Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

HỌA SĨ LÊ ĐỨC BIẾT- MỘT THỜI CHIẾN TRANH MỘT THỜI HÒA BÌNH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.91 KB, 4 trang )

HỌA SĨ LÊ ĐỨC BIẾT- MỘT
THỜI CHIẾN TRANH MỘT
THỜI HÒA BÌNH
Tròn 60 năm ngày sinh, một triển l
ãm cá nhân các
tác phẩm hội họa tháng 8 mùa thu cách mạng
2008 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam của
họa sĩ Lê Đức Biết. Một hình thức tổ chức kỷ
niệm thiết thực và bổ ích với nghiệp cầm cọ,
nhằm nhìn lại - đối thoại với chính mình, đồng
nghiệp và công chúng yêu mỹ thuật thủ đô.
Lê Đức Biết sinh năm 1948 tại Bình Đ
ịnh; 12 tuổi
đã là học sinh khóa 1 hệ sơ - trung 7 năm. Một
học sinh hiếu động, một cầu thủ nhỏ con với
những đường đi bóng lắt léo; 12 năm ngồi trên
ghế nhà trường được đào tạo có hệ thống từ sơ-
trung đến đại học tại trường Đại học Mỹ thuật
Việt Nam. Vốn hành trang vào đời đó hội đ
ủ năng
lực nghề nghiệp giúp anh trực tiếp phục vụ và lao động sáng tạo nghệ
thuật trên quê hương thứ hai Ninh Bình- Nam Định gần 40 năm.

LÊ ĐỨC BIẾT-Cô
Hạnh, tự vệ xí
nghiệp chiếu cói
Kim Sơn, Ninh
Bình
Triển lãm cá nhân tháng 8 năm 2008 lần đầu ra mắt giới mỹ thuật và
công chúng yêu mỹ thuật thủ đô. Chọn lọc và trưng bày 79 tác phẩm
gồm 29 ký họa, trực họa và 50 tác phẩm hội họa phản ánh chân thực,


sinh động hiện thực muôn hình, muôn vẻ về một thời chiến tranh và
một thời hòa bình đã và đang sống trong sự nghiệp cách mạng của dân
tộc, thể hiện sống động con đường nghệ thuật của Lê Đức Biết Nếu
tính từ năm nhập học tiếp súc với bảng màu, giá vẽ cũng gần nửa thế
kỷ. Nếu tính từ tác phẩm đầu tay cũng gần 40 năm cầm cọ. Một họa sĩ
say nghề thường xuyên có tranh tham dự các triển lãm. Như 6 lần liên
tục tham dự triển lãm mỹ thuật toàn quốc định kỳ 5 năm 1 lần, từ năm
1980 đến năm 2005 và thường xuyên có tranh ở các triển lãm trong và
ngoài nước. Không ít tác phẩm đã nhận được giải thưởng, lưu gi
ữ trong
các bảo tàng và các sưu tập cá nhân trong và ngoài nước.
Về nghệ thuật của Lê Đức Biết
Ký họa đòi hỏi người vẽ tức thì nắm bắt cho được đặc điểm, hơn thế
thần sắc vốn có của con người và cảnh vật. Dù muốn hay không cũng
dự báo tiềm năng sáng tạo của họa sĩ. Sáng tạo hội họa phải hội đủ ký
họa, ghi chép tài liệu làm cơ sở khoa học và thực tiễn. Cộng với tài
năng mới hy vọng có được một bức tranh đẹp.Các tác phẩm ký họa,
trực họa một thời chiến tranh ở hai tọa độ lửa Ninh Bình, Hàm Rồng
được vẽ theo tiêu chí đó. Cảm hứng sáng tạo của một người trong cuộc
trẻ trung, giàu sức sống, chân thành và tươi nguyên trong cảm xúc tiếp
sức cho nét bút sống động, biết khai thác hết vẻ đẹp vốn có của con
người và cảnh vật trên các chiến hào. Cái tình, cái đúng đã mở đường
cho cái đẹp tạo nên cái duyên, cái hấp dẫn nên không ít ký họa của Lê
Đức Biết thức dậy những kỷ niệm đẹp về một thời chiến tranh.
Nghệ thuật hội họa của Lê Đức Biết, cũng như các họa sĩ cùng thế hệ
vẽ trên nhiều chất liệu: sơn dầu, bột màu, thuốc nước, giấy dó nhiều
hơn cả là tranh sơn dầu, bột màu thường là một không gian gần như
thật, ước lệ, thuận mắt, biết mở rộng không gian trên một mặt phẳng
bằng những mảng hình, mảng màu lớn - nhỏ, xa gần, đậm nhạt, gợi
được nhiều chiều, nhiều hướng trong một không gian cụ thể.

Về hình, yếu tố tạo hình nổi trội là hệ thống nét, nét xác định hình, xác
định màu làm ta liên tưởng đến hệ thống nét - một nét tinh hoa của
tranh khắc dân gian Việt Nam, hiếm thấy trong tranh sơn dầu cổ điển
phương Tây một thời. Thường là tả khối, tả chất, tả ánh sáng và ưa
dùng kỹ thuật đắp, tút tát Có điều nét trong tranh sơn dầu, bột màu
của Lê Đức Biết không chỉ là nét viền, mà còn có nhấn, có buông, khi
thanh mảnh, lúc to đậm, đa màu và nhiều chiều, nhiều hướng theo một
nhịp điệu tạo hình.
Về màu, nguồn gốc của màu là tình cảm, Lê Đức Biết đã diễn
màu theo
những sắc thái tình cảm thường là đa màu, màu chuyển sắc, đôi khi
màu phẳng tạo được nhịp điệu về màu.
Về nội dung- đề tài: nghệ thuật luôn như một quan niệm. Mỗi một dân
tộc và thời đại, thậm chí mỗi một họa sĩ đều có một quan niệm, một
cách tiếp cận hiện thực dân tộc và thời đại và ứng xử nghệ thuật riêng.
Lê Đức Biết không đứng ngoài qui lu
ật muôn đời đó. Có điều, một thời
chiến tranh một thời hòa bình trong tranh anh luôn tác động và chuyên
hòa lẫn nhau. Tranh về đề tài chiến tranh như: Hạnh phúc người lính,
Chuyện tình ngày ấy, Mùa đông năm ấy, Sau giờ trực chiến, Khoảnh
khắc sau chiến tranh, Ven đô thường có độ lùi về thời gian, không
gian, hậu phương - tiền tuyến trên cùng chiến hào, tiếp sức cho người
lính. Một mảng đề tài còn hiếm trong các triển lãm mỹ thuật toàn quốc
về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.
Họa sĩ Lê Đức Biết sớm định hình, định vị một phong cách nghệ thuật
hiện thực, cùng những phẩm chất nghệ thuật: tả thực, siêu thực, lập thể
và biểu hiện trừu tượng theo cảm quan của dân tộc và thời đại, của thế
hệ mình. Bước sang tuổi “lục thập thuận nhĩ” hội đủ điều kiện dành
thời gian cho sáng tác. Vẫn suy nghĩ, trăn trở, tìm mình, tự vượt chính
mình. Thật đáng trân trọng.

Lê Quốc Bảo

×