Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

GEORGE WASHINGTON VỚI BIẾT BAO NÉT MẶT KHÁC NHAU! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.71 KB, 8 trang )

GEORGE WASHINGTON VỚI
BIẾT BAO NÉT MẶT KHÁC
NHAU!
Những bản sao bức chân dung vị Tổng thống đầu
tiên của Mỹ do các họa sĩ Trung Hoa “chép” đã b

Gilbert Stuart, tác giả của tác phẩm đó, tố cáo và
lên án, nhưng được các nhà sưu tầm mỹ thuật ưa
chuộng và kết cục lại được trưng tại một số viện
bảo tàng lớn trên đất Mỹ.
Douglas Hyland, giám đốc VBT Mỹ thuật Mỹ
New Britain, tại thành phố New Britain, bang
Connecticut, nói: “Đây là một hoạt động quốc tế
có toan tính hẳn hoi.” Ông muốn nói tới một tác
phẩm mới được hiến tặng cho bảo tàng và hiện
đang được trưng bày. Tấm nhãn thuyết minh có
ghi “George Washington, khoảng năm 1800 - 1805” Bức chân dung là
bản sao lại tác phẩm của Gilbert Stuart, do họa sĩ Trung Hoa tên là
Foeiqua chép. Giống như nhiều họa sĩ Trung Hoa khác, Foeiqua đã
chép lại một số bức chân dung ngược lại trên kính. (Hoạ sĩ vẽ mặt sau
của tấm kính để có thể thấy hình ở mặt trước).

GILBERT - Chân
dung George
Washington-sơn
dầu, 1795
Hyland cho biết : “Bức họa này được một phụ nữ bang Connecticut tên
là Caroline N.Dealy hiến tặng cho bảo tàng. Bà Caroline cho hay mẹ b
à
đã qua đời và các thành viên trong gia đình bà muốn tặng bức chân
dung này để tưởng nhớ tới mẫu thân quá cố của họ. Vì là Viện bảo t


àng
mỹ thuật lâu đời nhất trên đất Mỹ, nên chúng tôi vô cùng cảm động và
hồi hộp. Bởi đã nhiều năm nay, VBT muốn có một bức chân dung
George Washington.
“Ngay từ khi bức họa này được đem ra trưng bày, nó đã trở thành chủ
đề của một cuộc tranh cãi vô cùng gay gắt. Có nên bày nó tại một viện
bảo tàng mỹ thuật Mỹ không? Nó có phải là tác phẩm mỹ thuật Mỹ
không? Sự thực nó là bản sao lại bức chân dung do chính Stuart vẽ;
một nghệ sĩ Trung Hoa thực hiện việc này, theo đơn đặt hàng của một
nhà sưu tầm mỹ thuật Mỹ. Đây quả là một câu chuyện thú vị đầy hấp
dẫn. Nó được sao chép cách đây 200 năm, và ngày nay, chúng ta vẫn
đang phải đương đầu với những vấn đề tương tự. Vẫn còn nhiều tác
phẩm đang bị cướp bản quyền ở Trung Hoa, như phim ảnh, sách báo,
đĩa CD ”
Gilbert Stuart đã phải đối phó với những vấn đề này năm 1802, theo
Carl Crossman, trong cuốn sách của ông nhan đề “Nền Thương mại
Trung Hoa” (The China Trade) xu
ất bản 1972 cho biết, thời kỳ đó đang
lan tràn một “bệnh dịch”: “mọi người đều sính có bức chân dung của
Washington”.
Tình hình này khiến Stuart bứt rứt tới mức các nhà sưu tầm chân dung
do ông vẽ đã phải ký một văn bản tuyên bố rằng chỉ có Gilbert Stuart
mới có quyền vẽ phiên bản chân dung ấy. Thời kỳ đó chưa có luật bản
quyền, Mỹ thâu tóm tất cả các tác phẩm mỹ thuật, và rất nhiều bản vẽ
nhái bức chân dung Washington do chính tay Stuart vẽ nên, cùng
những bản sao chép không được phép của tác giả đã trở thành một
ngành công nghiệp phát triển rầm rộ.
Crossman viết: “Hồi đó còn có một nhu cầu rất lớn về chân dung
George Washington do các họa sĩ Trung Hoa vẽ bằng sơn dầu trên
toan.” Một chủ điểm phổ biến hồi đó là “Washington được Phong

thánh”, thể hiện tổng thống Mỹ được các thiên thần nâng lên cao trên
không . Một bức vẽ trên kính hiện nằm trong bộ sưu tầm của Quỹ Đất
nung Mỹ thuật Mỹ (Terra Washington of American Art ) ở Chicago.
Bản tranh khắc nguyên gốc nhan đề “George Washington được Phong
thánh” (1802) là của John James Barralet (1747-1815).
Crossman ghi nhận rằng Trung Hoa đã buôn bán các tranh vẽ trên kính
dựa theo các bức tranh in của Mỹ và được các nhà sưu tầm Mỹ tìm
mua. Trong số những bức được mọi người ưa chuộng gồm những bức
nhan đề Tự do (Liberty), John Paul Jones, Nước Mỹ (America), Trận
đánh Lexington (Battle of Lexington), Những người Hành hương lên
Đất liền (The Landing of the Pilgrims) Hai trong số các bức chân
dung Washington do Gilbert Stuart vẽ đã l
ặn lội tới Trung Hoa. Thuyền
trưởng các tàu thuỷ Mỹ giao dịch với các thương nhân Trung Hoa đã
đặt hàng cho các họa sĩ Trung Hoa sao chép, rồi chở chúng về tiêu thụ
ở Boston, New York, Philadelphia, và nhiều nơi khác nữa .
Một trong số những khách hàng của họa sĩ Gilbert Stuart là John E.
Swords, một thuyền trưởng ở Philadelphia, đã tham gia vào vụ buôn
bán này với Trung Hoa. Swords đã nuốt lời hứa là s
ẽ giữ không cho sao
chép chân dung Washington. Người ta cho biết chính Swords đã thu
xếp để tập hợp được những bức chép chân dung Washington do Stuart
vẽ gọị là “Câu lạc bộ Chân dung” (Athenaeum portrait) - phiên bản
chép chân dung Washington trên kính ở Trung Hoa trong một lần ra
mắt khoảng 100 bức.
Năm 1801, Stuart lúc đó vẫn là công dân Anh (tên ông đọc là Stewart)
đã đâm đơn kiện Swords ở Toà án Lưu động Mỹ chuyên trách Khu
Đông
Philadelphia. E.P. Richardson, sử gia mỹ thuật đã qua đời, có viết:
“Stuart luôn ngập trong nợ nần, không có một xu dính túi .” Stuart đã

khiếu nại lên toà án yêu cầu ra lệnh không cho Swords được tung ra thị
trường những bản sao chép của các họa sĩ Trung Hoa. Mãi m
ột năm sau
toà án mới ra lệnh cho Swords phải chấm dứt việc buôn bán các tranh
chép này.
Một nhà văn có ghi nhận: khá nhiều chân dung Washington do các họa
sĩ Trung Hoa sao chép đã được lưu hành trên đất Mỹ, lệnh của toà án
không ngăn được các họa sĩ Trung Hoa bán loạt tranh này cho các
thương nhân ở Châu Âu.
Giờ đây không biết có bao nhiêu bức chân dung Washington do các
họa sĩ Trung Hoa sao chép tác phẩm chính gốc của Stuart còn có mặt
trên đất Mỹ. VBT Peabody Essex ở Salem, bang Massachusetts, có 2
bức vẽ trên kính tương tự như bức tại VBT ở New Britain và một bức
George Washington được Phong thánh cũng do các họa sĩ Trung Hoa
sao chép trên kính. Một số các hội liên hiệp lịch sử cũng có những bản
sao chân dung Washington của Stuart do các họa sĩ Trung Hoa chép.
VBT Mỹ thuật Thành ph
ố New York (Met) cũng có một bức chân dung
Washington trên kính được “sản xuất” tại Trung Hoa. Bức này được
đặt tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuật Mỹ Henry R. Luce của Viện
Bảo tàng, đây là quà tặng cho bảo tàng năm 1964 của Edgar William v
à
Bernice Chrysler Garbisch, cả hai đều là những nhà sưu t
ầm quan trọng
về mỹ thuật Mỹ.
Hyland cho biết: bản thuyết minh ở New Britain nêu rõ, tác phẩm này
có “chất lượng tuyệt hảo, cùng cỡ với nguyên gốc bức sơn dầu của mà
nó sao chép.”
Không phải ai cũng tin tưởng vào chất lượng của những bức chân dung
Washington được “sản xuất” tại Trung Hoa . Tạp chí Cổ vật năm 1928

đưa tin: “Có rất nhiều chân dung Washington trên kính đang lưu hành
khắp đất nước. Một số nhỏ chất lượng rất tốt, nhưng đa số chất lượng
rất tồi.”
Hyland viết: “Bức chân dung tại Viện chúng tôi tô đậm những vết nám
và những nếp nhăn tự nhiên. Nét xương hàm lộ rõ. Ta có thể thấy vùng
xương gò má sâu trũng, đánh màu trông hơi nông. Bức tranh không
miêu tả được tổng thống là một nhân vật phúc hậu mà là một ngư
ời Mỹ
có phẩm chất cộng hoà ở vào cuối thời kỳ trung niên. Còn bức chân
dung ở Câu lạc bộ có những tông màu da tinh t
ế khiến tổng thống trông
khoẻ mạnh hơn nhiều.”
Karina Corrigan, Giám tuyển Mỹ thuật châu á xuất khẩu của bộ sưu
tầm H.A.Crosby Forbes tại Peabody Essex, cho rằng “có nhiều sắc thái
khác nhau” giữa hai bức chân dung trên kính của bảo tàng. Bà nói
thêm: “Có một cộng đồng rất nhiều các họa sĩ hoạt động tại Quảng
Châu cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, chuyên sản xuất các tác phẩm mỹ
thuật phục vụ khách hàng nước ngoài. Mỗi xưởng họa có nhiều họa sĩ
cùng sản xuất hàng loạt các tác phẩm chung một hình ảnh. Có thể tin
được là bức chân dung đang trưng bày tại Bảo tàng New Britain, tại
thành phố New Britain, bang Connecticut, và những bức của chúng ta
đều xuất phát từ cái lò sản xuất khổng lồ ấy cả.”
David O’Ryan, trợ lý dự án thuộc Ban Mỹ thuật châu á xuất khẩu tại
Peabody Essex, nêu rõ rằng một trong hai bức chân dung Washington
của Bảo tàng này có vẽ “cặp mắt màu ghi xám trong khi bức kia lại tô
màu xanh” Mà thực tế mắt của Washington màu xanh.
Thỉnh thoảng, có một bức chân dung Washington do họa sĩ Trung Hoa
vẽ xuất hiện tại cuộc bán đấu giá. Năm 2007, một bức sơn dầu vẽ trên
toan được miêu tả là “rất có thể” của Foeiqua đã được bán với giá
17.250 đô-la Mỹ tại Nhà Bán đấu giá Đông Bắc ở Portsmouth, bang

New Hampshire.
Bức chân dung tại Câu lạc bộ Athenaeum được coi là bức trực họa
George Washington quan trọng nhất. Tranh được vẽ năm 1796, khi
tổng thống 64 tuổi. Câu lạc bộ Athenaeum Boston đã mua được tranh
này ngay sau khi Stuart qua đời, năm 1828. Tác phẩm này giờ đây là
báu vật đồng sở hữu của VBT Chân dung Quốc gia thuộc Viện Nghiên
cứu Smithson ở thủ đô Washington, và Viện Bảo tàng Mỹ thuật ở
Boston, và đã được dùng làm cơ sở cho việc khắc chân dung
Washington trên tờ giấy bạc mệnh giá 1 đô-la của Mỹ.
Bức chân dung này được Stuart yêu thích nhất. Ông muốn giữ nó như
một món đồ gia bảo và di sản cho gia đình ông. Theo Dorinda Evans
trong cuốn sách của bà nhan đề “Thiên tài của Gilbert Stuart” (The
Genius of Gilbert Stuart) xuất bản năm 1999 viết: “ Đáp lại những cố
gắng liên tiếp của gia đình tổng thống Washington muốn có một bức
hình như thực sau khi tổng thống qua đời. Stuart đã lưu truyền chuyện
hư cấu nghe như thật rằng trong các cuộc đàm thoại riêng, tướng
Washington đã đồng ý cho ông được giữ bức chân dung đó.”
Với rất nhiều bản sao được lưu hành, theo lời bà Evans, các mạnh
thường quân của Stuart bắt đầu lo ngại rằng những bản sao chân dung
Washington trong tay họ đều là tranh dởm. Bà viết thêm: “Với những
nỗi lo ngại đó, Stuart đã đáp lại bằng giọng hơi giễu cợt ‘Nếu Tướng
Washington phải ngồi làm mẫu cho tất cả những bức chân dung ấy, thì
người đã không thể làm được việc gì khác; và nền độc lập của chúng ta
có thể đã là vấn đề thứ yếu, hoặc không còn được chú ý tới nữa.”

Điền Thanh
(Dịch theo bài viết The many faces of George Washington đăng trên
Tạp chí Tin tức Mỹ thuật số 10/2009)



×