtr.20) thấu Tứ Bạch (Vi.2) + Nhân Trung (Đc.26)
(Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×