Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NĂNG LƯỢNG CUỘC SỐNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.88 KB, 8 trang )

NĂNG LƯỢNG CUỘC SỐNG
David, Manet, Goya, Géricault, Picasso,
Dali, Léon Gobul và nhi
ều nghệ sĩ khác,
bằng tác phẩm của mình, họ đã là nh
ững
chiến sĩ tình nguyện trong đội ngũ
“Chống chiến tranh” của Nhân loại và
của lịch sử. Động cơ sáng t
ạo của những
“Anh hùng nghệ sĩ” đó không ngoài sự
“Phẫn nộ” giàu tính Nhân văn trước
những thảm kịch dã man c
ủa cái vỏ bọc:
văn minh và dân chủ. Cây cọ, màu vẽ
dưới tay họ là những “công cụ” để tạo nên những tác phẩm để đời, có
sức mạnh lớn hơn cả sức của bom nguyên tử, đó là nh
ững bản án, chính
xác, công bằng mà không một tòa án nào trên thế giới này trong quá
khứ, hiện tại lẫn tương tai có thể có được.
Nhà báo Nicolas Restif de la Bretonne đang d
ạo phố ở Paris bỗng nghe
người chủ nói với người hàng xóm “Con nữ sát thủ đang tính đào tẩu
đã bị bắt ngay tại cửa, còn ông ta đã chết rồi”. Sau đó tiếng đồn loan
khắp nơi về sự bất hạnh đổ xuống lực lượng cách mạng ở Paris.
Một đứa con gái tỉnh lẻ, Chalotte Corday đã ám sát Nghị sĩ Marat tại
phòng tắm, nơi ông muốn tìm sự yên tĩnh và sửa bản thảo cho tờ báo.
Đó là ngày 13 tháng 7 năm 1793.
Jean - Paul Marat là một trong những nhân vật cách mạng được nhiều
người biết đến. Tờ báo của ông L’mi du Peuple (Người bạn của Nhân
dân) không những phái Bảo hoàng căm ghét mà những phần tử ôn hòa


cũng chẳng ưa gì, bởi ông là thành phần lãnh đạo vụ “Thảm sát Tháng
chín” Tất nhiên ông đã bỏ phiếu tử hình nhà Vua tháng giêng năm
1973.
David không chỉ là họa sĩ, ông còn là Giám đốc Lễ hội Cách mạng
(Fête de Révolution). Ông biến lễ tang của Marat thành một mặt trận
đặc biệt. Bức tranh mô tả nạn nhân mình trần, nhoài người lên thành
bồn tắm. Đằng trước là một bệ gỗ để đồ tắm, cũng là cái bàn với bình
mực và bức thư. Mọi đồ vật được sắp đặt như những di vật thiêng
liêng. Nạn nhân của Charotte Corday đã được biến thành một thánh tử
vì đạo của cách mạng. Tháng Mười năm 1793, Bức tranh được trưng
bày tại Louvre. Năm 1975 David sang Bỉ với bức tranh Cái chết của
Marat.
Một tác phẩm của Manet đã gây chấn động khắp Châu âu trong nhiều
năm. Ngày 19 tháng 6 năm 1867, Phó vương Maxxilian cùng hai đại
tướng của ông bị hành quyết tại Queretaro thuộc Mê hi cô. Vua nước
Pháp đã mời ông đảm nhận việc trị vì xứ sở này là Mapoléon đệ tam,
nhưng khi quân đội rút lui đã để Maxxilian bị bắt làm tù binh và xử tử
hình. Một nghệ sĩ dám phơi bày trước công chúng sự tàn bạo và mỉa
mai là chính nước Pháp đã xử bắn Maxxilian. Tháng 7 năm 1867, tức
không đầy một tháng sau sự kiện xảy ra ở Mêhicô Manet đã b
ắt đầu tác
phẩm. Hơn một năm rưỡi, Manet cho ra những nghiên cứu bằng sơn
dầu với bản in thạch bản và ba bức tranh cỡ lớn. Không một tác phẩm
nào của loại này được trưng bày trong lúc sinh thời của họa sĩ tại Pháp.
Đệ nhị Đế chế năm 1870 chẳng cải thiện được gì, một số ít của chế độ
Cộng hòa muốn xem những tranh này như một sự hồi tưởng về sự kiện
thượng tầm Mêhicô.
Nh
ững bức tranh hiển nhiên vẫn bị cuộn tròn xếp xó trong họa thất của
Manet. Họa sĩ qua đời năm 1883, bức tranh lớn nhất bị cắt thành nhiều

mảnh sau này tìm thấy ở Luân Đôn. Những phác thảo sơn dầu lại ở
Copenhagen, và bức tranh lớn đầu tiên lại ở Boston. Bức cuối cùng
hoàn thành năm 1868 có kích thước 252x305 cm ghi năm tháng vụ
hành quyết. Nó được một người Đức ở Mannheim mua năm 1909 sau
đó tặng lại cho Kunsthalle, trong tranh đội quân hành quyết mặc binh
phục nước Pháp. Người Trung sĩ chuẩn bị phát đại gia ân cho vua
Maxxilian có bộ râu và cái mũi nhọn giống như Napoléon đệ tam ngư
ời
phải chịu trách nhiệm về cái chết của Maxxilian.
Đầu thế kỷ 19, Goya đã sáng tạo bức tranh nổi tiếng có tên Ngày Ba
tháng Năm năm 1808, diễn tả cảnh quân xâm lược của Napoléon đệ
nhất tàn sát những người yêu nước Tây Ban Nha. Vào năm 1814 Goya
vẽ bằng sơn dầu với kích thước 266x346 cm. Điểm xoáy của bức tranh
là một thanh niên áo trắng quần vàng dơ cao hai tay đối mặt với toán
quân hành quyết sắc phục nhà binh Pháp. Trước mặt anh ta là thi thể
máu me của những người Tây Ban Nha đã bị xử bắn. Sau lưng anh,
trong bóng tối lờ mờ hai hình phụ nữ. Bên trái anh ta là một đoàn ngư
ời
đang bị lùa đến pháp trường. Trong bóng tối mơ hồ, người ta thấy có
hình ảnh của Goya với khuôn mặt tròn trĩnh, mắt to miệng hở và đầu
tóc bờm xờm đúng là một chân dung tự họa ẩn dấu trong tranh.
Delacroix trong bức Tự do dẫn dắt nhân dân cũng đã để chân dung
mình xuất hiện bên cạnh nhân vật trung tâm của bức tranh là ngư
ời Phụ
nữ cầm cờ ba sắc. Có phải đây là cách tự xác minh của tác giả trư
ớc các
sự kiện lịch sử mà họ cho là trọng đại và chừng nào các tác phẩm còn
được quý trọng thì những người đã tạo ra nó vẫn tồn tại với thời gian.
Sự kiện Tàu con sứa (La Médese) từng gây xôn xao dư luận toàn nước
Pháp thời đó. Hành khách và thuỷ thủ đoàn cả thảy là 400 con người

hướng về cảng Saint Louis thuộc Sénégal. Thay vì cùng đi thành đoàn
với ba tàu khác, chiếc Méduse đã hối hả tách riêng để đi trước một
mình. Mặc dù trời yên biển lặng, nhưng do thiếu kinh nghiệm hàng h
ải,
ngày 2 tháng 7 năm 1816 con tàu đã bị mắc cạn trên dải đá ngầm ở
Arguin thuộc Phi Châu giữa Canaries và Cap Verte. Thuyền trư
ởng sau
nhiều cố gắng không hiệu quả đành phải bỏ tàu. Những nhân vật quan
trọng đã chiếm 6 chiếc thuyền cứu nạn, trong lúc đó 147 người còn lại
phải dùng những tấm ván kết lại thành chiếc bè để tự cứu lấy mình.
Một chiếc bè tám thước chiều rộng có mười lăm thước chiều dài với
một số nước ngọt và lương thực hiếm hoi, chiếc bè không đủ chỗ cho
những kẻ yếu và chỉ mới đầu đêm thứ hai đã có 65 người bị giết.
Không đầy năm ngày sau đó, thức ăn của họ là chính những miếng thịt
xẻ từ thi thể của đồng loại.
Để vẽ tác phẩm Đắm tàu, Gericault đã phải tiếp xúc tìm hiểu sự kiện
qua những người sống sót, bức tranh thật đồ sộ 491x716 cm. Ông chọn
một chỗ rộng dài gần một nhà thương để dễ dàng tiếp cận những người
bệnh hoạn và màu da của các thi thể. Ông cũng thay đổi cảnh trời
quang đãng thành một cảnh mưa gió bão bùng và các nhân vật được
xắp xếp theo một bố cục hình tháp. Bức tranh đã chọn đề tài mang màu
sắc chính trị đã gây nhiều cuộc tranh luận khắp Châu Âu. Tác giả của
nó đã bị tử thương do ngã ngựa năm 1824, ở tuổi 32.
Bức tranh đồ sộ nhất đề cập đến xã hội và chính trị của thế kỷ XX
chính là bức Guernica của Picasso. Một bức tranh tường đư
ợc thực hiện
năm 1937 để đánh dấu một cuộc ném bom tàn bạo vào thành phố
Guernic do quân đội của Franco trong trận nội chiến Tây Ban Nha.
Dạng thể và hình tượng của nó đã ảnh hư
ởng trọn vẹn một thế hệ họa sĩ

khi mà đề tài bạo lực, đau khổ, chiến tranh và sự hỗn loạn đã được
Picasso chỉ dùng đen trắng và xám cho một sự kiện bất hạnh: Bài báo
tường thuật trận ném bom; nỗi kinh hoàng của nạn nhân, ý nghĩa của
biểu trưng chiến tranh, nỗi đau thấm thía và mối tương quan của các
tình tiết đó trên quan điểm lịch sử. Bức tượng đổ, bà mẹ với thi hài đứa
con trên tay, nhà cửa bị thiêu rụi, con ngựa rú đồng thời lại đóng vai tr
ò
của một khán giả đấu trường để miêu tả kết thúc của trận ném bom của
nội chiến bằng những biểu trưng chiến tranh mới mẻ nếu đem so sánh
với những hình thức bạo lực quân sự truyền thống.
Thật sự quy mô hủy diệt của trận ném bom ở Guernica so với trận ném
bom của Mỹ xuống Hiroshima và Nagasaki thì sức tàn phá chẳng thấm
vào đâu, nhưng tác động nghệ thuật, tâm lý và lịch sử thì Guernica là
một tác phẩm kinh điển miêu tả chiến tranh của thế kỷ XX.
Léon Golub là m
ột họa sĩ Mỹ ở Chicago vừa qua đời năm 2004. Không
như những nhà chính trị cầm quyền, lấy chiến tranh và sự tàn sát nhân
loại để thủ lợi, ông chà đạp bọn sát nhân và đội quân đâm thuê chém
mướn dã man và bất công với sự phẫn nộ cùng c
ực. Nghệ thuật của ông
là phê phán sự tàn bạo, tìm hiểu nỗi bất hạnh của phụ nữ, biểu hiện sự
phẫn nộ đối với xã hội và chiến tranh.
Loạt tranh Những người chết cháy năm 1960, 1961 là sự kết hợp giữa
anh hùng ca của Hy Lạp và sự man rợ của nghệ thuật sống sượng.
Nh
ững tác phẩm giàu tính nhân văn, như Hiroshima và Holocaust với
những làn da cháy nám với nét dao chà xát mạnh lên mặt vải. Golub
theo dõi chiến tranh Việt Nam đã bị bóp méo trên truyền hình, để cố
nắm bắt sự thật của những sự kiện lịch sử đặc biệt. Với ông “da mặt
của thế giới” là những làn da bị bỏng cháy, cắt xé, nứt nẻ bởi bom

Napalsn. Tác ph
ẩm Những kẻ đánh thuê, Thẩm vấn, Biệt đội trắng vẽ
vào những năm 1980 đưa người xem trực diện với tác phẩm th
ành nhân
chứng, kẻ đồng lõa lại cũng là quan tòa. Những nhà chính trị tư bản là
những tên đồ tể, múa may trên sân khấu đầy máu me trẻ con và đàn bà
vô tội, hoặc những con thú hoang dã mặc quân phục tưới nước tiểu lên
đầu tù nhân tại các nhà tù: Abu Ghraib hoặc Guatanamo.
Năm 1936 Dali v
ẽ bức Linh cảm nội chiến hiện trong bộ sưu tập của
bảo tàng Philadeophie mà nhà phê bình Robert Hughes đã so sánh với
Guernica của Picasso. “Tranh hiện đại của Dali xác nhận mạnh mẽ về
cuộc nội chiến Tây Ban Nha nói riêng và chi
ến tranh nói chung”. Tranh
Mặt thật của chiến tranh năm 1940-1941 đã bị loại một cách khó hiểu
tại triển lãm Hiện đại năm 1941, nhưng Dali đã tái hiện hình ảnh nó
trong “Cuộc sống bí hiểm” bằng chú thích “những cặp mắt hướng về
cõi chết vô định” xuất hiện từ một huyệt nổi lên một bàn tay, một cái
đầu trọc lóc, hàm răng rụng, rám nắng đe dọa bởi những con rắn độc
nhằm chỉ cuộc chiến ở Bắc Phi. Trong Thú tội không lời năm 1973,
Dali giải thích sự tàn phá khủng khiếp ngày 6 tháng 8 năm 1945 là
ngày Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống Hiroshima của Nhật Bản.
Marat bị ám sát vì ông là mục tiêu thù hận của phái Bảo Ho
àng, là nhân
vật cách mạng, là ký giả của Báo Người bạn của Nhân dân.
Phó vương Maxxilian bị hành quyết do cách đối xử vô trách nhiệm của
Napoléon đ
ệ tam. Ngày 3 tháng 5 năm 1808, quân xâm lược của
Napoléon đ
ệ nhất tàn sát những người yêu nước Tây Ban Nha, Bè con

sứa là một bản kết tội Bộ Hải quân Pháp đã gây nên cái chết thảm
thương của những người thủy thủ. Linh cảm nội chiến, Mặt thật của
chiến tranh là thái độ là tình cảm là sự chia sẻ đau khổ của nhân loại
trước nanh vuốt dã man của vũ khí hiện đại của bom nguyên tử. Biệt
đội trắng, Thẩm vấn vạch mặt những con thú đội lốt hình người, của
những nhà chính trị đã mất tính người.
David, Manet, Goya, Géricault, Picasso, Dali, Léon Gobul và nhiều
nghệ sĩ khác, bằng tác phẩm của mình, họ đã là những chiến sĩ tình
nguyện trong đội ngũ “Chống chiến tranh” của Nhân loại và của lịch
sử. Động cơ sáng tạo của những “Anh hùng nghệ sĩ” đó không ngoài s

“Phẫn nộ” giàu tính Nhân văn trước những thảm kịch dã man của cái
vỏ bọc: văn minh và dân chủ. Cây cọ, màu vẽ dưới tay họ là những
“công cụ” để tạo nên những tác phẩm để đời, có sức mạnh lớn hơn cả
sức của bom nguyên tử, đó là những bản án, chính xác, công bằng mà
không một tòa án nào trên thế giới này trong quá khứ, hiện tại lẫn
tương tai có thể có được. Những nghệ sĩ lớn đó sáng tạo theo tiếng gọi
của con tim, không bị chi phối bởi một thế lực nào cả. Thật là lầm lẫn
khi có những người cho rằng màu sắc chính trị sẽ làm hoen ố giá trị
nghệ thuật và cũng rất sai lầm khi cho rằng các tác phẩm ấy là “công
cụ” của các tổ chức chính trị hay những nhà chính trị. Chất lượng tác
phẩm không bị chi phối bởi nội dung đề tài, cũng như nội dung đề tài
cũng không thể là thước đo của chất lượng nghệ thuật.
Đặng Ngọc Trân

×