Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TỪ BÀI CA CỦA CUỘC SỐNG THƯỜNG NHẬT ĐẾN NHỮNG ĐÓA HOA ĐÊM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.38 KB, 4 trang )

TỪ BÀI CA CỦA CUỘC SỐNG
THƯ
ỜNG NHẬT ĐẾN NHỮNG
ĐÓA HOA ĐÊM

Tôi vẫn còn nhớ rõ cái ngày tôi gặp Hà Trí Hiếu lần đầu tiên. Đó là
ngày 4/1/1994, một ngày tiết trời mùa đông đặc trưng của Hà Nội.
Trong cái tiết trời như vậy những giấc mơ rất dễ bị phai nhòa nhưng lại
cũng rất dễ được hàn gắn, tùy thuộc những gì sẽ xảy ra. Tôi vừa mới
đặt chân đến Hà Nội chưa đầy 24 tiếng đồng hồ với mong ước khám
phá một mảnh đất nghệ thuật vẫn còn chưa được nhiều người biết đến
và nâng cao hiểu biết của thế giới bên ngoài về các họa sỹ Việt Nam.
Ngày 4/1/1994, ngày thứ hai của tôi tại Việt Nam, vận may đã run rủi
đưa tôi gặp một nhóm họa sỹ đã khởi nguồn cảm hứng cho một trang
mới của cuộc đời tôi trên mảnh đất này. Tôi ngồi trên một chiếc ghế
mây nhỏ xíu trong xưởng vẽ của Hiếu, xung quanh là nh
ững bức vẽ đầy
ấn tượng, và thế là cuộc sống mới ở Việt Nam của tôi được bắt đầu.
Buổi chiều hôm đó, tôi ngồi uống chè với Hiếu và Phạm Quang Vinh,
một thành viên khác của “The Gang of Five”, những câu chuyện chúng
tôi nói với nhau đã dệt nên một tấm màn kỳ bí và huyền diệu mà từ đó
đã gắn kết vào cuộc đời của tôi và tạo cho tôi một nguồn hứng khởi về
tinh thần. Sau buổi chiều tháng một năm đó, tôi đã dõi theo con đường
đi của Hiếu với một sự say mê và thích thú. Là một con người với tinh
thần kiên định, đối với tôi Hiếu là chỗ dựa về mặt tinh thần trong hành
trình khám phá cuộc sống và các nghệ sỹ Việt Nam. Trong tim tôi luôn
có một vị trí đặc biệt dành cho Hiếu. Tôi trân trọng sự có mặt của anh
trong cuộc đời tôi như một người bạn tốt, người biết tìm tòi sáng tạo,
trước sau như một và luôn ở bên tôi.
Từ những bức tranh phong cảnh làng quê với con trâu và cô thôn nữ,
Hiếu đã dần dần phát triển một phong cách sáng tác của riêng mình với


một cách nhìn đa diện. Những đường nét biểu hiện trong tranh Hiếu có
sự vững vàng, chín chắn, đề cập đến những vấn đề nhạy cảm. Dần dần,
Hiếu cũng đã tìm đến với những đề tài mới trong tranh của anh, thể
hiện những cái nhìn vừa sâu rộng và lại rất có sức hấp dẫn, cái nhìn c
ủa
một người nghệ sỹ, một con người đi tìm vẻ đẹp chân thật trong những
phức tạp và biến đổi của cuộc sống.
Hoa đêm là một cái tên thơ hóa dành cho các cô gái làng chơi, tự
nguyện hay không tự nguyện dấn thân vào cuộc chơi ở phía sau màn
tối. Ai đó có thể cho rằng đề tài này sẽ làm giảm bớt cái vẻ đẹp ngọt
ngào trong tranh của Hiếu nhưng thực tế lại ngư
ợc lại. Cách Hiếu mô tả
hình ảnh những cô gái trẻ lầm đường lạc lối trong chốn phồn hoa của
thị thành lại càng làm đậm nét hơn tính nhân bản trong tranh của Hiếu.
Cảnh vắng vẻ và lãng mạn của chốn đồng quê không còn chiếm vị trí
thống lĩnh trong hội họa của Hiếu. Thay vào đó là những gì quen thuộc
hơn với cuộc sống hiện tại và cách thể hiện có phần lãng tử, gợi mở
được vẻ đẹp nữ tính mà có phần ngây ngô. Trong hội họa của Hiếu
không có sự thể hiện số phận của con người trong tranh mà dành lại sự
quyết định, sự phỏng đoán cho người xem.
Triển lãm “Đi thì thành đường” được chia làm ba phần. Phần một và
phần hai bao gồm những bức tranh vẽ đặc trưng cho hội họa của Hiếu -
những bức tranh vẽ bò và những tranh chân dung tự họa mang dấu ấn
đặc biệt của người nghệ sỹ. Phần thứ ba thể hiện một bước chuyển
mình trong hội họa của Hiếu. Chùm tranh vẽ này là sự kết hợp giữa
những gì thuộc về quá khứ và những nét hiện đại, là nơi mà Hiếu bày t

lòng hướng tới cái đẹp và sự ngây thơ trong trắng qua cách dãi bày m
ột
câu truyện chưa có hồi kết.

Art Việt Nam Gallery trân trọng được giới thiệu triển lãm cá nhân của
họa sỹ Hà Trí Hiếu, thành viên của “The Gang of Five”, một gương
mặt tiêu biểu của nền hội họa đương đại Việt Nam.
Suzanne Lecht


×