Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT SÓC TRĂNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.81 KB, 4 trang )

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT SÓC
TRĂNG
Một số tranh còn chưa thoát được
những bài bản nhà trường, chưa
mạnh dạn phá cách nhằm đi tới sáng
tạo. Nhưng nhìn chung với sự hiện
diện của nhiều tác phẩm sáng tác
theo các trường phái Siêu thực,
Tượng trưng, Biểu hiện, Hiện thực,
phòng tranh đã có được sự phong
phú trong thể hiện để người xem có
thể cảm nhận không khí nghệ thuật
mà các tác phẩm này đã bộc lộ.
Dù chưa hết năm - nhưng 2006 có
thể được xem như năm được mùa
của mỹ thuật các Tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long với việc trong vòng
chưa đầy một tháng hai tỉnh Cà Mau
và Sóc Trăng đồng loạt đ
ưa các sáng
tác về trưng bày giao lưu với công chúng và bạn bè đồng nghiệp tại
thành phố Hồ Chí Minh .

ĐẶNG THỊ CẨM HỒNG-Hải
âu
Nếu trước đó nửa tháng Cà Mau chọn Hội Mỹ thuật TP/HCM để trưng
bày- thì đến ngày 19/9 Sóc Trăng chọn Bảo tàng Mỹ thuật để triển lãm
60 tác phẩm của 23 tác giả, của hội viên trung ương và hội viên địa
phương. Việc đem tranh lên triển lãm tại thành phố Hồ Chí Minh lần
này của Sóc Trăng là một việc làm đáng hoan nghênh, bởi nếu so sánh
về tương quan thì Cà Mau hơn hẳn cả về số lượng hội viên toàn quốc


lẫn lực lượng đào tạo từ trường lớp chính quy. Và do đó c
ũng phải thấy
đây là một cuộc triển lãm mà anh em Sóc Trăng đã cố gắng hết sức
mình. Cái nhìn đầu tiên với một tỉnh lẻ có số lượng anh em hoạt động
mỹ thuật ít - ở năm phòng tranh dàn ra phía mặt tiền bảo tàng là những
tác phẩm mang dấu ấn của một vùng đất có dân tộc Khmer sinh sống
lâu đời hết sức rõ nét. Và vì vậy từ những sinh hoạt lễ hội như Múa
Chadăm, Đua ghe ngo, Nhịp điệu ngũ âm, Lễ nghênh ông, Lễ hội Oc
om bóc, đến những sinh hoạt trong lao động hằng ngày như Bội thu,
Thu hoạch trước mùa lũ, Chợ chiếu, Được mùa hành tím, Bến cá, Ca
đêm, Mùa gặt rồi cả những phong cảnh quê hương như Xóm cũ, Góc
bếp, Nắng vàng, Buổi sáng ở Sala, Bến chợ ngày mưa đều được phản
ánh vào trong các tác phẩm mỹ thuật một cách chân chất chan chứa
một cảm tình yêu thương nồng thắm.
Ba chất liệu được xem như chủ lực của phòng tranh với nghề nghiệp
vững vàng là sơn dầu ,dán giấy và in khắc. Cánh chim đầu đàn Hồ Văn
Hưng tham dự triển lãm với những tranh sơn dầu to gần như choáng h
ết
bức vách tư
ờng, hầu hết mang chủ đề về lễ hội. Trong đó Mừng hội đua
thuyền trình bày toàn cảnh một lễ hội nổi tiếng của dân tộc Khmer cho
thấy những nhà sư trong áo cà sa vàng đang đứng làm lễ ở giữa, xung
quanh là những thiếu nữ trong trang phục dân tộc đang múa hát bên
cánh trái, trong khi các thanh niên người cầm lộng, người đánh trống,
người chơi đàn rô-nel-es đang hăng say biểu diễn bên phía phải. Tranh
với phong cách tạo hình tốt, sử dụng những đường nét kỷ hà giản đơn,
màu sắc rực rỡ như tranh dân gian khiến người xem như th
ấy đang diễn
ra trước mắt một sinh hoạt vui chơi rất được người dân vùng Đồng
bằng sông Cửu Long yêu thích. Môi trường SOS của Nhâm Phước Thọ

sử dụng những mẫu giấy màu xé nhỏ ráp lại , diễn tả những chất độc
hại như bụi, khói, rác thải, nước thừa, bùn đất đang lan toả khắp mặt
tranh. Và tất cả đã hoà quyện lại để hình thành dòng chữ SOS với hình
ảnh đứa bé bị biến dạng được bố trí ở giữa để nói lên chủ đề tác giả
muốn xây dựng là môi trường đang kêu cứu. Biến tướng thời số của
Liêu Ngọc Tấn với hình ảnh những con số chạy dọc ngang trên khắp
mặt tranh và ẩn bên dưới đó là một con mắt mở to, cái tai giương lên
nghe ngóng và bàn tay sẵn sàng chực chờ click chuột. Tác phẩm cho
thấy thể loại đồ hoạ vi tính của Sóc Trăng về mặt kỹ thuật đã đạt được
phần hiện đại và biết tinh lọc để diễn đạt được ý tưởng tốt. Hạnh phúc
của gia đình người cựu chiến binh của Ngô Thanh Sử với hình ảnh
người nông dân còn mặc áo lính đang cùng với những người phụ nữ
trong gia đình rê lúa cạnh cây rơm, trong khung cảnh yên bình với chú
trâu đang nằm ngơi nghỉ. ánh sáng của những hạt lúa vàng lấp lánh
chạy dài theo độ di chuyển nghiêng nghiêng của cái sàng và thúng tạo
nhịp điệu và màu sắc sinh động cho tranh.
Rồi Nhật nguyệt của Huỳnh Khắc Thảo, Bội thu của Nguyễn Tiến
Dũng, Bến cá của Diệp Trường Phú, Điểm tựa của Lê Quốc Toàn, Chợ
chiếu của Lê Quang Minh, Múa Cha dăm của Lý Lết. Tín ngưỡng của
Ngô Thanh Bình tất cả là bức tranh đồ sộ về một vùng quê có những
con đường rộng im ắng chạy dọc theo mé sông, những ngôi chùa
Khmer cổ kính núp dưới bóng hàng cổ thụ xanh tươi và những đêm lễ
hội nhộn nhịp đông vui, cờ hoa rực rỡ
Mặc dù một số tranh còn chưa thoát được những bài bản nhà trường,
chưa mạnh dạn phá cách nhằm đi tới sáng tạo. Nhưng nhìn chung với
sự hiện diện của nhiều tác phẩm sáng tác theo các trường phái Siêu
thực, Tượng trưng, Biểu hiện, Hiện thực, phòng tranh đã có được sự
phong phú trong thể hiện để người xem có thể cảm nhận không khí
nghệ thuật mà các tác phẩm này đã bộc lộ.
Nguyễn Kim Loan


×