Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Sự "thay lòng đổi dạ" của "người tiêu dùng" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.73 KB, 8 trang )

Sự "thay lòng đổi dạ" của "người tiêu dùng" tin tức
Ngập trong trận lụt tin tức, các độc giả "sớm nắng chiều
mưa" ngày nay bắt đầu thay đổi cách tiếp nhận cũng như
"kén chọn" những nguồn tin giỏi chiều lòng họ hơn.

Mạng xã hội đang nhanh chóng trở thành nguồn tin tức được cá
nhân hóa quan trọng của độc giả. Đó là vì trong vòng 5 năm vừa
qua chúng ta đã có một cuộc cách mạng trong cách tiếp nhận
thông tin. Thay vì tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền
thông kiểu cũ và trang web tin tức, chúng ta lấy thông tin từ các
mạng xã hội. Trên thực tế, 75% số tin tức được tiếp lan truyền
trực tuyến là nhờ việc chia sẻ các trang xã hội hoặc qua email.
Tin tức xã hội đang tự tìm đến với chúng ta.
Độc giả vẫn chủ động tìm những tin tức mình muốn đồng thời
cũng muốn những tin tức này được điều chỉnh cho phù hợp với
sở thích và thị hiếu cá nhân. Các hãng thông tấn, các mạng xã
hội cũng như công ty công nghệ đang cố gắng sử dụng mọi trang
web và công cụ để có thể đáp ứng xu hướng mới về dòng tin tức
xã hội cá nhân này.
Cá nhân hóa tin tức và xã hội hóa nguồn cung cấp tin
Xu hướng cá nhân hóa tin tức, về nhiều mặt, không chỉ là lời giải
cho vấn đề có quá nhiều tin tức, mà còn cho thấy sự thay đổi lòng
tin từ các hãng thông tấn sang những cá nhân có vai trò như
người phụ trách thông tin. Jay Rosen, giáo sư ngành báo chí
trường Đại học New York kiêm nhà phê bình truyền thông, đã
dẫn lời Clay Shirky, một nhà văn nổi tiếng của Mỹ: "không có cái
gọi là sự quá tải thông tin mà chỉ có những thất bại trong việc
sàng lọc thông tin".
Trong khi đó, dòng thông tin xã hội, theo Rosen lại là: "một
phương tiện sàng lọc hữu ích. Việc dựa vào bạn bè và mạng cá
nhân để chọn lọc ra những thông tin hay nhất đã giải quyết được


vấn đề mà Shirky nêu lên".

Các mạng xã hội như Twitter, Facebook...
đang trở thành bộ "sàng lọc" tin tức cho
nhiều người
Rosen cho biết, cách độc giả đặt lòng tin vào con người không
giống với cách họ đặt lòng tin vào các hãng thông tấn. Tuy nhiên,
trước khi web đạt được vị trí xã hội hiện tại, những người chúng
ta biết không thể trở thành nguồn tin uy tín như nguồn tin từ các
công ty truyền thông danh tiếng.
Song hiện nay, tình thế này đã thay đổi. Đó là bởi cộng đồng
ngày càng có tiếng nói hơn trong các mô hình phân phối xã hội
mới, đồng thời được tham gia nhiều hơn vào các cuộc đối thoại
với vai trò những cá nhân tạo ra thông.
Rosen khẳng định: "Mọi người có thể sử dụng chức năng news
feed trên Facebook và stream trên Twitter để biên tập thông tin
cho chính mình".
Bạn bè là sợi dây thông tin
Các hãng thông tấn đã nhận ra xu hướng mới này và đang hy
vọng có thể thuyết phục được độc giả trở thành "biên tập viên"
bằng cách làm cho việc truyền tải thông tin cá nhân trên các
mạng xã hội trở nên dễ dàng hơn. Một số công ty, trong đó có
Đài phát thanh nhân dân quốc gia Mỹ NPR, đã bắt đầu chú ý tới
thính giả đến từ các mạng xã hội và tăng cường đầu tư nguồn lực
để tìm hiểu thói quen tiếp cận thông tin của lớp thính giả này.
Sau hơn 2 năm xuất hiện trên Facebook, NPR quyết định thực
hiện một cuộc điều tra nhằm tìm hiểu kĩ về hơn 1 triệu fan trên
Facebook của mình. Andy Carvin, nhà chiến lược cấp cao tại
NPR, đã tiến hành khảo sát chính mạng lưới bạn bè trên Twitter
và Facebook của ông nhằm kiểm chứng vấn đề: Mọi người có

thực sự sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm tin tức hay không?
Trong số hơn 40.000 người được hỏi, 74,6% cho biết Facebook
là nơi họ nhận tin tức từ NPR, và 72,3% trả lời họ "mong đợi" bạn
bè sẽ chia sẻ trực tuyến các đường dẫn (link) đến những thông
tin và câu chuyện thú vị.
Carvin nhận định: "Không phải mọi người đã mất hứng thú vào tin
tức mà là họ đang thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin".
Nhận thức được sự chuyển biến này, Facebook đã bắt đầu hợp
tác cũng như cung cấp nguồn lực cho các hãng thông tấn và các

×