Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dạy ngoại ngữ cho trẻ em – dễ hay khó? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.14 KB, 3 trang )

Dạy ngoại ngữ cho trẻ em – dễ hay
khó?
Trẻ em là một đối tượng học viên đặc biệt. Chúng thường tiếp thu những
kiến thức mới theo cách không giống người lớn. Vậy thời điểm nào là
thích hợp để dạy ngoại ngữ cho trẻ em?
Thời điểm: Hầu hết các chuyên gia đều tin tưởng rằng nếu sớm được tiếp
cận với một ngôn ngữ thứ hai thì trẻ sẽ có thể sử dụng ngôn ngữ ấy thành
thạo hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là càng sớm càng tốt. Theo
nghiên cứu thì độ tuổi ‘đẹp nhất’ để học một thứ tiếng khác là 6-13 tuổi. Tuy
nhiên những trẻ bắt đầu học khi 13-18 tuổi thường bắt kịp rất nhanh những
trẻ đã học ngoại ngữ sớm hơn chúng. Điều này chứng tỏ khi đã lớn hơn trẻ
vẫn có thể học được ngoại ngữ. Dù ở độ tuổi nào thì kinh nghiệm, môi
trường học tập, phương pháp giảng dạy và thực hành mới là những nhân tố
quan trọng trong việc học ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó, dù ở độ tuổi nào
việc học một thứ tiếng khác đều giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết
trong tương lai. Chúng sẽ học được khả năng giao tiếp với người khác trong
những tình huống “muôn màu muôn vẻ” của cuộc sống. Và dù trình độ
thành thạo của chúng có ở mức nào thì việc học những ngôn ngữ mới và tìm
hiểu các nền văn hoá khác nhau chắc chắn sẽ giúp trẻ mở mang tầm hiểu biết
cũng như mở ra nhiều cơ hội học tập và làm việc hơn.
Theo những nghiên cứu mới đây, trẻ em thường “sợ” học tiếng bởi những lí
do sau:
Trở ngại: Tuy vậy có rất nhiều trở ngại khiến trẻ em “chán” học ngoại ngữ
như:
· Cảm giác không thoải mái, căng thẳng hay phân tán tư tưởng.
· Cảm giác bối rối vì những khái niệm trừu tượng khó hiểu về
nguyên tắc ngữ pháp cũng như cách áp dụng chúng.
· Những hoạt động đòi hỏi chúng phải tập trung chú ý trong một thời
gian dài.
· Sự nhàm chán.
· Việc giáo viên chữa lỗi quá nhiều.


Danh sách này hẳn gợi cho thầy cô nhớ đến các phương pháp giảng dạy
truyền thống. Trong thực tế nghiên cứu cho thấy dạy học theo phương pháp
truyền thống không có mấy tác dụng trong việc giúp trẻ học ngoại ngữ tốt
hơn mà trái lại còn khiến chúng ‘chán’ thậm chí ‘sợ’ học tiếng. Sự gò ép
không mấy hiệu quả khi dạy tiếng cho trẻ em. Chúng ta chỉ có thể tạo ra một
môi trường thuận lợi cũng như cung cấp những nguồn thông tin hữu ích,
những giáo trình đã được chọn lựa cẩn thận và điều chỉnh phù hợp với lứa
tuổi cùng những cơ hội luyện tập thích hợp.
Vậy giáo viên cần dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào?
Cách trẻ học tiếng: Để có những giờ dạy hiệu quả, người thầy không chỉ
cần hiểu rõ thời điểm thích hợp hay trở ngại khiến trẻ “chán” học mà còn
phải nắm được phương thức trẻ tiếp cận một ngôn ngữ. Dưới đây là những
tổng kết về cách trẻ học tiếng của Isela Shipton, Alan S. Mackenzie và
James Shipton - giáo viên Hội đồng Anh:
· Có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ đó.
· Liên hệ các từ, mẫu câu với nhau và đặt chúng vào những ngữ cảnh
rõ ràng, có liên quan chặt chẽ với nhau.
· Sử dụng tất cả các giác quan của bản thân, quan sát và bắt chước,
theo dõi và lắng nghe.
· Khám phá, thử nghiệm, mắc lỗi và kiểm tra cách hiểu của bản thân.
· Lặp đi lặp lại và cảm thấy tự tin khi chúng thiết lập được thói quen
sử dụng kiến thức mới học được.
· Cảm thấy được khích lệ, đặc biệt khi bạn bè chúng cũng đang học
cùng thứ tiếng đó.
Hy vọng rằng với những gợi ý trên đây, giáo viên có thể chọn lọc những
phương pháp thích hợp để việc dạy tiếng Anh cho trẻ em không còn là công
việc khó khăn nữa.

×