Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HÀ NỘI, MIỀN ĐẤT HỨA“ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.03 KB, 5 trang )

HÀ NỘI, MIỀN ĐẤT HỨA
“Hà Nội, miền đất hứa”. Đó là cảm nhận - ấn
tượng của tôi khi xem tranh và trao đổi nghệ thuật
cởi mở với hai họa sĩ Trần Tuyết Nga và Nguyễn
Ngọc Mỹ. Khi nói đến sáng tạo nghệ thuật, không
thể không nói đến phong cách nghệ thuật. Làm
nghệ thuật mà không tạo được cho mình một
phong cách nghệ thuật thì không có chỗ đứng
trong đời sống nghệ thuật. Suy cho cùng “Phong
cách nghệ thuật chính là cuộc đời của mỗi nghệ
sĩ”. Tùy theo vốn sống, vốn hiểu biết, vốn nghệ
thuật từ một miền đất hứa cụ thể.
Hà Nội không chỉ là miền đất hứa của hai họa sĩ
Nguyễn Ngọc Mỹ và Trần Tuyết Nga mà còn cho
những họa sĩ từng sống và lao động sáng tạo nghệ thuật hết mình trên
mảnh đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Tất nhiên dù ở miền đất
hứa cũng đòi hỏi một chút tài năng mới có được tác phẩm đẹp và quan
trọng hơn định hình định vị một phong cách nghệ thuật riêng.
Các tác phẩm sơn dầu, sơn mài công bố trong triển lãm tháng 11/2011
tại trung tâm văn hóa Hàn Quốc, Hà Nội của Trần Tuyết Nga và
Nguyễn Ngọc Mỹ gặp nhau ở ba điểm:

TRẦN TUYẾT
NGA-Học sinh dân
tộc nội trú
1. Họ là hai họa sĩ Hà Nội gốc, sinh ra và lớn lên, học mỹ thuật và lao
động sáng tạo nghệ thuật trên mảnh đất bốn nghìn năm văn hiến, giàu
các di tích kiến trúc mỹ thuật cổ đặc sắc tiêu biểu cho văn hóa tạo hình
của dân tộc Việt Nam.
2. Trần Tuyết Nga tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp H
à


Nội. Nguyễn Ngọc Mỹ tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh
Hà Nội. Những tưởng cứ xuôi chiều theo con đường nghệ thuật trang
trí, thiết kế mỹ thuật. Song cả hai đều đam mê hội họa, thường xuyên
có tranh sơn dầu, sơn mài tham dự các triển lãm mỹ thuật toàn quốc,
triển lãm mỹ thuật Hà Nội, triển lãm mỹ thuật khu vực và giải thưởng
hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam và nhiều triển lãm nhóm và cá
nhân, thuận theo con đường hội họa. Và hội họa sớm trở thành cái
nghiệp của mình.
3. Họ có chung một sở thích: vẽ tranh phong cảnh và tranh sinh ho
ạt về
con người và cảnh vật miền núi.
Song mỗi người là một quan niệm, một cách tiếp cận tự nhiên hi
ện thực
và một cách xử lý nghệ thuật riêng nên họ đã thực sự bổ xung những
khiếm khuyết cho nhau trong một triển lãm nhóm.
Trần Tuyết Nga
Câu ca “Dù có đi bốn phuơng trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội” trong một
bài hát nổi tiếng rất đúng với chị. Mới đây thôi khi chị đi dự trại sáng
tác 4 tháng tại Hàn Quốc mà chị vẫn luôn nhớ về Hà Nội. Khi dự trại,
chị sử dụng nhiều chất liệu, trong đó có tranh sơn mài được coi là quốc
họa của Việt Nam trong các tác phẩm Mầm non nghệ thuật, Thêu xuất
khẩu và tác phẩm Thiếu nữ Hàn Quốc gẩy đàn sáng tác tại trại là một
minh chứng cụ thể của việc “vẫn nhớ về Hà Nội - Việt Nam”. Các tác
phẩm sơn mài của chị biết khai thác vẻ đẹp đặc thù của chất liệu sơn
mài lộng lẫy vàng son với tiêu chí phẳng, bóng, trong và độ sâu thăm
thẳm của màu. Còn tác phẩm Phố cổ Hà Nội biết khai thác yếu tố lập
thể hình mảng nhiều chiều, nhiều hướng. Đặc biệt tác phẩm Nguồn
sáng tạo lại thiên về hình thức tạo hình siêu thực và biểu hiện trừu
tượng. Nói chung hình thức tạo hình sơn mài của chị khá đa dạng.
Các tác phẩm sơn dầu không dừng lại khả năng nắm bắt hình sắc vốn

có của hiện thực như Nước non Cao Bằng, Vùng cao Hà Giang , mà
còn biết khai thác các yếu tố tạo hình của chủ nghĩa hiện đại: Siêu th
ực,
ấn tượng, như trong các tác phẩm: Bình minh Sa Pa, Công viên Thống
nhất, Vùng cao Cao Bằng. Còn các tác phẩm Bà già ở chợ Sa Pa, Địu
con, Mẹ tôi không chỉ đẹp về hình mà hình là một định lượng 3/4 tác
phẩm, khi chị biết kết hợp hài hòa môtip trang trí truy
ền thống của từng
dân tộc đậm chất hiện thực dân tộc vùng cao.
Nghệ thuật hội họa của Trần Tuyết Nga đã định hình đ
ịnh vị một phong
cách nghệ thuật hiện thực tâm trạng, giàu chất thơ, kết hợp hài hòa ch
ất
tạo hình với chất trang trí mà các họa sĩ bậc thầy Lê Qu
ốc Lộc, Nguyễn
Khang đã truyền cho chị. Và tất nhiên chị vẽ lối vẽ ấy, nhưng theo cảm
quan của thế hệ mình.

Nguyễn Ngọc Mỹ
Nguyễn Ngọc Mỹ được biết đến là một họa sỹ sơn d
ầu, vẽ nhiều về con
người và cảnh vật Hà Nội, mặc dù ông đã có những thiết kế sân khấu
được huy chương vàng trong các Hội diễn sâu khấu. Có điều ông
thường xuyên công bố các tác phẩm sơn dầu trong các triển lãm trong
và ngoài nước và đã nhận được các giải thưởng trong các triển lãm.
Vào triển lãm nhóm tháng 11/2011, ông công bố các tác phẩm sơn dầu
theo hai thể loại: tranh phong cảnh Hà Nội và tranh sinh hoạt con ngư
ời
và cảnh vật miền núi cao.
Nguyễn Ngọc Mỹ là một họa sỹ thế hệ hậu sinh tâm đắc với phố Hà

Nội. Xem tranh Ngọc Mỹ tôi liên tưởng đến phong cách sáng tác “Phố
Phái” biểu hiện trong tác phẩm. Tranh của Ngọc Mỹ là cảm xúc chiếm
lĩnh nhiều chiều không gian, thời gian Hà Nội như Hàng Bè, Hàng
Mắm, Ô Quan Chưởng, Đền Quán Thánh theo hình thức tạo hình hiện
đại.
Tranh phong cảnh của Ngọc Mỹ đã phản ánh được “ánh sáng phải là
nhân vật chính trong tranh”. Hiệu quả của xử lý ánh sáng đem lại cảm
quan đẹp, thơ mộng cho Nắng sớm phố Mã Mây, Chiều thu Hàng Bè,
Nắng Thu Hà Nội, vậy, chẳng phải cùng một cảnh vật trong nhiều
chiều không gian thời gian và ánh sáng khác nhau đ
ều đem lại nội dung
cảm thụ cuộc sống khác nhau đó sao .
Còn tranh sinh hoạt con người và cảnh vật miền núi cao như: Chợ
Đồng Văn, Thiếu nữ Bắc Hà, Trên nương hình tượng nhân vật
thường đặt trong một không gian lồng lộng mây trời núi non đúng với
vị trí vốn có của con người và cảnh vật ngoài đời. Từ cảm xúc tươi
nguyên của hiện thực cuộc sống đi thẳng vào tranh làm nên cái duyên
cái đẹp trong tranh.
Ngọc Mỹ đã tạo ra một phong cách nghệ thuật sơn d
ầu hiện đại khi biết
tiếp thu phong cách nghệ thuật sơn dầu đậm đà bản sắc dân tộc của các
thế hệ đi trước theo cảm quan của thế hệ mình.
Một triển lãm nhóm nghiêm túc chững chạc có khả năng đối thoại rộng
rãi nhờ chân thành trong cảm xúc. Đúng như lời dạy của danh họa Tô
Ngọc Vân “đẹp tức là cảm xúc đẹp” của hai họa sĩ Hà Nội gốc, mỗi
người là một phong cách đã thực sự bổ xung cho nhau.
LÊ QUỐC BẢO

×