Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI NGA KHỞI SẮC potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.33 KB, 6 trang )

MỸ THUẬT ĐƯƠNG Đ
ẠI NGA
KHỞI SẮC
Khi Dasha Zhukova, cô b
ạn gái
xinh đẹp, với sức quyến rũ làm
say đắm lòng người, của nhà tỉ
phú Nga Roman Abramovich,
khai trương “Trung tâm Garage
dành cho Văn hoá Đương đại”
(Garage Center for
Contemporary Culture) trong
một xưởng xe buýt cũ ở Mát-
xcơ-va được cải tạo, tân trang
lại vào mùa thu vừa qua thì gi
ới
sành chơi, am hiểu về mỹ thuật nhếch mép cười khẩy. Một cô gái giao
thiệp rộng mới 27 tuổi đầu, sinh ra ở nước Nga nhưng lớn lên phần lớn
ở Los Angeles thì biết cái quái gì về tình hình mỹ thuật đương đ
ại quốc
tế cơ chứ ? Vậy mà hoá ra là cô ta cũng biết khá nhiều cơ đ
ấy. Zhukova
nhanh chóng tranh thủ được giới phê bình bằng chất lượng của các
cuộc triển lãm do cô tổ chức. Cuộc triển lãm được khai trương lần này
trưng bày những tác phẩm hiếm khi ra mắt công chúng của Ilya và
Emilia Kabakov, hai nghệ sĩ biểu hiện Nga (Russian conceptual artists)

VLADIMI RAKULOV-Âm mưu siêu
hình-sơn dầu
ở hải ngoại. ở đây trưng bày cả tác phẩm sắp đặt hoành tráng nhan đề
Toa xe màu Đỏ (The Red Wagon), 1992, được cấu tạo bởi một lô


những bục bệ và những chiếc thang, được trang trí bằng những tấm áp-
phích hiện thực xã hội chủ nghĩa và thang ống lên máy bay di động
không dẫn tới đâu cả. Tháng tới, Zhukova sẽ triển lãm tác ph
ẩm nổi bật
của nghệ sĩ người Anh, Antony Gormley, nhan đề Domain Field. Đây
là một tác phẩm sắp đặt gồm 287 khuôn đúc thân người. Không còn
nghi ngờ gì về Zhukova, biên tập viên của tạp chí thời trang quốc tế
POP, cùng với bạn trai của cô quyết tâm đưa mỹ thuật đương đại quốc
tế đến với công chúng Nga. Năm ngoái Abramovich đã chi hơn 60 tri
ệu
đô-la mua các tranh của Lucien Freud và Francis Bacon. Nhưng mục
đích của Trung tâm Garage cũng là mở cửa mỹ thuật đương đại Nga ra
thế giới. Zhukova nói: “Tôi cho rằng ở Nga có cái quan niệm là nếu
một cái gì đó là của Nga thì thường không tốt bằng vật nhập từ Mỹ
hoặc Châu Âu. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.”
Zhukova hiện đang đi tiên phong trong m
ột nhóm các phụ nữ sinh ra tại
Nga, đấu tranh quyết liệt nhằm thay đổi quan niệm sai lầm đó. Những
phụ nữ này, phần lớn là những người yêu mỹ thuật, giàu có và học
hành giỏi giang, những người vừa muốn vận động quảng bá cho quê
hương mình, đồng thời cũng chớp lấy những cơ hội làm ăn kinh tế, gần
đây đã mở một loạt galleries mới chuyên trưng bày mỹ thuật Nga -
nhiều galleries này nằm ở Luân Đôn, nơi tiêu thụ 2/3 các tác phẩm mỹ
thuật đương đại Nga. Tháng trước, nh
à tài chính Nonna Materkova sinh
ở St. Petersburg đã khai trương Calvert 22, một gallery phi lợi nhuận,
dành riêng cho việc trưng bày mỹ thuật Nga và Đông Âu ở Khu
Shoreditch của Luân Đôn. Cuộc triển lãm đầu tiên nhan đề Quá khứ
của Tương lai Quá khứ (PastFururePerfect), trưng bày tác phẩm của
các nghệ sĩ Nga đã-và-đang thành danh, trong đó có cả Pavel

Pepperstein. Một tác phẩm trong số loạt tranh vẽ bằng mực nho nhan
đề Chữ thập ngoặc với Lầu Năm góc (Swastika and Pentagon), 2006,
thể hiện một tên lính Quốc Xã trong tư thế lép vế trước một tu sĩ Chính
thống giáo Nga già nua, giản dị đến mức khắc khổ; một tác phẩm khác
thể hiện một bà già đã luống tuổi, trông kỳ cục - khuôn mặt nửa x
ương,
nửa người - đung đưa một cây thập ngoặc trước mặt một ông già ngồi
trên ghế.
Ilona Orel, từ năm 2001 đến nay vẫn quản lý thành công một gallery ở
Paris, chuyên bán các tác phẩm mỹ thuật đương đại Nga, hồi tháng 4
vừa qua đã khai trương chi nhánh ở Luân Đôn bằng một cuộc triển lãm
tranh của Andrei Molodkin, một cựu chiến binh mà những bức vẽ mực
nho khó hiểu của ông đã khiến ông trở thành một trong những ngôi sao
được săn lùng nhiều nhất trong cả nước. Orel, 38 tuổi, nói rằng phụ nữ
đã chớp được thời cơ trên thị trường mỹ thuật một phần là do thói quen
truyền thống nội trợ. Bà nói: “Có thể đây là m
ột phần của văn hoá Nga,
nam giới chuyên làm những việc nặng nhọc, còn phụ nữ thì làm nội trợ
ở nhà, lo các chuyện về văn hoá. Mỹ thuật không được coi l
à món hàng
kinh doanh mà là một thú chơi.”
Có nhi
ều dấu hiệu cho thấy những nỗ lực của họ đang đem lại hiệu quả.
Tại đợt bán đấu giá hàng năm l
ần thứ hai năm 2008 các tác phẩm thuộc
thể loại này ở Luân Đôn, lợi nhuận của Sotheby tăng lên tới 4.1 triệu
bảng Anh từ 2.6 triệu bảng Anh năm 2007. Trong số các tác phẩm đem
bán gồm có: bức biếm họa của Alexander Kosolapov vẽ trên vỏ bao
Marlboro màu đỏ, bức Ô vuông Đen (Black Square) của Kazimir
Malevich, Chân dung tự hoạ, với Sokov của Ivan Cguikov (tác phẩm

này bán được 49.250 bảng Anh). Nhà bán đấu giá này ước tính 30% số
khách mua năm ngoái không phải là người Nga. Jo Vickery, cán bộ
đứng đầu Ban Mỹ thuật Nga của Sotheby nói: “Nhìn lại chỉ mấy năm
trước đây thôi, không có mấy ai quan tâm đến mỹ thuật đương đại Nga
cả. Thế mà chỉ trong vòng đôi ba năm trở lại đây, chúng ta đã được
chứng kiến một sự tăng trưởng thực sự. Đã phải mất một thời gian dài
mỹ thuật đó mới được chấp nhận và coi là có giá trị.”
Điều không mấy ai cảm thấy ngạc nhiên là phần lớn mỹ thuật này có
mang chút định kiến chính trị, xét nét đủ thứ, từ sự suy đồi của cảnh
sống giàu sang mới ở Nga cho tới chủ nghĩa khủng bố, và cả quá khứ
của đất nước này nữa. Molodkin - hiện đang đại diện nước Nga tại Hội
chợ Lưỡng niên Venice với tác phẩm Sắc Đỏ và Sắc Đen (The Red and
the Black) thực sự vẽ bằng máu người - đã miêu tả những hình
ảnh đậm
chất khiêu khích như George W.Bush đứng trước bục diễn thuyết còn
một lính Mỹ thì đang thân thiết ôm hôn một chiến binh Taliban, với
dòng chữ thuyết minh Chúa thật là Vĩ đại (God is Great). Phiên bán đ
ấu
giá này của Nhà Sotheby còn có cả bức Trông xuống Mát-xcơ-va
(Overlooking Moscow), của hai cộng tác viên thường xuyên Vladimir
Dubossarky và Alexander Vinogradov là một tác phẩm sơn dầu vẽ trên
vải toan, được sáng tác theo phong cách hiện thực Xô-viết, thể hiện hai
thiếu nữ hiện lên ở chân trời thủ đô Mát-xcơ-va, v
ới nét mặt căng thẳng
biểu lộ một điềm báo trước; tác phẩm này bán được 31.250 bảng Anh.
Dĩ nhiên, mỹ thuật Nga từ trước tới nay vẫn sôi nổi. Từ những tranh
thờ Chính thống giáo Nga thời trung cổ cho tới những tác phẩm tiên
phong thế kỷ 20 của Kandinsky và Chagall, các tác ph
ẩm mỹ thuật Nga
vẫn có truyền thống chiếm vị trí nổi bật trong hàng ngũ những kho báu

toàn cầu. Những tác phẩm cổ điển Nga vẫn thu hút biết bao ngư
ời xem;
một chi nhánh mới của Viện Bảo tàng Hermitage trị giá nhiều triệu
Euro sẽ được khai trương ở Amsterdam, Hà Lan vào tháng này. ở đây
sẽ trưng bày cả ngai vàng của Nga hoàng, các tuyệt tác trong cung đ
ình
và các bộ trang sức do Fabergé chế tác - Cùng với sự sụp đổ của Liên
xô, và với “cải tổ”, các nghệ sĩ Nga giờ đây được đối thoại cởi mở hơn
với các nghệ sĩ khác trên toàn thế giới. Đáng buồn thay, các cuộc trao
đổi đó tỏ ra bị hạn chế bởi vì các nghệ sĩ Nga đã m
ất biết bao thời gian,
biết bao trải nghiệm và lòng tự tin, theo ý kiến của Maria Baikakova,
người hiện đang triển khai các Dự án Mỹ thuật Baikakova, một gallery
mới khai trương năm ngoái ở Mát-xcơ-va. Maria nói: “Các nghệ sĩ và
các giám tuyển mỹ thuật Nga tham gia vào các ban giám khảo ở những
nơi như Berlin, luôn luôn có đánh giá tiêu cực về tình trạng mỹ thuật
đương đại Nga, và vì thế nó trở thành một lời nguyền tự chiêm nghi
ệm,
gây trì trệ cho sự phát triển của chính họ. Các nghệ sĩ cần có thời gian
để có thể đứng vững trên đôi chân của chính họ chống lại biết bao ảnh
hưởng của Phương Tây.”
Giờ đây họ đã có thời gian và mạnh dạn hơn nhờ những chuyến giao
lưu ngày càng tăng và các cơ hội của thị trường tự do. Các nghệ sĩ trẻ
tuổi của Nga đang thể nghiệm những kỹ thuật và những phương tiện
mới cũng như chủ đề mới. Trong thập kỷ qua, biết bao tiền của đã đ
ổ ra
ngoài nước Nga - kết hợp với mối quan tâm ngày càng tăng của dân
Nga trong cuộc săn lùng, sưu tầm - đã hoàn toàn tiếp thêm sinh lực cho
thị trường nhờ những tác phẩm như vậy. Orel nói: “Có nhiều người
phát biểu; Ai biết mà quan tâm đến mỹ thuật đương đại Nga cơ chứ?

Nhưng sau khi tôi tổ chức một cuộc trưng bày ở trung tâm triển lãm
Paris, thì tôi đã nhận được rất nhiều yêu cầu tới mức tôi dám chắc có
một chỗ đứng vững cho nền mỹ thuật đương đại Nga trên thị trường.”
Mọi người rất thích thú muốn biết các nghệ sĩ Nga lý giải thế nào
không chỉ những vấn đề quá khứ mà còn cả mọi sự kiện xảy ra từ khi
Liên Xô bị sụp đổ đến nay. Chính nhờ những người dám đứng ra tổ
chức triển lãm như Orel và Zhukova cùng những đồng nghiệp của họ
mà công chúng có được nhiều cách tiếp cận với các tác phẩm của các
nghệ sĩ đương đại Nga.
GINANNE BROWNELL
Điền Thanh
(sưu tầm và giới thiệu theo bài “Russia on the Walls” của Ginanne
Brownell đăng trên Tạp chí Tuần Tin tức ngày 29. 6. 2009).

×