Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.73 KB, 4 trang )
Cách thiết kế giáo án và đánh giá kết quả học
tập – Phần 2
Hoạt động dạy học là hoạt động dựa trên các bài học cụ thể. Các bài học
này lại dựa trên mục đích của lớp học và mục tiêu mà học viên mong
muốn sẽ đạt được vào cuối mỗi bài học. Mỗi lần đặt ra mục đích và mục
tiêu, người giáo viên phải vạch ra một giáo án cho từng bài học để giảng
dạy.
Tại sao giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra?
+ Để đánh giá quá trình học tập của học sinh: giáo viên bao giờ cũng
mong muốn học sinh sẽ tiếp thu nhiều lượng kiến thức mà họ truyền đạt.
Tuy nhiên, học sinh chỉ tiếp thu được một phần những gì giáo viên truyền
đạt và không phải học sinh nào cũng tiếp thu như nhau. Do đó, bài kiểm tra
có tác dụng giúp giáo viên nắm được trình độ tiếp thu của từng học sinh.
+ Để biết học sinh hiểu bài đến mức độ nào. Trong một số trường hợp, chỉ
cần học sinh đọc đi đọc lại nội dung bài cũng đủ để giáo viên đánh giá. (ví
dụ: viết các chữ viết hoa). Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, giáo
viên lại muốn biết học sinh áp dụng kiến thức như thế nào (ví dụ: sử dụng
đúng các chữ viết hoa trong bài luận).
+ Để biết học sinh tiếp thu bài được bao nhiêu và đã học những gì. Nếu
biết được điều này, giáo viên sẽ phát hiện được học sinh nào cần giúp đỡ
thêm và cần giúp đỡ họ như thế nào. Với mục đích thúc đẩy học sinh học
tập, các bài kiểm tra có thể khiến học sinh thấy e ngại hoặc có thể coi bài
kiểm tra như một bài tập thú vị.
+ Giúp giáo viên nên dạy tiếp vấn đề gì. Các bài kiểm tra giúp giáo viên
biết học sinh đã hiểu biết những gì, và từ đó giáo viên có thể thay đổi tích
cực biểu thời gian để nhấn mạnh lại những phần quan trọng, hoặc chuyển
sang phần khác.
+ Giúp giáo viên đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Các bài
kiểm tra giúp giáo viên nhận ra những phần nào giảng dạy còn chưa rõ ràng
hoặc những phần nào họ giảng dạy thành công.
3. Giáo viên kiểm tra bài như thế nào?