Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TRANH ĐÁ HƯƠU CAO CỔ, KIỆT TÁC CỦA CHÂU PHIChâu Phi là một cái nôi đầu tiên pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.81 KB, 5 trang )

TRANH ĐÁ HƯƠU CAO CỔ,
KIỆT TÁC CỦA CHÂU PHI
Châu Phi là một cái nôi đầu tiên c
ủa
sự sống trên trái đất. Tại đây vẫn
còn tồn tại nhiều loài vật cổ đại có
kích thước to lớn, dáng vẻ dị
thường. Cùng đó là nhiều dân tộc
với những thói quen, phong tục và
tín ngưỡng kỳ lạ. Hòa cùng thiên
nhiên, họ cũng sáng tạo nên nhiều
tác phẩm đến nay đều là các di sản
vô giá của nhân loại. Các nhà khảo
cứu đã tìm thấy ở châu Phi rất nhiều cổ vật và vẫn tiếp tục phát hiện
thêm được nhiều cái mới có giá trị lớn lao cho biết về điều kiện địa lý,
khí hậu vùng đất cũng như lối sống, tập tục và tài năng của người xưa.

Từ cách đây hàng chục nghìn năm, người xưa đã tạo được những bức
tranh trên đá hết sức cầu kỳ và đa dạng. Những bức tranh này qua thời
gian vẫn hoàn nguyên vẻ đẹp và đang được quy tụ dưới sự bảo vệ của
nhà nước, địa phương và các tổ chức tư nhân, đặc biệt là quỹ Nghệ
thuật trên đá châu Phi, một tổ chức tăng cường nhận thức của cộng
đồng về giá trị của hàng nghìn khu vực có tranh trên đá cổ đại c
ủa châu

hươu cao cổ ở Niger
Phi đang bị đe dọa.
Nổi bật trong những bức tranh trên đá, có bức tranh đôi hươu cao cổ,
phát hiện ở phía nam sa mạc Sahara, Niger. Đây là m
ột tác phẩm cổ đại
quan trọng khắc họa thiên nhiên rực rỡ và sự giao hòa của người dân


châu Phi. Hơn thế, nó còn khẳng định những thực chứng khoa học về
sự biến đổi khí hậu trái đất, và những ảnh hưởng từ nhiều mặt đã gây ô
nhiễm môi trường dẫn tới biến mất nhiều loài động vật cũng như tộc
người. Vào năm 1997, nhà nghiên cứu David Coulson, Chủ tịch quỹ
Nghệ thuật trên đá châu Phi và Alec Campbell, Giám đốc bảo tàng
quốc gia Botswana đã phát hiện gần vùng núi Air trên sa mạc xa xôi,
nóng bỏng của Niger một bức tranh trên đá khổng lồ miêu tả hai con
hươu cao cổ, một đực một cái to bất thường giữa lòng một khối đá sa
thạch - Dabous cao 14 mét và rộng hàng trăm mét. Hai con vật có tỷ lệ
hài hòa và những cử động tự nhiên. Con đực dài khoảng 6 mét, đi trư
ớc
cổ vươn cao, đầu như ngước lên nhìn ra xa, đôi chân ở tư th
ế song song
hiên ngang. Con cái nhỏ hơn dài chừng ba mét, đầu hơi cúi, bước chân
rảo đuổi. Từng túm lông bờm, lông đuôi và khối hoa văn trên thân thể
chúng nổi rành rọt nhờ được tạo bởi ba kỹ thuật điêu luyện là chạm sâu
cho rõ đường viền, mài mòn đánh bóng ở bề mặt đầu và khắc nổi các
đốm khoang từ đầu đến chân. Hai con hươu cách nhau một quãng, ở
miệng thòng một sợi dây và cuối đầu dây là một người đang nắm sợi
dây đó. Xung quanh chúng có khoảng 828 hình ảnh nhỏ gồm các con
vật như linh dương, trâu bò, tê giác, đà điểu và một số chim nhìn vào
cực kỳ sinh động, hấp dẫn.
Bức tranh đã cho người xem thấy châu Phi từ xưa đã có một thiên
đường của các loài vật gồm những loài rất to và loài rất bé. Người ta đ
ã
phát hiện trên sa mạc Sahara, một hoang mạc lớn nhất hành tinh, nhiều
bức tranh đá miêu tả phong phú những con vật mà giờ không còn thấy
nữa. Như vậy tại thời điểm mà người xưa vẽ tranh, Sahara vẫn là một
khu vườn xanh tươi, phì nhiêu có những cánh rừng và hồ rộng bao la,
nhiều đàn thú và dân tộc sinh sống.

Bức tranh cũng cho biết quá trình chinh phục thiên nhiên của người
xưa. Dựa vào hình người có trong tác phẩm, các nhà phê bình cho rằng
bức tranh miêu tả thổ dân xưa đang thuần hóa loài hươu cao cổ hoặc
diễn tả một nghi lễ cổ đại giữa người và động vật, đó là lễ cầu đồng
đánh thức linh hồn con vật.
Thực chứng thấy rằng, mỹ thuật ở châu Phi có liên hệ mật thiết với tôn
giáo. Và tranh, gồm có tranh trên đá và thành động là một phần trong
sự thăng hoa của thầy phù thủy. Bằng cách dùng thuốc hoặc liên hồi
chìm đắm trong nguồn ánh sáng, âm nhạc; khi nhảy múa nhiều giờ hay
không ăn uống nhiều ngày và thông qua linh hồn các con vật những
thầy phù thủy có thể bay lên nhìn thấu thế giới. Nhìn được cái gì họ vẽ
lại thứ ấy. Trong các con vật người xưa thường hướng tới, hươu cao cổ
là một loài vật quan trọng nhất. Chúng quan trọng bởi vì có trọng lư
ợng
lớn, hiền lành, đông đúc con người dễ dàng săn bắn để lấy thịt làm th
ức
ăn, da làm áo mặc, sừng và răng làm đồ trang sức Hơn cả con vật di
trú theo đàn có thể tự tìm nguồn thức ăn ở rất xa, qua đó dẫn dắt thổ
dân tới được nhiều vùng đất tươi mới, và một điều đặc biệt nữa là con
vật có thể “hô mưa gọi gió”, ở đâu có chúng ở đấy có nguồn nước.
Điều này đã được phản ánh trong khá nhiều bức tranh hươu cao cổ như
một bức tranh ở Nam Phi khắc họa một con hươu đầu đội mây và mưa.
Một bức khác ở Nambia miêu tả một con hươu đầu thò ra khỏi đám
mây. Một bức nữa ở Algeria thể hiện một con hươu có cổ uốn éo như
một cái vòi rồng xuyên qua đám mây Như thế hươu cao cổ là con vật
có thể điều khiển khí hậu, và lẽ dĩ nhiên con người muốn chế ngự
chúng để kiểm soát được thời tiết, và cũng dễ hiểu khi nhiều tộc người
ở châu Phi lại thường xuyên vẽ, khắc và tôn thờ chúng.
Bức tranh đôi hươu cao cổ ở sa mạc Niger đã ra đời từ thời đồ đá mới,
cách đây 8.000 năm. Nó sở dĩ còn tồn tại nhờ nằm ở vùng kín đư

ợc bao
bọc bởi rừng đá tránh được sự bào mòn và bão cát và cũng bởi sự yêu
mến, trân trọng của thổ dân xưa. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan
trên tranh cũng có một số điểm bị rạn nứt, vỡ hoặc bi
ến mất. Nhận thức
được tầm quan trọng của di sản cổ đại này, chính phủ Niger và quỹ tài
trợ Bradshaw - Geneva Thụy Sĩ đã cho sao y nguyên bản bức tranh và
đem bản mới đi giới thiệu khắp nơi trên thế giới vào năm 2001.
Khi phát hiện tranh đôi hươu, các nhà chức trách và khoa học đã khẩn
trương rào dậu nhằm tránh sự phá hoại. Sau khi làm sạch và trám gắn
những vết nứt trên tranh, họ trải nhiều lớp vữa silicon để chúng cứng
lại sẽ in dấu từng chi tiết của tác phẩm. Khi vữa khô, họ bóc lớp silicon
dai dẻo khỏi tác phẩm, cuộn lại chở tới Pháp cho các nghệ sĩ phục chế
ở Ateliers Merindol làm ra bản sao, sau đó gửi tặng chính phủ Niger.
CHU MẠNH CƯỜNG


×