Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tác dụng trị bệnh của xoa bóp, bấm huyệt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.33 KB, 4 trang )

Tác dụng trị bệnh của xoa bóp, bấm
huyệt
Sử dụng đúng kỹ thuật, đúng chỉ định, xoa bóp bấm huyệt không chỉ giúp bạn khỏe
khoắn, phòng bệnh tốt mà còn có tác dụng điều trị một số bệnh.
Khỏi bệnh nhờ xoa bóp bấm huyệt
Nhiều năm nay, mỗi khi “trái gió trở trời” chị Hương Giang (37 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội)
lại thấy các khớp xương tê buồn như có kiến bò ở các khớp gối, cổ tay. Lâu dần sinh ra
đau nhức rất khó chịu, có lúc chỉ vận động nhẹ các khớp xương đã phát ra tiếng kêu.
Đặc biệt vào mùa đông, những cơn đau hành hạ chị thường xuyên hơn. Chị đã thử cả
thuốc nam, thuốc tây đủ loại nhưng bệnh không có gì biến chuyển, thậm chí các khớp còn
đau hơn.
Tình cờ giới thiệu một danh y có chuyên môn trong lĩnh vực châm cứu, xoa bóp, bấm
huyệt, chị Hương Giang quyết định theo để điều trị. Không ngờ trong thời gian ngắn,
những cơn đau xương, nhức khớp cũng giảm hẳn.
Trị nhiều bệnh bằng xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt không chỉ điều trị hiệu quả các bệnh cơ xương khớp mà còn có tác
dụng với nhiều căn bệnh khác như đau cổ – vai – gáy, mất ngủ, đau nửa đầu, tê chân, táo
bón…
Đối với bệnh đau nhức xương khớp, xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những
kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu có tác dụng tại chỗ là
giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết.
Xoa bóp làm tăng tuần hoàn tại chỗ nên có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, giảm đau,
hạn chế quá trình thoái hóa của xương khớp.
Đối với bệnh mất ngủ, y học cổ truyền định nghĩa, xoa bóp là những thủ thuật xoa nắn
các mô của cơ thể một cách khoa học và hệ thống, tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ
tuần hoàn tổng thể giúp giảm triệu chứng cứng cơ ở vùng cổ, cơ ở vai và bụng nên sẽ
giúp bạn thoải mái hơn, thư giãn các cơ bắp nên dễ ngủ hơn.

Việc xoa bóp, bấm huyệt giúp thư giãn các cơ còn có tác dụng giảm tê cứng chân, tay.
Ảnh minh họa
Việc xoa bóp, bấm huyệt giúp thư giãn các cơ còn có tác dụng giảm tê cứng chân, tay,


kích thích nhu động ruột đúng cách có tác dụng cải thiện tuần hoàn, tăng nhu động ruột
nên hạn chế được tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, xoa bóp tại đâu và bấm huyệt nào lại cần phải được thực hiện theo đúng chỉ
định của bác sĩ chứ không thể theo yêu cầu của bệnh nhân. Sau một lần xoa bóp, nếu hôm
sau bệnh nhân thấy mệt mỏi nghĩa là phương pháp đó không hợp, cần điều chỉnh lại.
Xoa bóp, bấm huyệt phòng bệnh hiệu quả
Ứng dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt không chỉ điều trị hiệu quả nhiều bệnh mà
còn có tác dụng phòng bệnh.
Theo BS Nguyễn Hữu Toàn, BV châm cứu Trung ương thì xoa bóp bấm huyệt là dùng
bàn tay, ngón tay tác động trực tiếp vào da thịt, thần kinh, mạch máu, các cơ quan cảm
thụ làm thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết.
Đối với mạch máu, việc xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ góp phần
chống viêm, giảm phù nề, tăng cường trao đổi chất.
Đối với cơ xương khớp, xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng
trước đó. Trong các bệnh khớp, gân, dây chằng bao giờ cũng có hiện tượng co cứng các
nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây đau, hạn chế vận động. Xoa bóp thường xuyên làm
tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế.
Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ
thể. Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các
đáp ứng phản xạ thần kinh làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập
trung, giảm đau, giãn cơ, điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày,
ruột, cải thiện chức năng tiêu hoá, tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng
tốt đối với chức năng bảo vệ của da.
Chính nhờ những tác dụng này của xoa bóp, bấm huyệt mà phương pháp chữa bệnh này
cũng có tác dụng phòng bệnh. Tuy nhiên, nếu xoa bóp, bấm huyệt không đúng cách và
không phù hợp với thể trạng từng người thì có thể còn gây bầm tím, thậm chí ê ẩm hơn
hoặc nếu làm những động tác mạnh tác động vào phần xương, khớp thì có thể gây ra
nhiều tác hại xấu, thậm chí liệt cột sống.


×