Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC NGHỆ SĨ PAKISTAN TÌM KIẾM MỘT TIẾNG NÓI ĐƯƠNG ĐẠI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.82 KB, 6 trang )

CÁC NGHỆ SĨ PAKISTAN T
ÌM
KIẾM MỘT TIẾNG NÓI
ĐƯƠNG ĐẠI
Bani Abidi về nư
ớc năm 2003, sau khi giật
được tấm bằng thạc sĩ tại Học viện Mỹ
thuật Chicago - Hoa Kỳ. Lúc đó cô rất băn
khoăn, lo lắng về tình hình bất trắc ở quê
nhà. Cô muốn mỹ thuật phải đề cập và lý
giải được tình hình ấy, phải làm thế nào
nói với người dân Pakistan và người dân
Mỹ rõ về cách thức Hoa Kỳ, theo quan
điểm của cô, đã xô đẩy đất nước cô vào
chỗ cùng tham gia cuộc chiến chống kh
ủng
bố, bất kể những hậu quả tiềm tàng của nó
ra sao.
Ngay sau đó, cô đã thuê một đội kèn đồng
truyền thống - một di sản của thời thuộc địa trước kia nhưng giờ đây đ
ã
hoàn toàn mang chất đặc thù Nam á rồi yêu cầu các thành viên của ban
nhạc chơi bài ca mang chất đặc Mỹ nhất mà cô còn nhớ được. Kết quả
là video nhan đề Đội nhạc Kèn Shan học cách của Cờ có đính sao

ALI RAZA-Hai vết bỏng
không bao giờ giống nhau-
sơn dầu
(Shan Pipe Band learns the Star-Spangled Banner), 2004, thể hiện các
nhạc công thổi kèn bản nhạc, lắp bắp tuôn ra một loạt những hợp âm
loạn xạ, tuy có hiền hoà nhưng l


ại gồm những nốt nhạc the thé đến chói
tai. Đây là một bài nhạc kèn kéo dài 7 phút, ngợi ca khối liên minh
“trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa hai nước.
Từ bấy đến nay, cô Abidi đã trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng ở trong
nước, và cả trong một số giới ở nước ngoài nữa (một video nữa của cô
về thái độ vênh vang, tự đắc của một số nhân vật chính trị Pakistan,
mới đây đã được Viện Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại New York ở
Manhattan đặt mua), và giờ đây tác phẩm Đội nhạc Kèn Shan đang
được trưng ở vị trí nổi bật tại triển lãm Lửa Treo Lơ lửng (Hanging
Fire). Đây là cuộc khảo sát qui mô lớn đầu tiên về mỹ thuật Pakistan
đương đại, được tổ chức tại Hiệp hội á châu ở New York, cho tới
thượng tuần tháng giêng năm tới mới kết thúc. Cũng như phần lớn các
tác phẩm mỹ thuật tại cuộc triển lãm - t
ổng cộng có 55 tác phẩm của 15
nghệ sĩ - nó thể hiện một sự ràng buộc sâu sắc với nền chính trị và văn
hoá của Pakistan, đồng thời là một phương thức tiếp cận mỹ thuật, vừa
thực tế, vừa ngỗ ngược, lại thường pha chút hài hước mà ít người ở tận
trời Tây có thể thấy được đối với đất nước đang trong cảnh rối bời, hỗn
loạn này.
Tuy vậy, trên thực tế, các tác phẩm đang trưng bày tại New York
dường như cũng đủ đại diện cho tinh thần và tính nhạy cảm làm sôi nổi
môi trường mỹ thuật đương đại đang ngày càng sống động, đã đưa đến
cuộc trưng bày Lửa Treo Lơ lửng này. Khó có thể tìm thấy cách đây
một thế hệ, môi trường đó mấy năm gần đây đã được nuôi dưỡng nhờ
sự trỗi dậy của những nhà sưu tầm mới giầu và những gallery tư nhân
mọc lên như nấm, chuyên cung cấp tác phẩm của các nghệ sĩ hội hoạ
và điêu khắc, sắp đặt và video art, với đội ngũ của họ ngày càng lớn
mạnh nhờ các chương trình giáo dục mỹ thuật hiện có đã đư
ợc mở rộng
hơn và những chương trình mới được áp dụng trong cả nước.

Các trung tâm chính của nền mỹ thuật đương đại Pakistan là 2 thành
phố lớn nhất gồm Karachi và Lahore. Karachi nằm trên bờ Biển A-rập,
là thủ đô tài chính và các phương tiện truyền thông, vừa ăn chơi, ngổ
ngáo, vừa bất cần (và có cả bạo lực nữa). 60 năm qua, nó đã lớn lên từ
một thành phố với số dân chỉ có nửa triệu người thành một trong 20
thành phố lớn nhất thế giới với số dân khoảng 17 triệu. Nó cũng là quê
hương của Trường Mỹ thuật - Kiến trúc Thung lũng Indus, một trường
mới nổi lên như sóng cồn, được thành lập năm 1989. Sau cái chết của
nhà độc tài quân sự Zia-ul-Haq; việc thiết lập trường này đánh dấu sự
chấm hết của một thời kỳ đen tối trong lịch sử Pakistan khi các
galleries mỹ thuật cứ phải giấu kín những tác phẩm có nội dung phê
phán nhà nước.
Ngược lên miền đông bắc, Lahore, mặc dù có số dân 10 triệu người, lại
tương đối yên tĩnh. Là trung tâm của sinh hoạt mỹ thuật và trí thức
Nam á trong nhiều thế kỷ nay, Lahore vẫn được coi là trung tâm văn
hoá của đất nước Pakistan. Đó là quê hương của trường mỹ thuật hàng
đầu của cả nước, trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia, tức Trường
Nghệ thuật Mayo được John Lockwood Kipling, một nghệ sĩ hội hoạ
và điêu khắc Anh, thân sinh của Rudyard Kipling, nhà văn n
ổi tiếng thế
giới, thành lập vào những năm 1880. Trường tuyển sinh viên từ mọi
miền đất nước, kể cả các vùng dân tộc ít người luôn trong tình trạng
phân tranh, và có một đội ngũ giảng viên đầy uy tín. Trường nổi tiếng
có những lớp về kỹ thuật chính xác thuộc ngành tiểu hoạ (miniature
painting) rất được hâm mộ dưới các triều đại Mughal, được thích nghi
với các chủ điểm hiện đại - một thể loại phổ biến mà nhiều nghệ sĩ
đương đại đã coi thường là mỹ thuật rẻ tiền.
Naiza Khan, một nghệ sĩ đại diện cho Karachi tại cuộc triển lãm
ở Hiệp
hội á châu này, sáng tác khác thường, có khuynh hướng hơi nghiêng về

nữ quyền. Cô sáng tác trong một xưởng vẽ đèn điện sáng trưng trên
tầng thượng thuộc ngôi nhà riêng của gia đình nằm gọn trong khu
chung cư trung lưu lớp trên, dưới quyền quản lý của Cơ quan Quốc
phòng. Những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại sáng loáng mang h
ình
những coóc-xê, áo lót và cả váy nữa xếp đầy trong phòng. Đóng góp
của cô cho cuộc triển lãm Lửa Treo Lơ lửng này có tác phẩm điêu kh
ắc
bằng thép và da lộn màu đỏ nhan đề Gai sắc (Spine), 2008, theo hình
mẫu áo lót chẽn của phụ nữ Nam á hồi đầu thế kỷ 20.
Cũng giống như biết bao nghệ sĩ đương đại Pakistan khác, sáng tác của
Zaira Khan chịu ảnh hưởng của sự tổng hòa giữa tôn giáo và chính trị
của đất nước này, thường có tính chất cay độc. Từ lâu cô vẫn sáng tác
theo các chủ điểm về thân hình và cách phục trang của nữ giới; cô cho
biết mới đây, cô đã được cổ vũ chế tác ra bộ áo giáp phụ nữ : các nữ
chiến binh Hồi giáo vận áo “burqas” đen, hiên ngang vung gậy được
chiếu trên vô tuyến truyền hình như những người bảo vệ một giáo
đường Hồi giáo cực đoan, Giáo đường Lal Masjid, tại Islamabad, thủ
đô của Pakistan.
“Tại Lal Masjid, lần đầu tiên người ta được thấy một lực lượng phụ nữ
hùng hậu, hiên ngang đến như vậy,” cô Khan tâm sự về vụ việc xảy ra
hồi giữa năm 2007, dẫn đến cuộc lực lượng quân sự tấn công như vũ
bão vào trong giáo đường, kết thúc bằng cái chết của hơn 80 người.
Một số tác phẩm của cô, như váy giáp, là một sự cất cánh từ “dây lưng
trinh bạch của phụ nữ”. Tác phẩm Gai sắc này dựa trên cơ sở bộ ngực
nở của phụ nữ, với áo may bằng lụa “fuchsia” thêu chỉ vàng, nghề gia
truyền của gia đình một người bạn. Cô Khan đã phát hiện được thứ da
đanh màu đỏ tươi trùm lên một đống các mảnh da vụn tại một nhà máy
ở Karachi chuyên sản xuất các loại áo chống đạn. Sau đó cô đã thuyết
phục một người thợ giầy tới sân ngôi nhà um tùm rợp bóng cây của nh

à
cô. ở đây người thợ giầy cùng làm việc với người thợ hàn, thép m
ạ kẽm
được uốn theo những mẫu hình tròn do người thợ hàn đảm nhiệm, và
người thợ giầy cần mẫn khâu những mảnh da đanh lộn vào những v
òng
thép đó.
Mỹ thuật cấp tiến đang nở rộ ở Lahore. Anwar Saeed, một giáo sư mỹ
thuật giảng dạy tại Đại học Mỹ thuật Quốc gia, làm việc trong một môi
trường sáng tác rất khác với Cô Khan: đó là một căn phòng nhỏ hẹp
đến tang thương trên tầng ba của một căn hộ phải leo cầu thang bộ
trong một khối nhà chung cư thuộc khu phố cổ của thành phố. Một
chiếc đài transistor kiểu cổ đặt trên một chiếc bàn kê gần cửa sổ, với
một hàng bút chỉ đủ các loại nói lên hoạ sĩ người Lahore này vẫn còn
say mê thể loại vẽ chì.
Tuy vậy, những tấm toan vải bố vẽ bằng acrylic của Saeed thể hiện anh
đã vượt hẳn ra ngoài phạm vi hội hoạ truyền thống rất xa, nêu bật cá
tính của anh. Saeed chuyên sử dụng những tông màu sáng, rực rỡ, gợi
nhớ đến Gauguin. Tất cả chúng toát lên những xung đột mãnh liệt giữa
niềm khát vọng thiết tha với thực trạng không có khả năng thực hiện
(Lam Điền - Sưu tầm và giới thiệu theo bài Pakistan artists find a
contemparny voice đăng trên TBNN ngày 27/9/2009)

×