Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CHẾ THỊ KIM TRUNG - NỮ HỌA SĨ DÂN TỘC CHĂM QUEN BIÊT... docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.05 KB, 4 trang )

CHẾ THỊ KIM TRUNG - NỮ
HỌA SĨ DÂN TỘC CHĂM
QUEN BIÊT


CHẾ THỊ KIM TRUNG-Lễ hội Katê-sơn dầu


Nữ họa sĩ các dân tộc ít người của chúng ta quá hiếm, không phải
chúng ta không đào tạo, song chẳng phải người nào được đào tạo cũng
trở thành họa sĩ. Hơn thế, một họa sĩ phải biết thực sự yêu nghệ thuật
dân tộc của mình và lao động nghệ thuật hết mình, cộng với một chút
năng khiếu, tài năng may ra mới có được “chỗ đứng” trong đời sống
Mỹ thuật.
Một thời chúng ta đã có được các nữ họa sĩ: Chu Thị Thánh dân tộc
Nùng; Mai San dân tộc Nhắng; Đinh Thắm Poong dân tộc Mường
và nay có thêm Chế Thị Kim Trung dân tộc Chăm - một vốn quí góp
phần làm giàu bản sắc văn hóa tạo hình Việt Nam.
Ch
ế Thị Kim Trung, cô bé dân tộc Chăm có năng khiếu hội họa từ nhỏ.
Có được sống trong không gian văn hóa - lễ hội dân tộc Chăm: những
ngôi tháp cổ sừng sững, những điệu múa khoe hết vẻ đẹp vốn có của
phụ nữ Chăm, những bản nhạc, lời ca dân gian; rồi nghệ thuật tượng,
gốm và trang phục Chăm giàu bản sắc và cực kỳ hấp dẫn. Tất cả tất cả
được coi như “Miền đất hứa” chắp cánh cho nghệ thuật hội họa và g
ốm
của Chế Thị Kim Trung.
Có điều hơi lạ là chị lớn lên và vào đời bằng nghề sư phạm. Song tình
yêu nghệ thuật dân tộc không cưỡng lại được, dù đã có gia đình và hai
con còn nhỏ, chị đã ch
ấp nhận mọi khó khăn trăm bề trong đời sống, xa


gia đình vào học trường đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh,
mong hội đủ hành trang sáng tạo Mỹ thuật và thỏa mãn ước mơ từ nhỏ
của mình. Thật đáng quí.
Chế Thị Kim Trung - nữ họa sĩ dân tộc Chăm quen bi
ết, kể từ tác phẩm
đầu tay sáng tác năm 2003 Lễ trưởng thành, sơn dầu. Tác phẩm diễn tả
một nghi lễ lớn nhất của dân tộc chị: bất kỳ nam hay nữ khi đến tuổi
trưởng thành đều phải làm lễ để công nhận mình đã trưởng thành. Tác
phẩm đã nhận được giải thưởng tại cuộc triển lãm mỹ thuật các dân tộc
ít người tại Hà Nội, được coi như mở đường cho nghệ thuật sơn dầu
của chị, tiếp sức cho chị liên tục từ năm 2003 đến năm 2009 đều có tác
phẩm tham dự các triển lãm Mỹ thuật khu vực và giải thưởng h
àng năm
của Hội Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm Mỹ thuật các dân tộc ít người,
triển lãm chuyên sâu về chất liệu của Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển
lãm. Các tác phẩm: Lễ hội Katê 2007, Lễ hội Chăm 2007, Palaopasah
và Lễ cầu mưa 2008, Làng Chăm, Bác được đánh giá tốt và đều nhận
được giải thưởng từ cao đến thấp (A, B, C và tặng thưởng).
Nghệ thuật sơn dầu của Kim Trung ít hay nhiều đã làm chủ được chất
liệu, biết khai thác hình sắc vốn có của quê hương và cách điệu hóa
hình tượng nhân vật theo mô típ tượng Chăm, biết kế thừa nét tinh hoa
nghệ thuật dân tộc theo quan niệm tạo hình khoa học, hiện đại. Tất cả
nhằm khắc họa cho được cảm hứng sáng tạo chủ đạo - Con người và
cảnh vật dân tộc Chăm. Nói rộng ra là không gian văn hóa - lễ hội dân
tộc Chăm.
Còn nghệ thuật gốm của chị cũng xuất phát từ nét tinh hoa của nghệ
thuật gốm Chăm dân gian, thường “mượn hình để tả ý” với kỹ thuật
phủ chấm tạo nên chất mộc mạc, thô đậm chất Chăm. Song nghệ thuật
gốm của Chế Thị Kim Trung là gốm nghệ thuật của một tác giả có học
Mỹ thuật và sử dụng chất liệu tổng hợp: đất nung, đá, cườm, len đã

nhận được giải thưởng triển lãm gốm nghệ thuật Việt như 2008 tại Hà
Nội. Dù muốn hay không đã mở đường cho nghệ thuật gốm của chị.
Bước đầu đã định hình, định vị một phong cách nghệ thuật Chế Thị
Kim Trung. Suy cho cùng phong cách nghệ thuật chính là cuộc đời của
mỗi nghệ sĩ từ vốn sống, vốn hiểu biết, vốn nghệ thuật riêng, với chị,
cảm hứng sáng tạo đều khơi nguồn từ con người và cảnh vật quê
hương, Chế Thị Kim Trung đã biết tiếp thu truyền thống và tinh hoa
nghệ thuật dân tộc Chăm - dân tộc mình.
Với một nữ họa sĩ dân tộc Chăm ở xa các trung tâm Mỹ thuật mà vẫn
say nghề, lao động nghệ thuật miệt mài và thường xuyên có tác phẩm
tham dự các triển lãm. Kim Trung đã biết tự vượt chính mình, th
ật đáng
trân trọng.
Lê Quốc Bảo


×