Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TRANH TRÊN ĐÁ CỦA NGƯỜI SAN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.95 KB, 5 trang )

TRANH TRÊN ĐÁ CỦA
NGƯỜI SAN
Đất nước Nam Phi có nền hội họa
vô cùng rực rỡ, trong đó có nhiều
bức tranh ra đời vào loại sớm nhất
trên thế giới, mà một phần lớn là
những bức tranh vẽ và khắc trên
đá của người San. Một dân tộc cổ
xưa đến nay vẫn còn sống du cư,
săn bắn trên thảo nguyên. Tuy
chưa có chữ viết song người San
đã có nền văn hóa độc đáo thể
hiện qua nhiều tác phẩm trên đá, kể về cuộc sống thường nhật và các
quan điểm về vũ trụ.
Những bức tranh cổ của người San còn tồn tại đến nay đã có tuổi đời ít
nhất 30 nghìn năm và là tranh cổ nhất thế giới. Dễ dàng tìm thấy chúng
ở hàng nghìn nơi trong các động đá trên m
ột khu vực rộng lớn dọc theo
sông Limpopo tới tỉnh Cape của Nam Phi. Tranh vẽ trên sa thạch hay
granít thường tập trung ở vùng đồi núi, thung lũng; ngược lại tranh
khắc tập trung ở vùng đồng bằng. Đáng kể là 700 bức tranh động vật
lớn ở đông, đông bắc tỉnh Cape, phía nam khu bảo tồn trò chơi Lâu đài

hai chiến binh
gã Khổng lồ và vùng núi Ceres phía tây tỉnh Cape trong các nông trang
tư nhân, và 35 nghìn bức tranh nhỏ tại 500 điểm di tích trong công vi
ên
Ukhahlamba-Drakensberg - khu di sản thế giới.
Cách đây 350 năm, người châu Âu đến Nam Phi khi nhìn thấy những
bức tranh trên đá của người San, họ cảm nhận chúng chỉ là những bức
tranh khô khan, miêu tả về bữa ăn, cảnh săn bắn và chiến đấu hoang d


ã.
Thế nhưng tới thập niên 70, nhờ hai nhà ngôn ngữ người Đức là
Wilhelm Bleek và Lucy Lloyd với một công trình nghiên cứu dày
12.000 trang về tín ngưỡng, văn hóa và các nghi lễ của người San, giới
phê bình mỹ thuật đã hiểu rõ giá trị to lớn của các hình vẽ, nhận thấy
đây là những kiệt tác hơn thế còn là những tác phẩm đầu tiên của nhân
loại có giá trị lịch sử, dân tộc, địa lý và văn hóa to lớn.
ở mỗi bức tranh đều có cảnh những đàn thú, đặc biệt là loài linh dương
-một loài thú lớn nhất Nam Phi. Quanh đó là những người thợ săn tay
cầm lao, gậy gộc đang làm động tác săn bắt và những pháp sư nhảy
múa, phù phép. Và do đó, tranh có liên hệ gần gũi với các hoạt động
săn bắn, cầu cúng và múa chữa bệnh của dân tộc San.
Xưa lắm, người San đã cư trú ở những ngọn núi và sa mạc m
ênh mông.
Họ chủ yếu sinh sống bằng săn bắn. Vì vậy mỗi khi có chuyện gì ngư
ời
ta đều liên hệ tới các đàn thú. Mỗi lần như vậy, người dân cử ra một
pháp sư để nhảy múa hóa thân vào đàn thú mà tiên đoán hậu vận, chữa
bệnh cho các thành viên cộng đồng và cầu mong sẽ săn bắt được nhiều
con vật.
Với người San, con linh dương là con vật mà họ săn bắn nhiều nhất.
Loài vật này có rất nhiều ưu điểm như dáng vẻ cao dáng, thanh mảnh,
xinh đẹp, đông con, đông đàn, đi lại thành hàng lối rất hiền lành. Trong
tự nhiên, chúng rất nhanh nhẹn và có thể băng qua nhiều thảo nguyên
và leo lên được những đỉnh núi cao ngất. Vì vậy, pháp sư khi hành lễ
thường mượn linh hồn của linh dương để xâm nhập vào thế giới thần
linh. Ông đóng giả nó và múa những tư thế của con vật, từ lúc đi đến
lúc chạy, nằm nghỉ, canh gác, báo động cho đến khi người mệt lả đi,
và qua linh hồn con vật có thể biết được những điều mà người trần
không hay biết như những đàn thú nào đang đi đến, những vùng đất

mới có nhiều cây cỏ, nước uống tốt cho dân tộc, mưa gió trong tương
lai. Khi tỉnh dậy, ông sẽ kể lại cho mọi người nghe và để ghi nhớ
những thông tin linh thiêng đó, pháp sư vẽ lên đá một bức tranh.
Nhiều hình vẽ cho thấy con người (người thợ săn và pháp sư) hóa thú
và không chỉ có vậy chúng miêu tả sự biến đổi kỳ diệu từ dạng vật chất
sang tinh thần, từ vật thực người thực, cụ thể trở thành những hình
dạng méo mó, mông lung, nhiều khi không xác định.
Bao giờ cũng vậy, các hình vẽ luôn xuất hiện ở những bề mặt đá hiểm
trở. Với người San, bề mặt của đá đóng vai trò như một tấm m
àn chăng
giữa thế giới họ đang sống bình thường và thế giới tâm linh, thế giới
tưởng tượng. Và người ta vẽ tranh ở chính giữa khoảng cách bó hẹp ở
giữa hai thế giới đó. Khi nhìn vào các bức tranh có cảm tưởng các con
vật và thằng người trong hình vẽ sống dậy chạy vào trong đá ho
ặc dừng
lại trên bề mặt đá và mở ra những cánh cửa bí mật. Năm 1993, các nhà
khảo cổ đã phát hiện trong một động ở dãy núi Drakenberg Nam Phi
một bức tranh dài tới 60 mét và gồm năm tầng trên đó có vẽ những
đường kẻ đỏ như một sợi chỉ nối tiếp cảnh vật giữa thế giới vật chất và
thế giới tinh thần.
Người San hiện nay đã ngừng vẽ tranh cách đây một trăm năm, song
những ý tưởng và xúc cảm tín ngưỡng vẫn ngập tràn trong họ, vào
những dịp lễ long trọng, nhiều người trên sa mạc Kalahari vẫn tiếp tục
những nghi lễ nhập thần đánh thức những bức tranh.
Suốt đêm, người ta vỗ tay nhảy múa dồn dập cho đến khi quyền năng
dâng lên trong họ. Trong buổi lễ, phụ nữ ngồi quanh đống lửa vỗ tay
tạo nhịp, nam giới múa vòng tròn quanh phụ nữ với dáng vẻ của rất
nhiều loài vật. Họ tin rằng, sự huyên náo và những bước chân uỳnh
uỵch kết hợp với bài hát sẽ lay động sức mạnh siêu nhiên, và dựa vào
nhịp thở, sự tập trung cao độ dùng năng lực của nhiều động vật, mà đ

ặc
biệt là con linh dương, để có thể giao tiếp với thần linh.
Tranh của người San thường nằm ở vị trí giữa phía đông và bắc vì
người San thích mặt trời buổi sớm và cũng có thể bởi vì theo tín
ngưỡng của họ, vị thần tốt sống ở phía đông và thần xấu ở phía tây.
Người San dùng rất nhiều mầu đỏ để vẽ tranh vì mầu đỏ là mầu bền
nhất, và chế mầu đỏ từ đất son hay sắt ô xít, và làm các mầu khác bằng
cách nướng sắt ô xít qua lửa. Mầu trắng là mầu dễ phai hơn và được
làm từ nhiều chất như thạch anh, thạch cao, sét trắng. Mầu đen làm từ
than, bồ hóng, măng gan. Họ pha loãng các mầu với nhau bằng máu
linh dương, mỡ, nước tiểu, lòng trắng trứng, nhựa cây và nước; ngo
ài ra
cũng cho vào mầu các phụ chất như bột xương, lông, sừng là những
chất ít bị ăn mòn theo thời gian.
Có thể nói tính chất biểu tượng và nghi thức đóng vai trò quan trọng
đối với người San. Vì không có chữ viết nên họ đã dùng cách kể
chuyện, đóng kịch và nhảy múa để bộc lộ cảm xúc, cũng như xuất thần
để thể hiện những tư tưởng của mình. Hội họa là cách duy nh
ất cho mọi
người chia sẻ những hình ảnh trong tâm hồn, thống nhất, sắp xếp và
nâng chúng lên thành nghệ thuật có thể tồn tại lâu dài.
Các họa sĩ người San phần nhiều đều là những pháp sư, và họ vẽ lại
những gì họ thấy trong buổi lễ, ngoài ra khi nhìn thấy những tảng đá
rộng phẳng nhiều người cũng có cảm hứng sáng tác. Do vậy, khi xem
một bức tranh là lúc ta đang nhìn vào một cây cầu bắc giữa hai thế giới
của họ. Đến nay, trong tâm tưởng người San, đó vẫn là nơi giúp họ liên
lạc với thế giới thần linh.
Nam Phi đã có nhiều chương trình giới thiệu nền văn hóa đặc sắc của
người San. Các hãng du lịch thường tổ chức các chuyến đi xem tranh
của người San kéo dài từ một ngày đến cả tuần. Và nếu được chứng

kiến các tác phẩm này, bạn sẽ thấy rằng chúng quả là nguyên sơ, độc
đáo hết mức.
Chu Mạnh Cường

×