Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách thiết kế giáo án và đánh giá kết quả học tập – Phần 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.56 KB, 4 trang )

Cách thiết kế giáo án và đánh giá kết quả học
tập – Phần 1
Hoạt động dạy học là hoạt động dựa trên các bài học cụ thể. Các bài
học này lại dựa trên mục đích của lớp học và mục tiêu mà học viên mong
muốn sẽ đạt được vào cuối mỗi bài học. Mỗi lần đặt ra mục đích và mục
tiêu, người giáo viên phải vạch ra một giáo án cho từng bài học để giảng
dạy.
Trong phần dưới đây, các giáo viên sẽ được cung cấp cách hướng dẫn để
phát triển một giáo án.
Giáo án là những chỉ dẫn cho giáo viên. Đồng thời, giáo án là một bảng
liệt kê được sắp xếp theo trình tự dựa trên các mục tiêu giảng dạy. Điều quan
trọng là các mục tiêu mà giáo viên đặt ra phải rõ ràng nhằm giúp cho chính
giáo viên dễ dàng kiểm tra học sinh đã tiếp thu được những gì sau bài giảng.
Một bài giảng được lên kế hoạch sẽ giúp đảm bảo tính liên tục và sự tiến bộ
trong quá trình học tập. Giáo viên nên bắt đầu bài giảng bằng cách dành một
chút thời gian để hỏi học sinh với mục đích tìm hiểu xem học sinh nhớ bài
cũ như thế nào và họ hiểu biết về chủ đề của bài học mới ra sao. Người giáo
viên nên nhớ rằng chúng ta kiểm tra dựa trên các câu hỏi với từng cá nhân
học sinh chứ không phải cả tập thể lớp trả lời. Sau khi hỏi học sinh xong,
giáo viên nên bắt đầu bài giảng bằng cách nói với học sinh các thông tin mới
hoặc chỉ cho họ làm thế nào để thực hành các kỹ năng mới.
1) Thiết kế giáo án:
Giáo viên nên chuẩn bị giáo án trước khi bắt tay vào công việc giảng dạy.
Người giáo viên nên viết ra giấy kế hoạch giảng bài của mình trước khi vào
lớp. Có rất nhiều phần cơ bản trong một giáo án, mặc dù có nhiều cách để
viết ra chúng. Bảng dưới đây sẽ minh họa cho các phần cơ bản này và cung
cấp những gợi ý hữu ích cho việc thiết kế thành công một giáo án.
Các phần của giáo
án
Gợi ý cho giáo viên
Mục đích Đặt ra mục đích rõ ràng vào phần đầu giáo án


Nội dung Học sinh đã biết những gì rồi và mình (người giáo
viên) định dạy gì cho họ?
Thời gian Bài học kéo dài trong bao lâu? Mỗi hoạt động kéo
dài bao lâu? Giáo viên bắt đầu và kết thúc bài giảng
như thế nào?
Phương pháp giảng
dạy
Lưu ý đến sự phân bố thời gian giảng dạy: giáo viên
phải bắt đầu và dừng bài giảng một cách rõ ràng.
Nên nhớ khi chuẩn bị giáo án, giáo viên phải tính
thời gian chuẩn bị (ví dụ như: khi kiểm tra, giáo viên
dành ít phút cho việc phát bài và thu bài)
Tài liệu giảng dạy Giáo viên sẽ dùng phương pháp và hoạt động nào
trong công tác giảng dạy? Học sinh sẽ tham gia hoạt
động nào trong lớp? Làm cách nào giáo viên thu hút
học sinh tham gia vào các hoạt động đó?
-Các công cụ dạy học đã đầy đủ chưa?
Đánh giá - Làm thế nào để giáo viên kiểm tra những gì mình
vừa dạy?
Nhận xét Nên dành một phần cuối trong giáo án để giáo viên
ghi lại những thuận lợi và khó khăn trong tiết dạy.
2) Đánh giá kết quả học tập là gì? Tại sao phải đánh giá? Đánh giá như
thế nào?
Đánh giá kết quả học tập là gì: Dạy học là một quá trình thay đổi.
Việc đánh giá sự thay đổi này được gọi là “sự đánh giá kết quả học tập”, và
đó là một phần quan trọng trong quá trình dạy và học. Sự đánh giá này bao
gồm sự hiểu bài của học sinh và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Hơn nữa,
sự đánh giá này cũng phản ánh sự tiến bộ trong học tập của học sinh; là sự
phát triển đối với nhà trường và xã hội bởi vì sự đánh giá kết quả học tập của
học sinh cũng là thước đo thành tích giáo dục. Việc đánh giá một cách liên

tục là một cách thức phổ biến và thông dụng trên thế giới ngày nay.
Việc đánh giá liên tục có nghĩa là bài tập của học sinh được chấm
điểm trong suốt các học kỳ và các điểm số này được ghi lại cẩn thận. Sau đó
giáo viên tính điểm trung bình dựa trên các điểm số này. Có rất nhiều cách
để đánh giá, trong đó có các cách phổ biến sau:
+ Các bài kiểm tra (kiểm tra viết hoặc kiểm tra miệng): giúp giáo viên
theo dõi hoặc phân loại học sinh. Các bài kiểm tra thường dùng để đánh giá:
(1) Sự hiểu biết của học sinh theo chiều rộng; (2) chất lượng hiểu biết của
học sinh theo chiều sâu.(3) kiến thức mà học sinh vừa được học; và/hoặc (4)
liệu học sinh có đủ kiến thức để học ở trình độ tiếp theo không.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác: các bài tập theo nhóm, bài tập
về nhà, các bài viết luận, trình bày các đề án v v.
Việc đánh giá học lực của học sinh nên công khai cho học sinh, phụ
huynh và người giám hộ. Tuy nhiên có những điểm số cần phải được giữ
kín. Giáo viên có thể đặt kế hoạch cho mình hệ thống kiểm tra riêng và
thường xuyên (ví dụ: 1 tuần 1 lần, hoặc 3 tuần 1 lần, v v ). Tuy nhiên, giáo
viên lưu ý chúng ta không dành hết thời gian giảng dạy chỉ để kiểm tra!

×