Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

TƯỢNG CỔ VIỆT NAM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 214 trang )

MỤC LỤC
Tập 1
Vài nét về tác giả.
Phần khai mở.
Nghệ thuật tạo tượng là cốt lõi của nghệ
thuật tạo hình cổ Việt Nam
Phần 1.
Tượng cổ Việt Nam trong tiến trình lịch
sử
Chương 1 Tượng của người Việt Cổ
Chương 2 Tượng của giai đoạn đầu
kỷ nguyên độc lập (Thời Lý Trần Thế
kỷ XI - XIV)
Tượng Phật
Tượng Kim Cương
Tượng Hộ Pháp chùa Phật Tích
Tượng người chim
Tượng Tổ
Tượng Quan Hầu
Tượng những con thú huyền thoại
Một số tượng con thú có thật
Tập 2
Chương 3 Các tượng tiêu biểu của
thời kỳ độc lập lần thứ 2
(thời Lê sơ đến Nguyễn -
Thế kỷ XV-XIX)
Tình hình chung của xã hội
Một số tác phẩm
Tập 3
Phần II


Một số vấn đề của tượng cổ Việt Nam
Chương 4. - Môi trường tồn tại của
tượng cổ Việt Nam
Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội
Chùa làng - nơi quy tụ tượng cổ
Đền thần với tượng anh hùng
Lăng mộ với tượng ngoài trời
Chương 5 Nghệ thuật tạo tượng
Cách tạc tượng của cha ông xưa
Một số quy cách về tạo tượng Phật
Sơn thếp tượng
Chương 6 Phân loại tượng cổ
Phân loại theo chất liệu
Phân loại theo đề tài
Phân loại theo phong cách
Tượng cổ Việt Nam trong mối
quan hệ giao lưu với nghệ thuật láng giềng
Kết luận
Phụ lục
+ Nguyên bản sách "Tạo Tượng lượng
đạc kinh diễn âm"
Tài liệu tham khảo
TẬP 1
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Tên thật: Chu Quang Trứ
Tiến sĩ (Tđ) - Phó Giáo sư
Sinh năm 1941 tại Tân Hồng, Từ
Sơn, Bắc Ninh.
Bút danh: Phương Anh, Anh Trứ,
Tân Hồng

Địa chỉ: 9 - B22 - Nam Thành
Công - Hà Nội
Điện thoại: 8. 356564
Đã xuất bản:
- Di sản văn hóa dân tộc trong tín
ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. NXB
Thuận Hóa, 1996. - NXB Mỹ thuật
2000.
- Kiến trúc dân gian truyền thống Việt
Nam NXB Mỹ thuật 1996. - NXB Mỹ
thuật, 1999.
- Tìm hiểu nghề thủ công điêu khắc cổ
truyền Việt Nam, NXB Thuật Hóa, 1997 -
NXB Mỹ thuật, 2000.
- Văn hóa - Mỹ thuật Huế, NXB Thuận
hóa, 1998 - NXB Mỹ thuật, 2000.
- Mỹ thuật Lý Trần, mỹ thuật Phật giáo,
NXB Thuận Hóa, 1998 nxb Mỹ thuật
2000.
- Chùa Tây Phương, NXb Mỹ thuật,
1998.
- Tượng cổ Việt Nam với truyền thống
điêu khắc dân tộc - NXB Mỹ thuật, 2000.
- Sáng giá chùa xưa, mỹ thuật Phật giáo
. - NXB Mỹ thuật, 2000.
- Văn hóa dân gian ở Gia Đông(Bắc
Ninh) - NXB Mỹ thuật, 2000.

Cùng viết với các tác giả khác
- Hà Bắc ngàn năm văn hiến (3 tập), Sở

VH Hà Bắc, 1973-1976.
- Mỹ thuật thời Lý, Nhà XB văn hóa ,
1973.
- Tính dân tộc trong nghệ thuật tạo hình
Việt Nam , NXb Văn hóa, 1973.
- Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam,
Viện nghệ thuật, 1975.
- Mỹ thuật thời Trần, NXB văn hóa ,
1997.
- Mỹ thuật thời Lê sơ, NXB văn hóa,
1978.
- Nông thôn Việt Nam trong lịch sử
(TH), NXB Khoa học và xã hội, 1978
- Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý
Trần, NXB khoa học và xã hội, 1980
- Tranh dân gian Việt Nam, NXB văn
hóa, 1984.
-Những vấn đề nghệ thuật tạo hình 1984,
Viện Mỹ thuật - Hội NSTHVN, 1985.
- Những vấn đề nghệ thuật tạo hình
1985, Viện Mỹ thuật - Hội NSTHVN,
1986.
- Hà Sơn Bình di tích và danh thắng, Sở
văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình, 1985.
- Địa chí Hà Bắc, Sở VH Hà Bắc,
1986.
- Lịch sử Hà Bắc, hội đồng sử học Hà
Bắc, 1986.
- Đại chí văn hóa dân gian Thăng Long
Đông Đô Hà Nội , Sở VHTT Hà Nội,

1986.
- Mỹ thuật ứng dụng, Viện Mỹ thuật
1986
- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, NXB Văn
hóa , 1987.
- Phật giáo và văn hóa dân tộc, Phân
viện nghiên cứu phật học 1989.
- Trò chơi xưa và nay NXb Thể dục thể
thao, 1989.
- Hội hè Việt Nam , NXB văn hóa dân
tộc, 1990.
- Huế ngàn năm văn vật, Viện văn hóa
nghệ thuật - Công ty QLDL, Huế, 1990.
- Mỹ thuật Huế, Viện Mỹ thuật - Trung
tâm quản lý DL Huế, 1992.
- Những vấn đề văn hóa xã hội thời
Nguyễn, NXB Khoa học xã hôi, 1991
- Lược sử võ cổ truyền Việt Nam, NXB
Thể dục Thể thao, 1991
- Trò chơi trẻ em, NXb Thể dục thể
thao, 1991
- Đô thị cổ Hội An, NXb Khoa học xã
hội, 1991.
- Đô thị cổ Hội An (tiếng Anh), NXB
Thế giới, 1992
- Di sản văn hóa dân gian Hội văn
nghệ dân gian Việt Nam 1992
- Ai lên quán dốc chợ Giàu, NXB Văn
học, 1992.
- Nghiên cứu Mỹ thuật, Viện mỹ thuật,

1992
- Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh,
Viện Mỹ thuật, 1992
- Văn hóa vì con người, NXb Văn hóa -
Tạp chí văn hóa nghệ thuật, 1993
- Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa,
Tạp chí văn hóa nghệ thuật, 1993
- Từ điển văn hóa Việt Nam, NXb Văn
hóa, 1993
- Phố Hiến, Sở Văn hóa Thông tin Hải
hưng, 1994
- Phố Hiến(tiếng Anh), NXb Thế giới,
1994
- Lễ hội Hà Tây, Sở VHTT Hà Tây,
1995.
- Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam,
NXB Thế giới, 1995
- Nhà Trịnh và chúa Trịnh, ban nghiên
cứu và ban biên soạn lịch sử Thanh Hóa,
1995
- Lịch sử Mỹ thuật và mỹ thuật học,
NXB giáo dục, 1998.
- Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt
Nam , NXB Văn hóa Dân tộc, 1998
- Bước đầu tìm hiểu sự tiếp xúc và giáo
lưu văn học Việt - Hoa trong lịch sử, NXB
Thế giới, 1998
- Tạp chí hán Nôm: 100 bài tuyển chọn.
Viện Nghiên cứu Hán nôm, 2000
- Văn hóa Thăng long, Hà Nội: Hội tụ

và tỏa sáng, NXB Chính trị Quốc gia,
2000
Hơn 400 luận văn khoa học công bố
trên các tạp chí: Nghiên cứu lịch sử, khảo
cổ học, Dân tộc học, văn hóa nghệ thuật,
Nghiên cứu Mỹ thuật, Mỹ thuật, Nghiên
cứu phật học, Tập văn giáo hội phật giáo
Việt Nam, văn hóa dân gian, Văn hóa dân
gian, Kiến trúc, kiến trúc Việt Nam, Tác
phẩm mới, mỹ thuật thời nay, Viện bảo
tàng mỹ thuật, Viet Nam sosial sciences,
Nghiên cứu giáo dục, Hán Nôm,Công tác
tư tưởng văn hóa, Etudes Vietnammiennes,
Mỹ thuật Công nghiệp, Huế xưa và nay,
Tem, Việt Nam - Đông Nam á ngày nay
Các báo: Nhân dân, Quân đội Nhân dân,
văn nghệ, Thống nhất, Tổ quốc, Khoa học
và Tổ quốc, Văn nghệ Dân tộc và miền
núi, Văn hóa, địa chính,
PHẦN KHAI MỞ
Nghệ thuật tạo tượng là cốt lõi của
nghệ thuật tạo hình cổ Việt Nam
Đến bất cứ một làng quê nào của người
Việt nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ, chúng ta
đều dễ dàng nhận ra bộ mặt văn hóa vật
thể của nó là các kiến trúc chùa và đình,
nhiều nơi còn có đền, miếu, lăng mộ. Đó
là những di tích có tính tín ngưỡng và tôn
giáo, là chỗ dựa tâm linh của dân làng,
thậm chí của cả vùng. Xã hội luôn biến

động, qua các giai đoạn lịch sử cổ đại,
trung đại, cận đại và hiện đại, những thay
đổi kinh tế- xã hội ở các điểm nút luôn đạt
bước tiến thần kỳ, trong đó tốc độ phát
triển ở thời đại chúng ta đạt đến sự chóng
mặt, nhưng trên hình thái ý thức tư tưởng
lại có sự kết đọng những giá trị tinh thần
để trở thành truyền thống, trong đó gắn với
di tích văn hóa và giúp cho di tích văn hóa
vừa là di sản của hôm qua vừa là tài sản
của hôm nay, luôn sống động với thời đại
chính là các hoạt động lễ và hội. Lễ có
thiêng, hội có vui là nhờ sự cộng cảm của
cả cộng đồng với lịch sử. Người ta thắp
hương và tâm niệm trước Tổ tiên, Thánh,
Thần, Phật, Mẫu và những nhân vật giúp
việc chuyển tải siêu lực của các vị. Những
lực lượng siêu nhiên ấy có khi được hình
dung qua bài vị, đôi khi qua tranh vẽ,
nhưng phổ biến là qua tượng thờ.
Tượng thờ có rất nhiều ở các chùa. Mỗi
ngôi chùa được xem như một bảo tàng
điêu khắc cổ truyền thông thường có dăm
chục pho, nhiều như chùa Mía (Sùng
Nghiêm Tự - Hà Tây) có tới gần 300 pho.
Các pho tượng trong một chùa thường
thuộc nhiều thời, nhất là từ thời Mạc đến
thời Nguyễn, thậm chí ngày nay vẫn được
bổ sung. Đó là một kho báu, toàn hiện vật
gốc, thực sự chứa đựng tài hoa của cha

ông. Có những chùa như chùa Tây Phương
(Sùng Phúc Tự- Hà Tây) có cả một hệ
thống tượng trên Phật điện đạt đến đỉnh
cao của nghệ thuật tạc tượng chẳng những
của Việt Nam mà của cả thế giới, làm kinh
ngạc cả những người sành nghệ thuật nhất.
Bên cạnh chùa, nhiều đền thờ các anh hùng
dân tộc và các nhân vật lịch sử như Thánh
Gióng, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, vua
Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Trần
Hưng Đạo và nhiều nhân vật ít tiếng tăm
hơn như các con của vua Đinh, vợ con vua
Lê và một số đại thần cũng được tạc tượng
thờ. Nếu tượng ở chùa thường do dân làng
tổ chức làm thì nhiều tượng ở các đền loại
trên thường do triều đình đứng ra tổ chức
tạc.
Nhiều quý tộc cỡ lớn là những ông hoàng,
bà chúa - cung tần, công chúa, quận chúa
có thể xem là cái gạch nối giữa triều đình
với dân làng, giữa Vương quyền và Thần
quyền đã xin nhà nước xuất công quỹ cùng
với tiền của riêng cúng vào việc xây dựng
chùa to cảnh đẹp, sau đó cũng được tạc
tượng thờ ở một số chùa, điển hình là các
bà hoàng thái hậu Vũ thị Ngọc Toản nhà
Mạc và Trịnh thị Ngọc Trúc nhà Lê.
Không chỉ quý tộc cấp cao, nhiều quan lại
- nhất là các quận công từng giữ các trọng
trách về quân sự hay dân sự, đồng thời lại

là những thái giám, tổng thái giám, sau khi
tích lũy được khá nhiều của cải nhưng
không có con cháu trực hệ, đã làm nhiều
việc công đức cho quê hương, hoặc được
dân làng bầu làm Hậu Thần, Hậu Phật có
khi tạc tượng thờ, hoặc xây cất lăng mộ
riêng cũng có những hàng tượng người và
tượng thú phục vụ.
Đặc biệt với tục bầu Hậu với ý nghĩa tạo
sự trường tồn, gắn bó lâu dài với mai sau,
nhiều người không có con trai nối dõi tông
đường, thì bản thân hoặc con gái "có máu
mặt" một chút cũng thường mua Hậu, có
thể tạc tượng để dân làng thờ. Như vậy
ngay cả những người bình dân cũng có thể
được đi vào nghệ thụật tượng tròn.
Chùa thì thường phải có sư tăng là những
người chăm sóc phần hồn cho các phật tử,
do đó các vị cao tăng trở thành tổ chùa,
khi mất chẳng những được các Phật tử xây
tháp mộ, mà phần nhiều còn được tạc
tượng thờ trong nhà Tổ. Đây là những
tượng người thực việc thực, tạc khi còn
sống hay mới mất, do đó có nhiều giá trị
của loại tượng chân dung.
Thật ra tượng cổ còn nhiều nhóm và ở
trong nhiều loại hình di tích nữa. Tất cả
đều khẳng định sự phong phú và đa dạng
của mảng nghệ thuật này, nó phổ biến trong
không gian và quán xuyến trong thời gian,

gắn với cá nhân từ bình dân đến quý tộc và
gắn với cả nhà nước nữa. Trong kho tàng
tượng cổ vô cùng phong phú ấy, rất hiếm
tượng có ghi tên tác giả, hầu như đều là
tượng khuyết danh, là sản phẩm của các
hiệp thợ cũng không rõ tên, có thể tìm ra
dấu ấn thời đại để xác định niên đại tương
đối chứ không thể tìm ra phong cách tác
giả, lại do không có một quy pháp tạo
tượng cụ thể, tất cả đều thuộc dòng chảy
nghệ thuật dân gian nhưng nhiều tác phẩm
đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo
tượng.
Tượng cổ còn đến nay là đã vượt qua
được sự phá hủy của con người và của
thiên nhiên. Nếu con người chủ tâm phá thì
dù làm bằng chất liệu nào cũng sẽ bị hủy
hoại, nhưng nó chỉ xảy ra trong những
trường hợp đặc biệt, có tính tiêu cực của
lịch sử. Đất nước trải qua nhiều lần chiến
tranh, cả ngoại xâm và nội chiến, nặng nề
nhất là hơn nghìn năm Bắc thuộc và hai
mươi năm nhà Minh đô hộ đã chủ trương
phá hủy triệt để văn hóa Việt Nam, gây tổn
thất lớn lao cho điêu khắc. Trong thời
chúng ta bom đạn của đế quốc Mỹ đã hủy
diệt rất nhiều di tích cổ, trong đó làm biến
mất hoàn toàn cả khu đền tháp Chăm-pa ở
Đồng Dương và một phần khu thánh địa
Mỹ Sơn khiến lương tri nhân loại phải lên

tiếng. Cũng có cả nhận thức của chính
chúng ta một thời không đầy đủ đã thả nổi
di tích và có những can thiệp phi văn hóa,
hậu quả là làm hư hại không ít đến điêu
khắc. Sự phá hủy của thời gian thì thông
qua mối mọt và thời tiết, đặc biệt là lụt lội
và gió bão. Về mặt này, nếu được bảo
quản tốt ở trong nhà thì có thể hạn chế
được khá nhiều. Riêng đồng thì độ hư hại
bởi thời gian là ít, đá bền là thế nhưng vẫn
bị mưa gió bào mòn, gỗ tự hủy lại có đồng
minh là mối mọt rất sẵn ở xứ nhiệt đới độ
ẩm cao, đất tự bở ra và nếu có thêm sự hỗ
trợ của nước thì sẽ rất nhanh hỏng
Mặc dù với những sự hủy hoại trên, tượng
cổ còn lại đến nay khá nhiều, người xưa đã
lường trước được "kẻ thù" của nó để tìm
cách hạn chế, do đó đã tìm được những vật
liệu dễ kiếm, và đôi khi cả vật liệu quý để
làm tượng. Tượng ngoài trời thường bằng
đá, để mộc, phổ biến ở các lăng mộ.
Tượng trong nhà đa số bằng gỗ - và phải
là gỗ mít bền và thiêng, sau đó còn được
sơn thếp trên cơ sở tượng mộc đã hoàn
hảo. Tượng đồng khá hiếm vì là chất liệu
quý còn để đúc tiền, song có khi lại làm
rất lớn và hun đen để khẳng định chất
đồng, song cũng nhiều tượng đồng thường
sơn thếp như tượng gỗ. Gỗ, đá, đồng chính
là những chất liệu đích thực của điêu khắc

người xưa cho là sạch và thiêng. Thời Lê
trung hưng, năm 1728 từng có lệnh làm
tượng Phật phải bằng gỗ hoặc đá, nếu làm
bằng đồng phải xin phép bề trên, cấm làm
tượng Phật và các tượng khác bằng đất hay
các thứ tạp nham , quy định vậy là để đạo
Phật được trong sáng. Nhưng ngày nay
trong các chùa cũng gặp nhiều tượng đất,
hầu hết thuộc thời Nguyễn, có nghĩa là khi
lệnh cấm của nhà Lê không còn hiệu lực,
và việc dựng chùa tạc tượng cũng có phần
tràn lan. Tượng đất đôi khi được nung còn
non , thường thì đắp đất có trấu và sơ để
chống nứt nẻ và để khô tự nhiên, bằng cách
nào thì cũng được sơn vẽ ra ngoài. Trong
điều kiện bảo quản tốt, tượng đất như thế
cũng rất bền .
Đối với điêu khắc cổ dường như không có
chất liệu trung gian. Người xưa cậy từ gỗ,
đá những "phần thừa" để cái còn được giữ
lại là tượng theo đúng kích thước dự định,
hoặc đắp từ đất cứ bồi lớn dần cho đến khi
đạt kích thước và tu chỉnh cho hoàn hảo.
Điều này khác với ngày nay thường làm
nhỏ rồi phóng to, làm bằng chất liệu tạm là
thạch cao , khi có điều kiện mới chuyển
sang chất liệu chính thức, còn nếu không
thì cứ để ở tình trạng thạch cao dễ sứt mẻ.
Rõ ràng trong kho nghệ thuật tạo hình cổ
truyền , điêu khắc tượng tròn là phổ biến,

và đúng nghĩa cả về chất liệu , tạo thành
truyền thống trong mỹ thuật, phát triển ở
mọi nơi và mọi thời. Đó chính là cốt lõi
của mỹ thuật dân tộc, là cơ sở để ngày nay
các nhà điêu khắc học tập cha ông, kết hợp
với yêu cầu của thời đại để sáng tạo những
tác phẩm mới làm đẹp cho xã hội, đưa môi
trường văn hóa Việt Nam hòa nhập với
môi trường văn hóa thế giới mới.
Ngày xưa cha ông ta liên tục làm điêu
khắc, tạc tượng không ngừng tay, nhưng
dường như không có sự tổng kết. Từ cuối
thế kỷ XIX khi tiếp xúc cưỡng bức với văn
hóa phương Tây, người Pháp mới có kế
hoạch nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam.
Nhưng từ khi những chuyên khảo đơn lẻ
đến những tổng kết về nghệ thuật Việt Nam
có tính lịch sử, người ta nói nhiều đến
chùa, đền nhưng lại rất ít đi vào nghệ thuật
tạc tượng. Từ những năm thuộc thập niên
60 trở đi , Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ ( rồi
sau này là Viện Mỹ thuật) trong khi tìm
hiểu những di tích đã đặt nhiều kỳ vọng ở
điêu khắc nhất là tượng thờ, một số ấn bản
phẩm về mỹ thuật các thời Lý - Trần -Lê -
Mạc đã giành cho điêu khắc, mà trọng tâm
là tượng tròn một tỷ lệ thích đáng. Tiếp
theo những công trình khái quát về mỹ
thuật cổ Việt Nam hay về một di tích cụ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×