Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KÍ ỨC TRUYỀN THỐNG HIỆN ĐẠI potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.6 KB, 5 trang )

KÍ ỨC TRUYỀN THỐNG
HIỆN ĐẠI

Tôi thực sự vui mừng được chia vui dự buổi khai mạc phòng tranh mĩ
thuật của Nguyễn Xuân Tiệp. Cuộc hội ngộ thật đông vui, chan hòa,
đầy ý nghĩa của những người làm nghệ thuật.
Chỉ từng ấy thôi, qua không khí khai mạc cũng đủ nói lên tình yêu ngh

thuật mà họa sĩ đã lao động hết mình dành cho công chúng yêu cái đẹp
đích thực. Với tư cách là khách được mời, lại là người đồng nghiệp đã
từng cộng sự cùng nhiệm sở một thời với Tiệp, tôi thấy cần phải bộc lộ
ít dòng cảm xúc của mình để chia vui cùng cuộc trưng bày mà vẻ đẹp
của nó thực sự đã có sức thuyết phục tôi.
Nếu hiểu theo nghĩa quy phạm, thì đây là phòng tranh có xu hướng
Nghệ thuật biểu hiện. Khá rõ nét qua bút pháp của tác giả: Đó là dạng
nghệ thuật mà trong đó những tư tưởng có tính truyền thống theo chủ
nghĩa tự nhiên đã bị tác giả gạt bỏ, để ưu tiên cho cách dùng hình thể
cách điệu, thậm chí hơi thái quá; hoặc cách dùng mầu biểu hiện được
cảm xúc khá rõ của họa sĩ. Đó là định nghĩa của tự điển mĩ thuật.
Đề tài trong tranh của Nguyễn Xuân Tiệp là những con giáp, ngư
ời gẩy
đàn, tấu nhạc, ca múa rất gần với cảnh thần tiên của những giấc mơ,
đượm màu huyền thoại - tâm linh. Phải chăng đó là những ký ức tuổi
thơ và cũng là những hoài niệm của một con người đã từng được nuôi
dưỡng dưới mái nhà văn hóa mà thân phụ ông vốn là một nhạc sĩ - họa
sĩ - thi nhân một thời?
Cái đẹp của những bức tranh “Mực Tầu - giấy Dó” - hoặc nền điệp -
giấy dó, riêng tính dịu hiền, mềm xốp, dễ thấm, dễ loang, đã tạo cho
tranh những cung bậc trầm lắng, giản dị mà ngân nga sâu thẳm, không
cùng. Phải chăng chính là chất huyền thoại phương Đông mà vô tình
hay hữu ý, ông đã tìm thấy trong tư tưởng triết học Phật - Thiền - thứ


triết học vô biên, vô lượng, có cội nguồn từ chữ Tâm, chữ Định? Và cả
tính mơ mộng - vô vi - thoát tục, đầy chất Đạo của Lão Tử, Trang Tử
nữa?
Tư duy văn hóa phương Đông không giống với tư duy văn hóa phương
Tây. Các họa sĩ của xứ sở Bạch dương - tuyết trắng luôn thèm được
hưởng ánh sáng ấm nắng của xứ sở mặt trời. Họ trọng chân lý, luôn đi
tìm tuyệt đối; mỗi người sống với thế giới cá nhân, rất riêng của mình,
nên họ luôn cảm thấy cô đơn trong đời sống tinh thần tình cảm, tuy họ
rất dư thừa vật chất: “Những bức tranh của tôi không muốn tìm tòi cái
gì, cũng không muốn khẳng định cái gì. Đó là duy nhất để tôi có thể
giữ lại những cảm xúc không sao diễn tả nổi bằng cách khác. Tôi vẽ để
cảm thấy khỏi cô đơn “. Đó là tâm sự của Roger Bissière (1886 -
1964), họa sĩ Pháp, giáo sư Học viện Mỹ thuật Ranson, bạn của danh
họa Georges Braque (1882 - 1963), ông tổ của chủ nghĩa lập thể với
Pablo Picasso (1881 - 1978). Bissière được xã hội Pháp xem như một
nhân vật tiêu biểu của “Truyền thống Pháp”, có ảnh hưởng sâu rộng
trong giới thanh niên (ông cũng đã từng làm nghệ thuật sắp đặt v
à trang
trí một thời - TT).
Tr
ở lại với những bức tranh giấy dó của Nguyễn Xuân Tiệp. Với tôi, đó
là những tác phẩm đẹp theo cả hai nghĩa: Truyền thống và Hiện đại.
Truyền thống đây không phải chỉ ở nơi ông ưa dùng chất liệu giấy dó -
điệp, dân tộc - dân gian bản địa, mà hơn hết ông có tư duy văn hóa dân
tộc qua phương pháp nghệ thuật của mình. Đó là thứ triết lý Tình - Lý
đã thấm đẫm trong con người nghệ sĩ. Giống như chiếc đàn bầu một
dây - “huyền cầm” - mà diễn tả được cả một thế giới âm thanh vô
lượng - vô biên. Đó cũng là tính ước lệ, tính khái quát hóa đặc thù của
những mảng mầu loang đậm nhạt, tràn trên mặt phẳng của những bức
tranh dù mặt thoáng, hay chật chội, mà vẫn nói được chiều sâu, tính vô

cực của cái đẹp. Vì thế mà người có trình độ thì lĩnh hội được ở tầm
cao. Người trung bình, thì nhận thức được cái đẹp vừa với mình. Hiện
đại, ở nơi những bức tranh biết “phá cách”, biết bố cục không bị gò
trong các luật lệ trường quy - kinh điển. Vì thế người ở châu lục nào,
dù xa xôi đến mấy, được xem tranh ông cũng lĩnh hội được cái đẹp, cái
sâu xa ý nhị “đại đồng”, không ranh giới.
“ . Nghệ thuật không phải là vẽ lại các đồ vật, con người mà họa sĩ
thấy. Nghệ thuật phải là sáng tạo nên các đồ vật, con người không thấy
được. “ (Paul Klee).
Phải chăng phòng tranh “Mực Tầu - Giấy dó” của Nguyễn Xuân Tiệp
đã gặp gỡ và hội đủ những tiêu chuẩn cần và đủ của người nghệ sĩ, như
ý tưởng về cái đẹp sáng tạo mà danh họa Paul Klee đã đúc k
ết thật ngắn
gọn và súc tích?
Trần Thức

×