Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

KHU VƯỜN TRỞ THÀNH MỘT TÁC PHẨM TRỪU TƯỢNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.17 KB, 8 trang )

KHU VƯỜN TRỞ THÀNH
MỘT TÁC PHẨM TRỪU
TƯỢNG
Đây là Viện Bảo tàng Mỹ thuật
Gagosian ở Chelsea, New York
chăng ? Chưa hẳn như vậy !
Nhưng mấy năm nay, thỉnh
thoảng gallery của Viện bảo t
àng
Gagosian đã hình thành một
“phòng trưng bày mỹ thuật”
(kunsthalle) đầy hoài bão lớn
lao. Năm 2009, viện đã tổ chức
một cuộc triển lãm hồi tưởng vô
giá về Piero Manzoni, nghệ sĩ
Biểu niệm chủ nghĩa đầu tiên, r
ồi
đến cuộc khảo sát những tuyệt tác cuối đời của danh họa Picasso. Giờ
đây, trong một bước tiến gần hơn tới thế giới của các nghệ sĩ bậc thầy
thuở trước, Viện lại tổ chức cuộc triển lãm “Claude Monet: Những
sáng tác cuối đời” (Claude Monet: Late Work), một cuộc trưng bày
hoành tráng (toàn những của hiếm từ đâu đến trên cõi đời này nhỉ?),

CLAUDE MONET-chiếc cầu Nhật
Bản-Sơn dầu
gồm 27 trong số các họa phẩm do Monet vẽ khu vư
ờn Giverny, từ 1904
đến 1922.
Và chính xác những họa phẩm này đến từ đâu vậy? Từ rất nhiều nơi:
Viện Bảo tàng Marmottan Monet ở Paris, Quỹ Beyeler ở Basel, Thụy
Sĩ, Học viện Mỹ thuật Chicago, hai viện bảo tàng Nhật Bản, và nhiều


bộ sưu tầm tư nhân khác. Những cuộc trưng bày các tác phẩm mượn
được như cỡ này thường tốn kém vô cùng. Chắc chắn chúng là những
khoản đầu tư có tính toán, thường là những gói xúc tiến thương mại
cho từng tác phẩm mà gallery muốn bán. Nhưng trong trường hợp đặc
biệt này, Viện bảo tàng Gagosian khẳng định, sẽ không bán tác phẩm
nào hết. Trưng bày, chỉ là trưng bày. Vì thế các bạn cứ thỏa sức thưởng
ngoạn.
Mà phải thưởng ngoạn thực sự đấy. Vì đây toàn là những tác phẩm đẹp
tuyệt trần, đẹp đến mức siêu phàm.
Vào khoảng năm 1904, Monet đã trú ở Giverny, một ngôi làng cách
Paris chừng 45 dặm, trong hơn một thập kỷ. ở đó, với một nhóm các
thợ làm vườn chuyên về phong cảnh, Monet đã thiết kế và dần dần sắp
đặt một khu vườn rất công phu, trồng các loài hoa và cả các loài cây,
với một hồ hoa súng, đẹp đến kỳ lạ, hấp dẫn đến lạ thường.
Ông quý khu vườn của ông, sắp đặt nó như một tác phẩm vườn cây mỹ
thuật vĩ đại. Và đó là một dự án bất tận, với công nhân thường xuyên
làm cỏ các luống hoa, trồng những cây liễu rủ, định hình lại khu hồ,
xây thêm những chiếc cầu Nhật Bản, sắp xếp các mảng hoa súng Đối
với Monet, cuối cùng khu vườn trở thành một tác phẩm trừu tư
ợng, một
nhà hát tinh thần, một mô hình mẫu về xưởng họa, mà ông đòi hỏi khắt
khe vì ông đã dành hết tâm sức của mình.
Tuy nhiên, thực ra trong những năm đầu ở Giverny, ông cũng chỉ thỉnh
thoảng mới chú ý tới nó được thôi. Ông hơi lấn bấn về chuyện gia đ
ình.
Sự nghiệp của ông lại đòi hỏi phải quan tâm nhiều hơn về thời gian.
Ông lại thường xuyên đi chu du đây đó lúc tới Luân Đôn, Địa Trung
Hải, và vẽ đủ mọi thứ từ những đống rơm cho đến những Tòa nhà
Quốc hội.
Rồi đến khi ông vẽ chính ngôi vườn của ông, ông có hơi cứng nhắc,

miêu tả nó theo phong cách ấn tượng Cổ điển, với những nét nhỏ xíu
vô định, hợp lại thành những bố cục vô cùng chặt chẽ. Ông vẽ với một
tâm thế hội họa hẳn hoi như thể khu vườn không thực sự thuộc về ông,
không phải của ông.
Nhưng thực tế nó đã thực sự thuộc về ông, và có lúc ông đã nhập tâm ý
tưởng đó và yên chí về mặt tâm lý. Việc ông chăm sóc khu vườn càng
trở nên có tính chất cá nhân hơn, điều đó có nghĩa thực nghiệm hơn.
Thế rồi ông thấy thoải mái hơn, và khu vườn cũng không níu kéo ông
một cách sát sao nữa. Và điểm chính của cuộc trưng bày Gasgosian, do
Paul Hayes Tucker, nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật đứng ra tổ chức, l
à
nhằm mô tả quá trình sáng tác như phản ánh trong các họa phẩm của
ông.
Rõ ràng đây là tâm trạng ổn định mà ông được thoải mái nhờ tình hình
tài chính, được bảo đảm hơn. Vào đầu thế kỷ 20, Monet là một trong
những nghệ sĩ giàu nhất nước Pháp, và ông đã sử dụng khả năng tài
chính đó để tu bổ cho không gian môi trường sống của ông. Năm 1902,
ông mở rộng hồ hoa súng gấp 3 lần diện tích ban đầu, cải tạo ao nước
nông thành một cảnh quan hoành tráng, rộng m
ênh mông. Ngay sau đó,
ông đã vẽ những bức đầu tiên của một series các họa phẩm nhan đề
chung là “Hoa Súng” (Nymphéas).
Tám bức mẫu, được vẽ từ 1904 đến 1908, treo ở phòng trưng bày thứ
nhất dưới mái vòm sơn màu ghi của Viện bảo tàng. Và nếu bạn chỉ biết
chút ít thôi về Monet thời kỳ tiền - Giverny, thì lập tức bạn sẽ thấy
được bước tiến vọt của ông ở đây. Những cấu trúc cố định không còn
nữa, cũng không hiện được những dấu vết đối với thời gian thực tại. V
à
rồi không gian trở nên khó xác định. Lúc này ngư
ời xem tranh chúng ta

đang đứng ở đâu đây? Trên bờ hồ chăng? Hay dưới nước chăng? Hay
đang bay lượn là là trên mặt nước chăng? Hay nhìn sâu bên dư
ới những
mảng hoa súng ở ngay trên đầu chúng ta chăng?
Những cảnh gây mất phương hướng ấy có thể tạo nên những hiệu ứng
đáng ngạc nhiên.
Trong một bức họa vẽ năm 1907, ta như nhìn thấy một thác Niagara
tuôn trào ánh sáng vàng tối xám rọi chiếu ra từ một kẽ nứt n
ào đó trong
khoảng không vũ trụ vậy. Ta liên tưởng đến ngày tận thế, những núi
lửa phun trào, cảnh trừu tượng lóe lên, nhưng thực ra những gì ta đang
ngắm nhìn lại chính là cảnh hoàng hôn ở vườn Giverny được nước hồ
phản chiếu. Cho dù đó là gì đi chăng nữa, những hiệu ứng mạnh mẽ
như thế này quả là hiếm có.
Phần lớn bức họa hồi đầu Giverny này c
ủa Mornet cho ta một cảm giác
êm đềm, tươi sáng, lâng lâng. Họa phẩm bán trừu tượng này trông có
vẻ đậm chất lãng du, nhưng cuộc phiêu lãng không tiến được xa lắm.
Trong các bức tranh, bờ hồ hoa súng đều thể hiện rất rõ một đường dẫn
chủ yếu tới thực tại mà ta biết.
Nhiều năm sau 1908 là những năm bất hạnh dồn dập xảy đến với
Monet. Vợ ông qua đời thế rồi tiếp đến một trong hai ngư
ời con trai của
ông - con trai thứ hai - bị ốm nặng, Thế chiến thứ nhất bùng nổ và kéo
dài gây biết bao đau thương tang tóc. Ông bị ám ảnh về những mối lo
nghề nghiệp, những cuộc khủng hoảng lòng tin. Ông biết rằng ông là
một con khủng long của trường phái ấn tượng chủ nghĩa. Chủ nghĩa D
ã
thú và Chủ nghĩa Lập thể đều thể hiện rõ điều này và rằng dẫu sao ông
cũng cần phải chuyển hướng sáng tác. Đồng thời thị lực của ông ngày

một xấu đi do chứng đục nhân mắt, khiến ông không nhìn rõ mọi vật
tới mức ông phải đánh số vào các ống tube sơn dầu để xác định ông
đang sử dụng màu nào.
Vì một số hoặc tất cả những lý do trên, cuộc trưng bày cho thấy, vào
khoảng năm 1917, khu vườn Giverny đã trở thành thế giới của riêng
ông và là đối tượng mỹ thuật hàng đầu của ông thời kỳ này. Các họa
phẩm của ông rộng lớn hơn, rất hoành tráng, để ông th
ỏa thích vung bút
sơn vẽ theo ý muốn. Mặt tranh, một thời được khống chế tỉ mỉ, thì nay
luôn thay đổi, không ổn định, gồ ghề nổi cộm chỗ này, nhạt sơn, bỏ
trống ở chỗ kia, như thể ta cảm nhận, thưởng thức tranh qua sờ mó,
mân mê, chứ không phải qua chú mục, ngắm nhìn vậy
Những yếu tố ngẫu nhiên trong các họa phẩm trước kia nay trở thành
những sự kiện chính trong các tác phẩm mới. Những cây liễu rủ, một
thời là những chi tiết thứ yếu, xuất hiện qua bóng cây hoặc chỉ là nh
ững
cành ló ra từ mép tranh, gi
ờ đây chiếm vị trí trung tâm. Ông muốn quan
sát chúng, ngắm nhìn chúng thực sự, mà thực tế ông đã làm như v
ậy, vẽ
nên những thân cây tươi tắn mà gân guốc mạnh mẽ, biến các cành cây
thành những bức màn rủ màu đen.
Có một thời, nghệ thuật của Monet chỉ chú trọng về ánh sáng, giờ đây
hình như ông chỉ chú ý đến bóng tối, hoặc ánh sáng trốn chạy khỏi
bóng tối. Ông vẽ về khu vườn vào ban đêm. Ai dám bảo một khu vườn
nhất thiết phải là một không gian ôn hòa? Đó là một bãi chiến trường
cạnh tranh tiến hóa, như học thuyết Darwin chủ trương, đầy rẫy cảnh
bạo lực thầm lặng, trong lúc cây cỏ tranh nhau chiếm không gian, ánh
sáng, độ ẩm, và nguồn sống. Đó là không gian của những cạm bẫy
ngổn ngang, o ép đến ngạt thở, gồm toàn nh

ững thứ gây nhức nhối, độc
hại chết người. Và cả những vẻ đẹp bất tận nữa. Thực tế là mọi thứ xảy
ra ở thế giới bên ngoài đều có thể diễn ra trong khu vườn trên di
ện nhỏ,
dưới một hình thức nào đó. Nắm được điểm này là bị lôi cuốn vào tấn
kịch thực vật học rồi đấy. Monet đã bị thu hút vào nó, và ông đã cố
gắng thể hiện tấn kịch ấy trong mỹ thuật.
Về già, thể lực kém, ông không còn đủ sức làm việc nhiều nữa, do đó
ông vẽ nên những khu vườn rộng mênh mông, với những hình thể liên
quan, tường bao quanh những căn phòng hình tròn hoặc hình bầu dục,
ôm lấy hoặc bao trùm cảnh vật, găm chúng ở bên trong.
Vài năm trước khi ông qua đời, năm 1926, ông đã chắt lọc ý tưởng hòa
quyện thiên nhiên vào mỹ thuật thành một loạt những bức tranh khổ
nhỏ. Lối Hoa Hồng (L’Allée de Rosiers), hoặc Lối đi dưới Vòm Hoa
Hồng (The Path Under the Rose Arches). 3 trong số những bức tranh
này được trưng tại phòng cuối cùng của cuộc triển lãm này, và chúng
đều là những tuyệt tác bốc lửa. Nếu một vài bức Hoa súng (Nympheas)
về sau có sẫm màu như đổ sơn, thì trong những bức này, sơn đỏ, vàng
và tím được trát, được phết vô cùng rực rỡ. Trong mỗi bức, khung vòm
chi chít đóa hồng tươi mát đều mở ra một lối đi bên dưới, trông như lối
vào một khu vườn, xuống một nhà mồ, vào trái tim c
ủa một bông hoa
Với những tác phẩm này của Monet, ta như đang đứng trước cổng lâu
đài của Hội họa Trừu tượng; hãy dỡ bỏ chủ đề là chúng ta đã lọt vào
bên trong lâu đài rồi. Joan Mitchell, người mê những tác phẩm n
ày, chú
tâm nghiên cứu từng ly từng tí một, đã nhận ra điều ấy. Các nghệ sĩ
khác cũng cảm nhận được “hiệu ứng Monet” (the Monet effect) này.
Mục đích thứ hai được công bố của cuộc triển lãm này là duy trì ảnh
hưởng như thế được lâu dài, liên tục, như Larry Gagosian viết trong

cuốn vựng tập về cuộc triển lãm là nhằm nhấn mạnh “chất cách mạng
của những tác phẩm này ở thời đại của chúng cũng như tính cập nhật
thức thời của chúng đối với các nghệ sĩ đang sáng tác ngày nay.”
Rõ ràng đây hoàn toàn là một mục tiêu đáng trân trọng. Và ngày nay
khi một số nhà mua bán tranh còn giàu hơn nhiều viện bảo tàng, thì rất
có thể các gallery thương mại ngày càng ở vị trí có khả năng đưa ra
những lời phán xét có tính chất lịch sử. Còn đối với các nghệ sĩ cách
mạng khác đủ chín chắn cần được chú ý, thì tôi có cả một danh sách, v
à
tôi tin chắc rằng ông Gagosian cũng có một danh sách của riêng ông.
Chúng ta cùng xem ai sẽ là người được ông tán dương, tuyển chọn tiếp
sau đây. Còn trong lúc này, chúng ta hãy cứ nghĩ đến Claude Monet
đã.
Điền Thanh
(Sưu tầm và giới thiệu theo bài The garden that grew into a Muse đăng
trên TBNY ngày 6/5/2010)


×