Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THẤY GÌ QUA BỨC TRANH HƠN HAI TRIỆU USD pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.37 KB, 5 trang )

THẤY GÌ QUA BỨC TRANH
HƠN HAI TRIỆU USD
Trung Quốc từ rất sớm
đã di
ễn ra các hoạt động
sưu tập thư hoạ do giới
quý tộc hoàng gia và
tầng lớp thương nhân
cùng văn nhân sỹ phu
tạo thành. Sang tới thời
hiện đại, các bức thư
hoạ cổ Trung Hoa luôn
nghị trị đỉnh cao các s
àn
giao dịch nổi tiếng ở
Hồng Kông và trên thế
giới.
Trung Quốc từ rất sớm đã diễn ra các hoạt động sưu tập thư ho
ạ do giới
quý tộc hoàng gia và tầng lớp thương nhân cùng văn nhân sỹ phu tạo
thành. Sang tới thời hiện đại, các bức thư hoạ cổ Trung Hoa luôn nghị
trị đỉnh cao các sàn giao dịch nổi tiếng ở Hồng Kông và trên thế giới.
Một làn sóng thứ hai trên thị trường giao dịch là các tác phẩm của các
hoạ gia thời cận đại và hiện đại với những tên tuổi như Nhiệm Bá Niên,


tranh của Trần Dật Phi
Tề Bạch Thạch, Hoàng Tân Hồng, Từ Bi Hồng, Phan Thiên Thọ, Lý
Hà Nhiễm, Ngô Quán Trung. Có thể xếp Trần Dật Phi đại diện cho lớp
hoạ sỹ tạo nên làn sóng thứ ba, là những tác giả hiện đại khác, cùng v
ới


những tên tuổi như Trần Diễn Ninh, Viên Vận Sinh, Lã Trung
Lập Những tác phẩm của Trần Dật Phi đại biểu cho một tâm trạng
hoài cổ, đưa người xem về những dĩ vãng vàng son chốn Giang Nam
xưa. Những tác phẩm vẽ phong cảnh bến nước hay các ca kỹ phảng
phất niềm u hoài với một kỹ thuật điêu luyện cực kỳ tinh tế của Trần
Dật Phi đã mê hoặc các đại gia ở Đài Loan, Hồng Kông hay giới
thương gia Hoa kiều trên thế giới. Làn sóng nghệ thuật Đương đại đã
làm nên một trận cuồng phong mới với các tên tuổi như Trương Thiếu
Cương, Phương Lực Quân, Trần Đan Thanh, Lã Thắng Trung, Nhạc
Mẫn Quân. Tác phẩm Xê ri đại gia đình số 150 của Trương Thiếu
Cương (Zhang Xiaoqiang) trên sàn đấu giá Southeby Hồng Kông đã
kết thúc với mức giá 9,268 triệu USD Hồng Kông. Trước đó Phương
Lực Quân (Fang Lijun) vẫn được biết đến là hoạ sỹ đương đại có mức
giá kỷ lục hàng trăm USD cho những cái đầu trọc lốc ngoác miệng cư
ời
hô hố.
Nhưng giờ đây cái tên Lưu Tiểu Đông (Liu Xiaodong) mới thực sự l
àm
nên một cuộc bứt phá vĩ đại.Theo tin Tân Hoa xã
đưa ngày 21 tháng 11
năm 2006, tại cuộc đấu giá diễn ra tại Bảo Lợi 2006, bức vẽ Những
người di dân mới của đập Tam Hiệp của hoạ sỹ Lưu Tiểu Đông đã đạt
mức giá kỷ lục 22 triệu nhân dân tệ ( khoảng 2,75 triệu USD), từ giá
khởi điểm là 6,8 triệu NDT, về đỉnh giá kết thúc ở mức 22 triệu NDT
do một nữ doanh nhân đưa ra. Lưu Tiểu Đông, sinh năm 1963 - Giáo
sư khoa Sơn dầu, Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh. Năm 1997
tham gia liên hoan nghệ thuật quốc tế thường niên lần thứ 47 ở Venice.

Kỷ lục này nhanh chóng đã bỏ xa tác phẩm của Trần Đan Thanh vừa
lập nên cách đây 3 tháng với tác phẩm Kịch viện đường phố đạt giá kỷ

lục 1,472 $ USD tại nhà đấu giá Sotheby, New York. Bức vẽ Những di
dân mới đập Tam Hiệp có kích thư
ớc cao 3m rộng 10m mô tả diễn biến
tâm thái phức tạp của những người dân quê trước công trình thuỷ điện
vĩ đại này. Để xây dựng công trình thuỷ điện vĩ đại bậc nhất thế giới
này, chính phủ Trung Quốc đã buộc di dời hơn 100 triệu người dân ra
khỏi nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Năm 2003 hoạ sỹ Lưu Ti
ểu Đông
bắt tay xây dựng tác phẩm này, một năm sau hoạ sỹ đã tới đây để thâm
nhập thực tế. Bức vẽ hiện lên ở cận cảnh một đám thanh niên ăn mặc
chưng diện có phần loè loẹt, phía xa là đập thuỷ điện Tam Hiệp. Kỳ
thực Lưu Tiểu Đông không cố tình miêu tả sự kỳ vĩ của công trình lịch
sử này. Người xem bị cuốn hút vào những vẻ mặt hết sức mãn nguyện,
sung túc của những thanh niên thôn quê là những di dân cho công trình
thuỷ điện Tam Hiệp. Không một ai trong đám thanh niên này tỏ vẻ bùi
ngùi nhìn về phía đập nước, nơi mà dưới hơn cả trăm mét nước kia là
đất đai, ruộng nương, mồ mả của ông cha họ từ ngàn đời nay. Bút pháp
của Tiểu Đông vốn rất tự nhiên, ảnh hưởng nhiều lối vẽ tả ý trong
truyền thống quốc hoạ. Những bức tranh sơn dầu của Lưu Tiểu Đông
luôn gần gũi đời thường đến xuề xoà. Một bức vẽ rất nổi tiếng khác c
ủa
ông là b
ức vẽ Vi phạm qui định. Bức tranh vẽ một chiếc xe tải chở đám
công nhân vừa đi tắm về. Đám người loã lồ đứng ngồi lố nhố cạnh
những chiếc bình ga. Có người còn gác cả quả mông trắng hếu lên
thành xe. Năm 2003 một sinh viên làm bài tốt nghiệp đã nặn Lưu Tiểu
Đông tay đút túi quần, tay cầm điếu thuốc, mặc áo vét mà chân đi đất !
Đích thị là một giáo sư trẻ phóng dật của CAFA, người làm sao của b
ào
hao làm vậy.

Cùng lúc này, một đạo diễn phim thế hệ mới Giả Chương Hạt đồng
thời quay lại cả một quá trình sáng tác của hoạ sỹ Lưu Tiểu Đông. Bộ
phim tài liệu có tên là Đông, trong liên hoan phim quốc tế ở Venice, bộ
phim đã đoạt giải thưởng “Hiệp hội phim tài liệu châu Âu” của Hiệp
hội nghệ thuật châu Âu. Giả Chương Hạt khi trả lời phỏng vấn nói:
Ngay từ đầu thập niên 90, ông đã bắt đầu chú ý tới những sáng tác của
Lưu Tiểu Đông, người luôn bày tỏ sự quan tâm và xúc cảm của mình
trước những biến đổi của thời cuộc. Bức vẽ không chỉ là sự bày vẽ m
àu
sắc, những tinh tế ở các chi tiết mà tràn đầy sức biểu hiện không thiếu
vẻ trào lộng.
Cách tiếp cận một cách trực tiếp những biến động trong xã hội Trung
Quốc đương đại, cả những phần ảm đảm bên lề bức tranh tươi đẹp thời
Cải cách, của các nghệ sỹ Trung Quốc thể hiện sự quan tâm sâu sắc
trước thời cuộc. Cùng với Lưu Tiểu Đông còn có rất nhiều các nghệ sỹ
khác như : Trương Đại Lực, hai anh em họ Cao, Lương Thạc là những
nghệ sỹ quan tâm tới những đời sống những người dân quê ra thành
phố làm thuê. Từ Băng chú ý tới hiện tượng tạp giao văn hoá - Sự
thương mại hoá đời sống chính trị là vấn đề mà hoạ sỹ Vương Quảng
Nghĩa theo đuổi. Những kỷ lục giá tranh Trung Quốc chuyển từ sự ho
ài
niệm u uẩn kiểu Trần Dật Phi cho đến sự trào lộng, diễu cợt của Lưu
Tiểu Đông, cho chúng ta thấy được một phần xu hướng trong đời sống
Mỹ thuật sôi động của đất nước Trung Hoa. Xu hướng nghệ thuật
đương đại này không chỉ đang diễn ra trong đời sống nghệ thuật, các
triển lãm thường niên, các học viện mỹ thuật ở Bắc Kinh, Thượng Hải,
Quảng Châu, Thâm Quyến mà thực sự đã lan tới các sàn giao dịch
đấu giá lớn trên thế giới. Cho dù như lời Lưu Tiểu Đông tự bộc bạch
trước giới truyền thông: bức vẽ này không đáng giá hàng chục triệu
nhân dân tệ, chẳng qua chỉ là thủ đoạn kiếm tiền - thì đây cũng là một

sự kiện của mỹ thuật đương đại thế giới năm 2006.
Trần Hậu Yên Thế


×