Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Bàn về tính chất của phúc thẩm " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.47 KB, 5 trang )



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 41

Bàn về tính chất của phúc thẩm

ThS. Phan thanh mai *
húc thẩm là giai đoạn quan trọng
trong tố tụng hình sự. ở giai đoạn
này, tòa án xét xử lại những vụ án mà bản
án hoặc quyết định sơ thẩm cha có hiệu
lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng
nghị, thông qua đó nhằm kịp thời phát
hiện và khắc phục những sai lầm, thiếu
sót của tòa án cấp dới cả về nội dung
cũng nh về hình thức tố tụng; đảm bảo
sự công bằng của pháp luật, bảo vệ lợi ích
của Nhà nớc, tổ chức x hội, quyền và
lợi ích hợp pháp của bị cáo và những
ngời tham gia tố tụng khác.
Một trong những vấn đề cần đợc
quan tâm đầu tiên khi nghiên cứu về thủ
tục phúc thẩm đó là tính chất của phúc
thẩm. Tính chất của phúc thẩm sẽ quyết
định đến những vấn đề khác của phúc
thẩm nh phạm vi xét xử phúc thẩm,
những quy định chung về thủ tục tại
phiên tòa phúc thẩm, trình tự phiên tòa
phúc thẩm cũng nh quyền hạn của tòa
án cấp phúc thẩm Mặt khác, tính chất


của phúc thẩm cũng là một trong những
điểm khác biệt để có thể phân biệt giữa
thủ tục phúc thẩm và giám đốc thẩm.
Trong cuốn từ điển tiếng Việt từ
"phúc thẩm" đợc giải thích nh sau:
"Phúc thẩm là tòa án cấp trên xét xử lại
một vụ án do cấp dới đ xử sơ thẩm mà
có chống án"
(1)
.
Các quy phạm pháp luật về phúc thẩm
từ khi thành lập nớc Việt Nam dân chủ
cộng hòa đến trớc khi ban hành
BLTTHS năm 1988 cũng đều dùng thuật
ngữ "xét xử" để chỉ hoạt động của tòa án
cấp phúc thẩm. Sắc lệnh số 13/SL ngày
24/1/1946 của Chủ tịch nớc về tổ chức
tòa án và ngạch thẩm phán, quy định về
thẩm quyền của tòa án khi xét xử phúc
thẩm đ quy định Tòa thợng thẩm có
quyền " quyết nghị về tất cả những vấn
đề thuộc về tội trạng, hình phạt, trờng
hợp tăng nặng và trờng hợp giảm
nhẹ"
(2)
. Thông t số 1459/HCTP của Bộ
t pháp ngày 19/8/1955 đ nhấn mạnh:
"Nguyên tắc hai lần xét xử là một trong
những nguyên tắc tố tụng của nhân dân
cần phải đợc bảo đảm". Điều 9 Luật tổ

chức tòa án nhân dân năm 1960 đ quy
định nguyên tắc hai cấp xét xử và nguyên
tắc này trở thành nguyên tắc luật định.
Năm 1974, Tòa án nhân dân tối cao xây
dựng bản hớng dẫn về trình tự tố tụng
phúc thẩm về hình sự (kèm theo Thông t
số 19/TATC ngày 2/10/1974) quy định rõ
chức năng của tòa án cấp phúc thẩm là
"xét xử lại những vụ án đ đợc xét xử
theo trình tự sơ thẩm, khi bản án cha có
hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hay
kháng nghị"
(3)
.
P

* Giảng viên Khoa t pháp
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
42 - Tạp chí luật học

Sau khi ban hành BLTTHS 1988, về
cơ bản, chức năng, nhiệm vụ của tòa án
cấp phúc thẩm vẫn đợc duy trì nh trớc
đây. Tuy vậy, Điều 204 BLTTHS lại quy
định về tính chất của phúc thẩm nh sau:
"Phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực
tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định

sơ thẩm cha có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo hoặc kháng nghị". Quy định
này cha phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ của tòa án cấp phúc thẩm đồng thời
không phân định đợc rõ ràng giữa tính
chất của phúc thẩm và giám đốc thẩm.
Điều 241 BLTTHS quy định về tính chất
của giám đốc thẩm cũng dùng thuật ngữ
"xét lại" để chỉ hoạt động của tòa án cấp
giám đốc thẩm nh sau: "Giám đốc thẩm
là xét lại bản án hoặc quyết định đ có
hiệu lực pháp luật nhng bị kháng nghị vì
phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc
xử lí vụ án". Việc quy định không rõ ràng
nh vậy dẫn đến nhiều quan điểm không
thống nhất về tính chất của phúc thẩm là
"xét xử lại vụ án " hay là "xét lại bản án
và quyết định". Do vậy, việc làm rõ tính
chất của phúc thẩm là cần thiết. Chúng
tôi xin trình bày một số ý kiến về vấn đề
này.
Tính chất của phúc thẩm đợc thể
hiện rõ qua những nét đặc trng cơ bản
của phúc thẩm. Đồng thời qua những nét
đặc trng đó, có thể thấy rõ sự khác biệt
về tính chất của phúc thẩm với các thủ tục
giải quyết vụ án khác của tòa án. Đó là
những nét đặc trng sau:
1. Căn cứ làm phát sinh trình tự phúc
thẩm là kháng cáo, kháng nghị phúc

thẩm, trong đó, quyền kháng cáo là nét
đặc trng của phúc thẩm. Sau khi xét xử
sơ thẩm, bản án, quyết định của tòa án
cha có hiệu lực pháp luật ngay, bị cáo và
những ngời tham gia tố tụng còn có
quyền đợc yêu cầu xét xử lại một lần
nữa ở tòa án cấp trên trực tiếp. Nếu nh
căn cứ để tiến hành xét xử sơ thẩm là
quyết định truy tố của viện kiểm sát, căn
cứ để tiến hành giám đốc thẩm, tái thẩm
là kháng nghị của những ngời tiến hành
tố tụng có thẩm quyền là những căn cứ
mang tính quyền lực nhà nớc thì trình tự
phúc thẩm có thể đợc phát sinh bởi
kháng cáo của bị cáo và những ngời
tham gia tố tụng khác theo quy định của
pháp luật.
Quyền kháng cáo đợc thể hiện qua
việc bị cáo và ngời tham gia tố tụng
khác đợc quyền kháng cáo đối với bất kì
bản án sơ thẩm nào, trừ trờng hợp xét xử
sơ thẩm đồng thời chung thẩm tại Tòa
hình sự Tòa án nhân dân tối cao và Tòa
án quân sự trung ơng. Quy định này cần
phải đợc sửa đổi, Nghị quyết hội nghị
lần thứ III Ban chấp hành trung ơng
Đảng khóa VIII đ nêu rõ: "Thực hiện
nguyên tắc hai cấp xét xử, bỏ thủ tục xét
xử sơ chung thẩm của Tòa án nhân dân
tối cao, Tòa án quân sự trung ơng",

nhằm mục đích đảm bảo quyền kháng
cáo của bị cáo và những ngời tham gia
tố tụng khác. Thông qua kháng cáo, họ
thể hiện sự bất đồng và những quan điểm
của mình về việc giải quyết vụ án ở cấp
sơ thẩm đồng thời đề đạt những nguyện
vọng, những yêu cầu của mình đối với tòa
án cấp phúc thẩm.


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 43

Để tạo điều kiện cho bị cáo và những
ngời tham gia tố tụng khác thực hiện tốt
quyền kháng cáo của mình, khi tuyên án,
hội đồng xét xử phải giải thích cho bị cáo
và những ngời khác về quyền kháng cáo
và họ phải đợc giao bản sao bản án trong
thời hạn 15 ngày. Đối với bị cáo và những
ngời tham tố tụng khác vắng mặt tại
phiên tòa, thời hạn kháng cáo đợc tính
từ ngày họ đợc giao nhận bản sao bản án
hoặc trích lục bản án hoặc từ ngày bản
sao bản án đợc niêm yết tại trụ sở chính
quyền địa phơng nơi c trú hoặc làm
việc cuối cùng của họ.
Quyền kháng cáo của bị cáo và những
ngời tham gia tố tụng khác không chỉ
đợc thể hiện qua các quyền của họ mà

còn thể hiện qua nghĩa vụ của tòa án
trong việc giải quyết kháng cáo của họ.
Trong trờng hợp kháng cáo hợp lệ về
hình thức, tòa án cấp phúc thẩm phải mở
phiên tòa để giải quyết, việc chấp nhận
hay bác bỏ kháng cáo về nội dung phải
đợc xem xét, giải quyết tại phiên tòa.
Nếu không chấp nhận kháng cáo, tòa án
cấp phúc thẩm cũng phải nói rõ lí do của
việc không chấp nhận.
Tòa án cấp phúc thẩm không đợc
làm xấu đi tình trạng của bị cáo nếu
không có kháng nghị của viện kiểm sát
hoặc kháng cáo của ngời bị hại theo
hớng bất lợi cho bị cáo. Quy định này
đảm bảo cho bị cáo yên tâm thực hiện
quyền kháng cáo mà không lo sợ điều đó
có thể gây hậu quả bất lợi cho mình.
Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ án phải
xử phúc thẩm phát sinh từ kháng cáo của
bị cáo và những ngời có quyền kháng
cáo khác, số vụ án bị viện kiểm sát kháng
nghị phúc thẩm chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Ta
có thể xem xét vấn đề trên một cách cụ
thể hơn qua bảng thống kê theo số liệu
của TANDTC từ năm 1993 đến năm
1997 sau đây:

Năm
Tổng số vụ án sơ

thẩm bị kháng
cáo, kháng nghị

Viện kiểm sát kháng nghị
Vụ Bị cáo Vụ % Bị cáo %
1993
1994
1995
1996
1997
Cộng

9.430
9.198
11.367
11.697
11.645
53.337

15.525
14.956
17.962
18.985
18.167
85.585

550
626
694
707

719
3.296

5,8
6,8
6,1
6,0
6,1
6,2
1.035
1.050
1.199
1.232
1.244
5.750

6,7
7,0
6,7
6,5
6,8
6,7


2. Nhiệm vụ của tòa án cấp phúc thẩm
là kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ
của bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời
xét xử lại về mặt nội dung tính hợp pháp
của bản án thể hiện ở chỗ không những
nó phải phù hợp với pháp luật hình sự,

dân sự về mặt nội dung trong việc giải
quyết vụ án đồng thời còn phải phù hợp
với những quy định của pháp luật tố tụng
hình sự, tố tụng dân sự về mặt hình thức.
Tính có căn cứ của bản án và quyết định
thể hiện ở chỗ các chứng cứ đa ra để
chứng minh vụ án phải phù hợp với
những sự kiện thực tế của vụ án đ xảy
ra
(4)
.
Tòa án cấp phúc thẩm không chỉ xem
xét lại bản án mà còn xét xử lại vụ án.
Xét xử lại vụ án về mặt nội dung ở cấp
phúc thẩm là đi sâu xác định lại thực chất
của vụ án. Trên cơ sở đánh giá lại những
chứng cứ mới, cấp phúc thẩm có thể có
đợc những quyết định về những vấn đề


nghiên cứu - trao đổi
44 - Tạp chí luật học

về nội dung vụ án và những quyết định
khác có liên quan, những quyết định này
có thể giống hoặc khác so với quyết định
của tòa án cấp sơ thẩm. Đây là điểm khác
biệt của phúc thẩm so với giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm. Tòa án cấp giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm chỉ kiểm tra tính hợp pháp

và tính có căn cứ của những bản án hoặc
quyết định của tòa án đ có hiệu lực pháp
luật mà không xét xử lại về nội dung.
Trong trờng hợp tòa án cấp giám đốc
thẩm sửa án theo hớng giảm nhẹ, có
quan điểm cho rằng đó là xét xử lại. Theo
chúng tôi, trong trờng hợp này, tòa án
cấp giám đốc thẩm chỉ xem xét trên cơ sở
hồ sơ, tài liệu nếu thấy có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng các điều khoản
của BLHS thì sửa lại cho đúng (chỉ trong
trờng hợp có thể sửa theo hớng giảm
nhẹ). Thực chất, đó cũng chỉ là xem xét
lại vụ án về mặt áp dụng luật chứ không
phải là xét xử lại về nội dung của vụ án.
3. Về phạm vi xét xử phúc thẩm, căn
cứ vào nội dung kháng cáo, kháng nghị,
"Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung
kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần
thiết có thể xem xét các phần khác không
bị kháng cáo, kháng nghị của bản án"
(Điều 214 BLTTHS). Theo quy định này,
việc xem xét trong phạm vi kháng cáo,
kháng nghị là trách nhiệm còn việc xem
xét ngoài phạm vi kháng cáo, kháng nghị
là quyền của tòa án cấp phúc thẩm. Đây
cũng là điểm khác biệt của phúc thẩm so
với các thủ tục khác của tòa án. Khi xét
xử sơ thẩm, tòa án không đợc xét xử
ngoài phạm vi quyết định truy tố của viện

kiểm sát, còn khi giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm, phạm vi xét xử là toàn bộ vụ án,
không phụ thuộc vào nội dung của kháng
nghị.
4. Nếu nh đặc thù của giám đốc
thẩm là tòa án chủ yếu căn cứ vào các tài
liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xem xét
lại tính có căn cứ và hợp pháp của bản án
hoặc quyết định đ có hiệu lực pháp luật
thì phúc thẩm tiến hành xét xử lại vụ án
bằng phiên tòa công khai, xét xử theo
nguyên tắc trực tiếp và bằng lời nói.
Bị cáo và những ngời có liên quan
đến kháng cáo, kháng nghị bắt buộc phải
đợc tòa án triệu tập đến phiên tòa để hội
đồng xét xử xét hỏi. Tòa án cấp phúc
thẩm thông qua những chứng cứ, tài liệu
đợc đa ra xem xét công khai tại phiên
tòa và qua việc nghe lời trình bày và
những lí lẽ tranh luận của bị cáo và những
ngời tham gia tố tụng khác đồng thời
xem xét ý kiến của kiểm sát viên để ra
bản án và những quyết định cần thiết
khác. Tại phiên tòa, bị cáo và những
ngời tham gia tố tụng khác đợc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của
mình theo quy định của BLTTHS nh bị
cáo có quyền đa chứng cứ và yêu cầu,
tranh luận tại phiên tòa, quyền bào chữa
Khác với phúc thẩm, phiên tòa giám đốc

thẩm hoặc tái thẩm không phải là phiên
tòa xét xử công khai, theo nguyên tắc xét
xử trực tiếp, bằng lời nói. Việc triệu tập
ngời bị kết án và những ngời khác
không phải là bắt buộc và nếu có đợc
triệu tập họ cũng không có các quyền và
nghĩa vụ tố tụng nh tại phiên tòa sơ
thẩm và phúc thẩm. Điều 251 BLTTHS
quy định: "Trong phiên tòa, một thành


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 45

viên của hội đồng giám đốc thẩm trình
bày tóm tắt nội dung vụ án, nội dung của
kháng nghị và đại diện viện kiểm sát phát
biểu ý kiến. Nếu đ triệu tập ngời bị kết
án, ngời bào chữa, ngời có quyền và lợi
ích liên quan đến việc kháng nghị thì
những ngời này đợc trình bày ý kiến
trớc khi đại diện viện kiểm sát phát
biểu. Trong trờng hợp họ vắng mặt thì
hội đồng giám đốc thẩm vẫn có thể tiến
hành xét xử".
5. Tòa án cấp giám đốc thẩm và tái
thẩm xét lại bản án, quyết định đ có hiệu
lực pháp luật trên cơ sở chứng cứ, tài liệu
có trong hồ sơ vụ án nên vấn đề bổ sung,
xem xét chứng cứ mới không đợc đặt ra.

Do việc phúc thẩm không chỉ là kiểm
tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án,
quyết định mà còn xét xử lại vụ án về mặt
nội dung, nghĩa là xem xét tính đúng đắn
của vụ án về mặt thực chất. Vì vậy, pháp
luật quy định bị cáo và những ngời có
liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có
quyền xuất trình những chứng cứ mới để
bảo vệ quyền lợi cho mình, không phải
phụ thuộc vào những chứng cứ đ đa ra
tại phiên tòa sơ thẩm. Họ có quyền thay
đổi lời khai, có quyền yêu cầu mời thêm
nhân chứng mới, có quyền đa ra những
vật chứng mới Viện kiểm sát cấp phúc
thẩm cũng có thể tự mình hoặc theo yêu
cầu của tòa án tiến hành điều tra bổ sung
thu thập thêm những chứng cứ mới để
làm sáng tỏ những vấn đề về nội dung vụ
án. Tất cả các chứng cứ mới và chứng cứ
cũ đều đợc đa ra xem xét trực tiếp tại
phiên tòa và là căn cứ để tòa án cấp phúc
thẩm ra bản án hoặc quyết định.
Qua việc phân tích những nét đặc
trng của phúc thẩm ta có thể thấy rõ sự
khác biệt về tính chất giữa thủ tục phúc
thẩm và các thủ tục xét xử sơ thẩm, thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tính chất
của phúc thẩm là việc tòa án cấp trên trực
tiếp xét xử lại những vụ án mà một phần
hay toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ

thẩm cha có hiệu lực pháp luật bị kháng
cáo hoặc kháng nghị mà không phải là
"xét lại bản án hoặc quyết định sơ thẩm
cha có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo
hoặc kháng nghị" nh quy định tại Điều
204 BLTTHS. Để đảm bảo tính thống
nhất giữa tính chất của phúc thẩm với
những quy định khác về phúc thẩm, đảm
bảo nguyên tắc hai cấp xét xử, theo chúng
tôi cần sửa đổi điều luật quy định về tính
chất của phúc thẩm. Điều 204 BLTTHS
về tính chất của phúc thẩm nên đợc quy
định nh sau:
"Phúc thẩm là việc tòa án cấp trên
trực tiếp xét xử lại những vụ án mà một
phần hay toàn bộ bản án hoặc quyết định
sơ thẩm cha có hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo hoặc kháng nghị"./.

(1).Xem: Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học-
Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học năm 1998.
(2).Xem: Tập luật lệ về t pháp - Bộ t pháp, 1957.
(3).Xem: Tập hệ thống hóa luật lệ về TTHS-
TANDTC, 1976.
(4).Xem: Bản hớng dẫn trình tự tố tụng phúc thẩm
về hình sự (kèm theo Thông t số 19/TATC ngày
2/10/1974).

×