Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ phòng trị cao huyết áp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.49 KB, 4 trang )

Xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ
phòng trị cao huyết áp
Theo Y học cổ truyền (YHCT), cao huyết áp (CHA) thuộc phạm vi bệnh chứng
huyễn vựng hoa mắt chóng mặt, váng đầu.
Bệnh thường gặp ở tuổi 40 trở lên, có nhiều nguyên nhân, phần nhiều khi chức
năng can, tỳ thận đã suy yếu, lại ăn uống không hợp lý hoặc lo nghĩ phiền uất càng
hại đến nguyên khí mà dẫn đến âm huyết tỳ thận hư suy, vận hóa kém sinh đàm
thấp, khi đàm hiệp hỏa động lên gây thiếu máu nuôi dưỡng lên não đều có thể sinh
chứng huyễn vựng, và bệnh cao huyết áp. Dưỡng huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, hoá
đàm, lợi thấp rất cần thiết. Từ lâu, Y học cổ truyền đã biết sử dụng một số huyệt có
tác dụng tăng cường máu nuôi dưỡng lên não để chưa trị chứng huyễn vựng và hỗ
trợ điều trị bệnh cao huyết áp. Sau đây là một số điểm huyệt cơ bản sử dụng châm
cứu, bấm huyệt, ngày một hoặc vài lần rất hiệu quả:

1. Tam âm giao: ở lồi cao mắt cá trong đo lên 3 thốn, sát bờ sau xương chày (huyệt
giao hội ba kinh âm). Tác dụng: bổ âm, giáng hỏa, kiện tỳ hóa thấp, an thần, lợi
tiểu… Chữa trị: ăn kém mất ngủ do âm huyết hư.
2. Phong trì: dưới đáy hộp sọ, chổ lõm giữa cơ thang và cơ ức đòn (giao hội huyệt
của hai kinh thủ thiếu dương). Tác dụng: đau đầu, trúng phong, hỏa vượng. Chữa
trị: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cao huyết áp.
3. Ấn đường: vị trí trung điểm đầu trong cung lông mày. Tác dụng: định thần trí,
thanh nhiệt. Chữa trị đau đầu chóng mặt, thần kinh suy nhược.
4. Thần đình: vị trí từ mũi thẳng lên trán vào quá chân tóc 0,5 thốn. Huyệt hội của
đốc mạch. Tác dụng trị bệnh đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
5. Bách hội: vị trí ở đĩnh đầu (hội huyệt các kinh dương). Tác dụng: đau đầu, suy
nhược thần kinh, thăng dương. Chữa trị: đau đầu, chóng mặt thiếu máu não.
6. Hợp cốc: vị trí trung điểm xương bàn tay ngón hai. Tác dụng: huyệt chính điều
chỉnh bệnh tật về vùng đầu mặt. Chữa trị: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
7. Nội quan: vị trí từ nếp gấp cổ tay đo lên 2 thốn giữa khe gân cơ tay lớn và gân
cơ tay bé) Tác dụng: tăng sức đề kháng, dưỡng tâm tỳ… Chữa trị: bệnh về nội
thương, hồi hộp, mất ngủ, ăn kém.


8. Túc tam lý: vị trí dưới mắt gối ngoài (huyệt độc tỵ) đo xuống 3 thốn, cách mào
xương chày 1 khoát ngón tay. Tác dụng: kiện tỳ vị, lợi đàm thấp, tăng sức đề
kháng. Chữa trị: tỳ vị hư, bụng đầy ăn kém, suy nhược. Ngoài những huyệt cơ bản
trên có thể gia giảm thêm một số huyệt theo đối chứng trị liệu tăng tác dụng điều
trị như sau:
- Người hình thể gầy gò nóng trong (do âm hư), gia huyệt tác dụng bổ âm dưỡng
huyết như: huyệt Thận du, Can du.
- Nếu người vốn hay nóng bốc hoả lên đầu gia thêm huyệt tác dụng thanh nhiệt
giáng hỏa như: Khúc trì, Hành gian.
- Nếu tiểu ít, chân phù thêm huyệt có tác dụng lợi tiểu như: Phục lưu, Thái khê.
- Nếu người mập bụng lớn chân không ấm (do thận khí hư) nên châm kết hợp cứu
ấm thêm huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Dũng tuyền mỗi huyệt 5 – 10
phút.
- Nếu khó ngủ gia huyệt có tác dụng an thần như: An miên, Thần môn.
Qua thực tế lâm sàng cho thấy, bệnh cao huyết áp có nhiều triệu chứng tương đồng
với chứng huyễn vựng, khi điều trị bệnh cao huyết áp thì chứng huyễn vựng cũng
giảm, và ngược lại khi điều trị chứng huyễn vựng thì bệnh huyết áp cao cũng giảm.
Bất kỳ ai khi có tuổi chức năng can tỳ thận đã có suy yếu, thiếu quan tâm ăn uống
nghỉ ngơi hợp lý mà dẫn đến âm huyết tỳ thận càng hư suy, vận hóa kém sinh đàm
trệ, khi đàm hiệp hỏa động lên thiếu máu nuôi dưỡng lên não đều có thể gây chóng
mặt xây xẩm và bệnh cao huyết áp. Sử dụng một số điểm huyệt nêu trên để châm
cứu, bấm huyệt… ngày một đến vài lần có tác dụng dưỡng âm huyết, kiện tỳ vị,
tiêu đàm thấp, giáng hỏa, tăng cường máu lên não là phòng trị chứng huyễn vựng
và hỗ trợ phòng trị bệnh cao huyết áp, hầu như không có tác dụng phụ.

×