Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiêu chuẩn & Quy định trong trường học docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.17 KB, 5 trang )

Tiêu chuẩn & Quy định trong trường
học
Quy định (hay luật chơi) rất cần thiết trong các trò chơi hay cuộc thi nhưng
trong việc duy trì trật tự và nề nếp lớp học thì các quy định dường như mang
lại những kết quả không khả quan đến vậy. Khi một học sinh không tuân
theo quy định của lớp học, thông thường người ta sẽ có những suy nghĩ theo
chiều hướng tiêu cực. Lý do hết sức đơn giản: quy định được đề ra với suy
nghĩ nếu ai vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả nào đó. Việc trừng phạt diễn
ra sau đó sẽ gây ra tâm lý giận dữ, buồn bã, tự ái hay tổn thương không chỉ ở
học sinh mà cả giáo viên. Bên cạnh đó, việc sử dụng quy định mà học sinh
bắt buộc phải tuân theo và trừng phạt khi có em nào đó phạm lỗi sẽ biến
người thầy từ vị trí một “huấn luyện viên” dìu dắt, hướng dẫn thành một
“cảnh sát” trừng phạt những người vi phạm. Chắc chắn khi đó, quan hệ thầy-
trò khó có thể phát triển theo hướng tích cực.

Các quy định trong trường học vốn được đề ra để giúp học sinh có ý thức kỷ
luật và biết cách cư xử đúng mực. Tuy nhiên việc áp dụng các quy định hơi
cứng nhắc và thiếu linh hoạt đang đi ngược lại mục đích ban đầu tốt đẹp ấy.
Thực tế là việc học sinh biết quy định không có nghĩa là chúng sẽ chấp hành
quy định đó cũng giống như việc thầy cô giảng một kiến thức mới không
đồng nghĩa với việc học sinh tiếp nhận được ngay kiến thức ấy. Khi thầy cô
phát hiện học sinh chưa tiếp thu được điều mình đã giảng, họ thường tìm
cách khác giúp học sinh hiểu bài hơn. Tương tự như vậy, học sinh cũng cần
học cách xử sự đúng mực khi đi học và chúng cần được giúp đỡ thay vì nhận
sự trách mắng hay trừng phạt vì chúng chưa học được điều đó.

Các quy định thường rất lô-gic, có trật tự và được sắp xếp rất quy củ. Chúng
được tạo ra để mọi hoạt động diễn ra trong trường sẽ quy củ và có nề nếp.
Tuy nhiên, những học sinh vi phạm quy định thường hành động bột phát,
cảm tính và theo bản năng - một điều hoàn toàn trái ngược. Bên cạnh đó,
quy định thường làm người học nảy sinh tư tưởng “lách luật”, cố gắng tìm


kiếm những khe hở - điều mà không ai trông đợi khi đề ra quy định.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn lại mang một sắc thái ý nghĩa rất khác so với quy
định. Bản thân từ “tiêu chuẩn” đã mang sắc thái tích cực bởi khi một tiêu
chuẩn không được đáp ứng thì người ta sẽ nhận được giúp đỡ, hỗ trợ chứ
không phải trừng phạt. Tiêu chuẩn cũng sẽ được áp dụng một cách linh hoạt
tuỳ trường hợp, đối tượng cụ thể. Tiêu chuẩn thường tạo ra cảm giác mọi
người đều được đánh giá theo cùng một thước đo, bình đẳng. Còn quy định
thường khiến học sinh nghĩ rằng đó là những thứ người lớn đặt ra và bắt trẻ
con làm theo nhưng không bao giờ được áp dụng cho người lớn.

Tiêu chuẩn sẽ khiến cho học sinh có cảm giác tự chủ. Tiêu chuẩn giống như
là những mong đợi, kỳ vọng - những điều khiến học sinh không còn bị đè
nặng bởi những nghĩa vụ mà tự chúng cảm thấy có trách nhiêm phải thực
hiện kỳ vọng ấy. Tiêu chuẩn giúp khơi dậy động lực bên trong, ý thức tự
thân của học sinh, thôi thúc chúng thực hiện điều thầy cô mong muốn chứ
không phải ép buộc chúng tuân theo một cách thụ động. Ví dụ: Tiêu chuẩn
mà mỗi học sinh trong lớp bạn có thể ghi trong vở là:

 Làm bài tập của mình
 Mang theo tài liệu
 Ở đúng chỗ của mình
 Kiểm soát được hành động bản thân
 Làm theo chỉ dẫn của thầy cô
 Nói năng chừng mực, có suy nghĩ
 Khẩn trương
 Lắng nghe những lời hướng dẫn của thầy cô
 Tôn trọng bản thân và những người khác
 Công nhận những gì mình đã lựa chọn
 ……………………

Giáo viên hoàn toàn có thể gián tiếp đề ra tiêu chuẩn bằng cách cho học sinh
thảo luận, đưa ra ý kiến riêng về những vấn đề liên quan đến hành vi, cách
cư xử trong trường học. Ví dụ:

 Bạn nghĩ thế nào về một người đứng, đi ra khỏi phòng không xin thầy
cô vẫn đang có mặt trong lớp?
 Bạn nghĩ gì về một người nói chuyện một cách thiếu tôn trọng với
người khác đặc biệt là với người lớn?
 Đâu là nét xấu của việc chửi thề trong lớp học và khi nói chuyện với
các bạn?
 Việc lại gần ai đó, đề nghị một cách lịch sự “May I please have ”
(Mình có thể…?) sẽ tạo ra khác biệt gì so với việc yêu cầu theo kiểu
ra lệnh “I need ” (Tôi cần…).
 Tác dụng của việc sử dụng những cụm từ lịch sự như “Please” (làm
ơn) hay “Thank you” (Cảm ơn).
 Bạn có suy nghĩ gì về việc lắng nghe khi giáo viên giảng bài thay vì
phớt lờ thầy cô và nói chuyện riêng trong giờ học?
 Bạn nghĩ gì về việc lắng nghe một bạn khác đặt câu hỏi?
 Bạn nghĩ gì về việc thể hiện sự quan tâm tới cảm giác của người khác
thay vì chỉ nghĩ cho bản thân mình?
 ……………………
Một điểm nữa cần lưu ý là những quy định được đưa ra thường là những thủ
tục. Ví dụ: việc yêu cầu học sinh giơ tay xin phép được phát biểu trước khi
nói ra điều gì. Đơn giản bạn chỉ cần nhắc học sinh đó là một thủ tục cần thiết
trên lớp chứng tỏ rằng giáo viên đang ở vị trí của một “huấn luyện viên”, có
trách nhiệm dìu dắt và hướng dẫn cả lớp.

Đôi lúc chúng ta thường nghĩ rằng học sinh biết những điều ta biết và hiểu
những gì ta muốn chúng thực hiện. Nhưng không phải niềm tin này bao giờ
cũng phản ánh đúng thực tế. Bởi vậy, hãy dạy cho học sinh của bạn các thủ

tục cần thiết của một giờ học như cách đi vào lớp, cách sử dụng phòng sinh
hoạt tập thể, phương thức phân phát các trang thiết bị học tập hoặc bất cứ
điều gì có phương thức hoạt động đã được thống nhất trước đó. Một lớp học
thành công là một lớp học có nề nếp và quy củ, một môi trường tốt cho việc
dạy và học

×