Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

DANH HỌA VAN GOGH MỘT TÂM HỒN KHAO KHÁT YÊU THƯƠNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.85 KB, 8 trang )

DANH HỌA VAN GOGH -
M
ỘT TÂM HỒN KHAO KHÁT
YÊU THƯƠNG
Thật hiếm có những cuốn sách viết về cuộc đời
của các danh họa, cho d
ù đó là Leonardo da Vinci,
Francisco Goya, Renoir hay Repin, mà lại thiếu
những trang miêu tả tình yêu của ngư
ời họa sĩ, vai
trò của người phụ nữ trong sáng tác của họ. Có lẽ
dường như chỉ có Van Gogh là không thuộc số
các họa sĩ như vậy. Người ta cho rằng không một
người đàn bà nào có ảnh hưởng quan trọng đến
sáng tác của ông. Điều này vừa đúng lại vừa
không.
Quả thật, trong tranh của Van Gogh, chúng ta
không tìm thấy bóng dáng của những người phụ
nữ yêu dấu (trừ một người mà chúng tôi sẽ đề cập tới sau). Nhưng tất
cả những gì là tuyệt vời và độc đáo có được trong đó chính là nhờ
những người phụ nữ của ông. Nói một cách chính xác hơn, nhờ nỗi
buồn khôn nguôi của ông về tình yêu phụ nữ, nhờ niềm đam mê cháy
bỏng của ông nhưng không được một phụ nữ nào chia xẻ

Người Arles
Madame Ginoux
1890
Trư
ớc hết, ta cần phải biết những đặc điểm về tính cách của Van Gogh:
ông là người rất bướng bỉnh và hết sức chân thành. Những đức tính n
ày


sẽ trở thành hạnh phúc và đồng thời cũng là tai họa cho cả cuộc đời
ông.
Ngay từ hồi thơ ấu ông đã bị bố mẹ, các thầy giáo và bạn bè quở trách
và trừng phạt về việc ông suy nghĩ khác mọi người, say mê những thứ
không giống mọi ngư
ời. Thậm chí về chuyện ông có mái tóc hung hung
khác người. Và chàng trai lầm lì, ngang ngạnh đó đã từ Hà Lan đến
nước Anh để làm trong một công ty buôn bán tranh. Ông thuê một chỗ
ở tại ngoại ô London và ngay lập tức phải lòng Ursuđa, cô con gái của
bà chủ nhà. Mỗi một lời nói, mỗi một cử chỉ, mỗi một động tác của cô
gái đều khiến ông trầm trồ thán phục. Van Gogh đã thay đổi tâm tính
đến mức không thể nhận ra được. Trước đây ông cau có, ủ dột bao
nhiêu thì bây giờ ông tươi cười, niềm nở bấy nhiêu. Nếu trước đây m
àn
sương mù dày đặc của thành London, tiếng hót líu lo của bày chim sẻ
trên mái nhà, cảnh ồn ào tấp nập ngoài đường phố làm ông bực mình
khó chịu thì bây giờ ông lại thấy thích thú những cảnh ấy. Ông chưa
vội tỏ tình với Ursuđa (mặc dầu dường như cô ta nóng lòng chờ đợi
điều đó), ông chỉ cần nàng ở bên cạnh ông - thế cũng đủ lắm rồi. Song
ông không thể giấu mãi tình cảm của mình và với niềm hồi hộp xúc
động, ông đã thổ lộ tình yêu với nàng.
Còn Ursuđa thì để đáp lại, đã phá lên cười: “Này anh chàng Hà Lan
ngố kia ơi! Anh nhầm rồi. Một gã tóc hung như anh đâu có chỗ trong
trái tim của tôi, và sẽ không bao giờ có. Cái điều mà anh tưởng là tình
yêu chỉ là một trò chơi không hơn không kém. Tôi rất khoái khi những
người mà tôi không hề ưa lại say mê tôi như điếu đổ!”
Đối với Van Gogh, cả vũ trụ lập tức tối sầm lại- Đất như sụt dưới gót
chân. Ông lại thu mình lại, trở nên rầu rĩ và trong một thời gian dài,
theo lời của một trong những người chép tiểu sử của ông, sa vào trạng
thái “hoàn toàn mệt lả”.

Sau vài năm, thay đổi nhiều nghề, kể cả nghề truyền đạo Tin lành, ông
trở về nhà và thử sức trong hội họa, nhưng những ký họa và tranh của
ông không được mọi người ưa thích, kể cá bố mẹ và các chị gái, và các
họa phẩm của ông đều mang màu sắc ảm đạm, còn những nhân vật
trong tranh thì không hiểu sao trông rất quái dị.
Duy chỉ có cậu em trai Théo là cảm nhận thấy trong các tác phẩm đầu
tay của ông có một cái gì rất khác thường. Van Gogh suốt ngày đi lang
thang trong cảnh cô đơn, thức trắng đêm còn sau đó lại ngủ mê m
ệt đến
tận bữa trưa khiến bố mẹ rất bực mình.
Cuối cùng Van Gogh lại dấn thân vào con đường tình ái. Lần này ông
phải lòng bà chị họ tên là Kee, một góa phụ trẻ tuổi có cậu con trai lên
bốn. Và lịch sử lại tái diễn. Giống như là con bướm, Van Gogh suốt
ngày quanh quẩn bên người đàn bà có hình thức rất bình thường này,
thổ lộ tình cảm của mình, chơi đùa với đứa con của nàng như với chính
con trai của mình. Và ngay cả khi Kee nói rằng nàng không và sẽ
không bao giờ yêu chàng, Van Gogh không hề nản chí. Ông vẫn cảm
thấy hạnh phúc bởi vì ông đang yêu. Trong một bức thư gửi em trai
Théo hiện đang sống và làm việc ở Paris, ông viết: “Anh tin chắc rằng
một tình yêu nghiêm túc và nồng nàn như vậy không làm dấy lên ở nơi
em sự ngạc nhiên, mà ngược lại, là một mối tình hoàn toàn tự nhiên và
hợp lý. Bởi lẽ tình yêu - đó là một cái gì đó mãnh li
ệt, chân chính khiến
cho đối với người đang yêu khước từ một tình cảm như vậy thì chẳng
khác nào là sự tự sát cả Anh nhìn nhận cái điều “Không, không,
không đời nào “ như một cục nước đá mà anh áp vào ngực để làm nó
tan ra. Em hãy hiểu cho anh, nếu như anh nói rằng người nào muốn
sáng tác và trở thành họa sĩ thì cần phải có tình yêu, nói chung ai mong
muốn thể hiện tình cảm trong tác phẩm của mình thì người đó trư
ớc hết

cần phải tự cảm nhận được nó và phải sống theo mệnh lệnh của con
tim !”
Cuối cùng, bị khổ sở bởi sự theo đuổi dai dẳng của Van Gogh, Kee đến
chỗ bố mẹ ở một thành phố khác. Còn ông vẫn bám theo nàng. Nàng
tìm mọi cách lẩn tránh gặp mặt ông. Và Van Gogh không hề đòi hỏi gì
và chỉ con xin bố mẹ nàng một điều: cho phép ông được ở bên nàng
mấy phút, nói một cách khác, cho ông được ngắm nhìn nàng lần cuối.
Khi bố mẹ Kee yêu cầu ông lập tức rời khỏi nhà họ, Van Gogh liền
tháo tấm kính ở chiếc đèn dầu hỏa, thò tay dần vào ngọn lửa và hứa
rằng cuộc gặp gỡ với Kee sẽ kéo dài cho đến khi nào bàn tay ông chịu
được sức nóng của ngọn lửa. Ông vừa nói vừa mỉm cư
ời với khuôn mặt
trắng bệch vì đau đớn. Người ta gần như đẩy ông ra khỏi nhà và gọi
ông là thằng rồ
Và Van Gogh lại đắm chìm trong nỗi tuyệt vọng, càng trở nên ủ rũ.
Trong một thời gian nào đó, cuộc sống đối với ông đã mất hết ý nghĩa.
Nhưng cuộc sống đã chiến thắng. Sau khi đành lòng cam chịu sự mất
mát với Kee, ông viết cho Théo, cậu em trai đồng thời cũng là người
bạn thân nhất của ông: “Không thể nào sống lâu dài thiếu phụ nữ mà
không bị trừng phạt. Anh tin rằng cái mà một người này gọi là Thượng
đế còn một người khác thì gọi là thiên nhiên, không thể nhẫn tâm và
không biết điều. Nói một cách vắn tắt, anh đã đi đến kết luận rằng anh
cần phải tìm một người đàn bà”.
Và ông, vốn hồn nhiên như một đứa trẻ và khôn ngoan như một ông
già, đã tìm được người đàn bà ấy. Một lần, giữa đêm hôm khuya khoắt,
ông đã gặp nàng trong một quán rượu ở Gaaga dưới ánh đèn mờ.
Kristina, hay là Sien như nàng từng giới thiệu, là một phụ nữ trạc ba
mươi tuổi, nhưng trông già hơn nhiều, với khuôn mặt gầy guộc, phờ
phạc. Nàng sắp sinh con do ăn nằm với một người nào đó. Nàng trông
buồn rười rượi và không phủ nhận rằng nàng thích uống rượu.

Song tất cả những cái đó không cản trở Van Gogh nhìn thấy ở n
àng ánh
sáng của đời mình. Tuy bản thân cũng gần như là một kẻ ăn xin, ông
cho nàng đến ở trong xưởng họa của mình, rồi dẫn nàng đến nhà hộ
sinh và đưa nàng về cùng với đứa trẻ sơ sinh, ông c
ũng nuôi những đứa
con khác của nàng. ông rất khó khăn vất vả và hầu như không thể làm
việc được trong hoàn cảnh như vậy (công việc đầu tiên của ông là vẽ
một bức chân dung của Sien) song ông vẫn cho rằng ông gặp may lớn
nhất trong đời “Bất cứ một người đàn bà nào ở bất cứ lứa tuổi nào, nếu
như nàng có lòng nhân hậu - ông dẫn câu nói của ai đó trong bức thư
thường kỳ gửi Théo - đều có thể đem lại cho người đàn ông nếu không
phải là sự vô tận của khoảnh khắc thì cũng là một khoảnh khắc của sự
vô tận”.
Bố mẹ của Van Gogh phát hoảng lên vì sự lựa chọn của ông, bắt đứa
con trai ngang bướng phải cắt đứt với người đàn bà sa đọa nọ. Ngay
đến Théo vốn có thái độ kiên nhẫn hơn tất cả mọi người đối với những
thói kỳ quặc của ông anh, cũng phải bỏ cả công việc ở Paris và đến
Gaaga để ngăn cản cuộc hôn nhân với Sien mà Van Gogh có ý định.
“Anh vẫn quyết không bỏ cô ta” - Van Gogh vẫn một mực khăng
khăng giữ quan điểm của mình. Và khi Théo, vốn rất lo lắng cho số
phận của người anh vừa lên đường trở lại Paris, Van Gogh liền gửi lại
một lá thư đuổi theo cậu em “Anh liều mạng khi mâu thuẫn với em,
song anh không biết phải ứng xử theo cách khác. Nếu như đ
ầu anh phải
lìa khỏi thân thì cổ anh đây, em cứ chặt. Em biết rõ hoàn cảnh của anh
và biết rằng cuộc đời anh hoàn toàn phụ thuộc vào sự cưu mang của
em. Nhưng anh hiện đang sống giữa hai hỏa lực. Nếu như anh trả lời
“Đúng, em có lý, Théo ạ!” và bỏ Kristina thì, một là, anh nói sai sự
thật, khi tán thành với em, hai là, anh sẽ phải làm một hành động đê

tiện ”
Không, Théo cũng là người tốt bụng như anh trai mình và cũng không
gặp may mắn trong chuyện tình yêu. Chàng không đoạn tuyệt với Van
Gogh và không đình chỉ việc chi viện cho anh. Còn Van Gogh thì vẫn
ra sức đấu tranh cho hạnh phúc gia đình, mặc dầu bi
ết rằng Kristina tuy
là một người đàn bà hiền lành nhưng nhu nhược và v
ẫn quen với những
cuộc tình ngẫu nhiên. Nàng càng khiến ông đau khổ nhiều hơn và đẻ
thêm một đứa con nữa. Van Gogh lập tức nhận mình là bố nó, mặc dầu
ông không thật tin vào điều ấy.
“Anh và cô ấy là hai kẻ bất hạnh dựa vào nhau mà sống, cùng nhau
mang vác cái gánh nặng của mình - Van Gogh viết cho Théo trong một
bức thư khác - chính vì thế mà nỗi bất hạnh của chúng tôi trở thành
niềm hạnh phúc, còn nỗi đau khổ không chịu nổi được chịu đựng một
cách dễ dàng”.
Như những người nghệ sĩ thực thụ, Van Gogh sống trên trái đất này,
đồng thời cũng sống trong cái thế giới tưởng tượng do ông tạo ra. Tình
yêu của ông đối với Sien giúp ông nhìn thấy những cái mà trong th
ực tế
không có. Và cảm nhận được những cảm giác mà những người khác
không hay.
“Hiện nay hai chúng tôi tràn đầy sự rạo rực và hân hoan - cô ấy có linh
cảm sắp bình phục, còn anh có nhu cầu lại làm việc hết mình - ông nói
với chú em - Sien là một bà mẹ bé nhỏ rất dễ thương, một phụ nữ rất
chân chất, rất xúc động, tất nhiên, đối với những ai biết cô ấy Anh lại
khao khát vẽ, khao khát để cho cô ấy ngồi làm mẫu, khao khát sự bình
phục hoàn toàn của cô ấy lẫn của anh, khao khát sự thanh bình, sự yên
tĩnh và, trước hết, sự cảm thông ở nơi em.”
Bất chấp tất cả, ông nhìn thấy ở Sien một người vợ cần mẫn: chung

thủy và ở mình - một họa sĩ với tài năng nở rộ. Song ông đã lầm - ông
không bao giờ thoát ra khỏi cảnh túng quẫn, còn Sien - không bao giờ
trở thành một phụ nữ thích hợp với cuộc sống gia đình. Van Gogh hiểu
được điều này khi nàng nước mắt lưng tròng ôm cái đầu tóc hung táo
bạo của ông và nói rằng nàng không thể tiếp tục lừa dối ông được nữa:
những đứa con của mình nàng giao phó cho một bà mẹ, còn bản thân
mình thì đi vào nhà chứa
Vô cùng tuyệt vọng trước bước ngoặt của số phận, ông rời Gaaga và
đến Paris với hy vọng rằng ở đây, tại kinh đô của nghệ thuật thế giới,
ông sẽ được thừa nhận như một họa sĩ. Và ông lại bị nhầm: những bức
tranh của ông gây nên sự giễu cợt của tất cả mọi người trừ Théo và m
ột
vài khán giả. Và ở Paris ông lại đem lòng yêu mến một phụ nữ khác và
lại bị thất bại: do lòng ghen tuông và suýt nữa thì ông bị giết chết.
Vào những năm cuối đời, ông bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng, đã
xô xát với Gauguin và đã tự sát ngày 27-7 năm 1890, mang theo sang
thế giới bên kia niềm say mê sáng tạo cháy bỏng và một tâm hồn khao
khát yêu thương.
Lê Sơn


×