Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

DANH HOẠ BÙI XUÂN PHÁI NGƯỜI NGHỆ SĨ TÀI HOA VÀ LẶNG LẼ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.59 KB, 10 trang )

DANH HOẠ BÙI XUÂN PHÁI -

NGƯỜI NGHỆ SĨ T
ÀI HOA VÀ
LẶNG LẼ
Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh ngày
1 tháng 9 năm 1920 tại Hà Nội,
làng Kim Hoàng, xã Vân Canh,
huyện Hà Tây, tỉnh Hà Đông,
một làng nổi tiếng với tranh kh
ắc
gỗ dân gian Kim Hoàng. Ông
xuất thân trong một gia đình tiểu
tư sản trung lưu nhà ở phố Hàng
Thiếc, sau chuyển về 87 Hàng
Bút nay gọi là phố Thuốc Bắc.
Chính vì vậy mà ông đã thuộc
lòng từng con đường, ngõ ngách
của 36 phố phường Hà Nội.
Thủa nhỏ, ông học Trường Trí Tri ở phố Hàng Quạt, có năng khiếu về
môn văn, và rất thích vẽ. ở tuổi học sinh ông đã được báo “Cậu ấm Cô
chiêu” đặt vẽ tranh vui thường kỳ

BÙI XUÂN PHÁI-Tốp nhạc chèo-
sơn dầu, 19x26cm
Sau thời gian học lớp dự bị, năm 1941 ông thi đỗ vào Trư
ờng Cao đẳng
Mỹ thuật Đông Dương, khoá 15 (1941 - 1946), cùng với các họa sĩ
Nguyễn Tư Nghiêm, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình Khi còn là sinh
viên ông đã bắt đầu vẽ phố và gửi tranh tham dự triển lãm ở Tokyo.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Bùi Xuân Phái tham gia các hoạt


động mỹ thuật phục vụ cách mạng, vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nhiều chân dung các nhân vật trong tuần lễ văn hoá đón phái
đoàn Đồng Minh tại Nhà hát lớn Hà Nội, đồng thời tham gia Triển lãm
Văn hoá tháng 9/1945. Sau đó ông tham gia Triển lãm Mỹ thuật Tháng
Tám 1946 với các tranh Mẹ con, Đường đi, Giếng nước, Người nằm và
Góc phố, với màu sắc lạ, hoà hợp với chất liệu sơn dầu quánh bện trên
vải, và đã đoạt giải Văn hoá Cứu quốc (trị giá 1000đ).
Bùi Xuân Phái có một kỷ niệm mà bao năm ông vẫn nâng niu trân
trọng. Đó là vào năm 1946, khi ông là nhân viên báo Cứu Quốc, được
cùng đi với đồng chí Xuân Thủy đến dự buổi họp báo có sự tham gia
của Bác Hồ. Được gặp Bác một cách bất ngờ, được đón, nghe từng lời
Bác, ông xúc động và đã không bỏ lỡ dịp may hiếm có vẽ chân dung vị
Chủ tịch Nước vào sổ ghi chép. Sau đó, ông chọn một bức mà ông cho
là đạt nhất, xin chữ ký của Bác. Trên bức họa nhanh của ông đã được
lưu bút tích của Người. Tiếc thay, đến toàn quốc kháng chiến, cuốn sổ
đã bị thất lạc cùng với nhiều tài liệu khác mà ông đã tập hợp trong
nhiều năm. Nhưng hình ảnh thiêng liêng của Người vẫn đọng m
ãi trong
ông.
Cuối năm 1946, khi Trường Mỹ thuật Việt Nam được thành lập tại phố
Lò Đúc, nhiều học sinh đang học Trường Mỹ thuật Đông Dương được
trở về tiếp tục học tập. Bùi Xuân Phái cùng các họa sĩ Nguyễn Tư
Nghiêm, Tạ Thúc Bình về trường làm bài thi tốt nghiệp, nhưng bị dở
dang vì kháng chiến bùng nổ.
Cũng như nhiều văn nghệ sĩ khác, họa sĩ Bùi Xuân Phái lên chiến khu.
Những ngày đầu ở Bắc Kạn, ông làm họa sĩ cho báo Vui Sống và Nhà
Thông tin do ông Nông Quốc Chấn phụ trách. Năm 1947, quân Pháp
nhảy dù xuống Bắc Kạn, Bùi Xuân Phái chuyển về Thanh Hoá (vùng t

do Liên khu IV), nơi có nhiều văn nghệ sĩ đang làm việc, trong đó có

các họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn, Nguyễn
Thị Kim , đi thực tế ở Thanh Hoá (Cầu Thiều, Quán Giát).
Năm 1948, ở Việt Bắc, ông sáng tác các tác phẩm Cây đa nước chảy
(Tuyên Quang), Phố Thầu Cao Bằng, vẽ nhiều tranh chân dung và
phong cảnh.
Năm 1949, Bùi Xuân Phái cùng với Lương Xuân Nhị, Lê Qu
ốc Lộc, Tạ
Tỵ dạy lớp vẽ ở Phù Lưu Chanh (Hà Nam). Lớp học có các học viên
như Văn Đa, Anh Thường, Lê Toàn, Hoàng Quy, Nguyễn Văn Tý (Tý
Bo) Tham gia Triển lãm Mỹ thuật do Uỷ ban Kháng chiến Liên khu
III tổ chức với hai tác phẩm Dân quân - sơn dầu và Đóng thuế nông
nghiệp - tranh cổ động.
Năm 1951, Bùi Xuân Phái trở lại Thanh Hoá và lấy vợ là bà Nguyễn
Thị Sính (sinh năm 1927, nguyên là nữ sinh Đồng Khánh, Huế). Do
chớm bị lao phổi, sức khoẻ yếu, vợ lại sắp sinh con đầu lòng, n
ăm 1952
ông trở lại Hà Nội sống cùng gia đình tại 87 Thuốc Bắc. Chuyến hồi
gia này làm ông bị Pháp bắt giam tại nhà tù Hoả lò 15 ngày vì nghi là
cán bộ Việt Minh vào hoạt động nội thành. Năm 1953, ông mở xưởng
vẽ ngay tại nhà mình, có sự tham gia của các họa sĩ Hoàng Tích Chù,
Hoàng Lập Ngôn, Nguyễn Trọng Niết, Tạ Tỵ Thời gian này ông vẽ
nhiều tranh chân dung, đa số là vẽ vợ con, bạn bè, thân hữu, chân dung
tự họa và thiếu nữ khoả thân, bằng bút chì than phác nhanh và tình
cảm theo khuynh hướng lập thể. Vẽ chân dung là thú vui yêu thích của
ông trong nhiều năm, kể cả sau này khi ông vẽ bằng sơn dầu và bột
màu, và đây cũng là một thành t
ựu sáng tác quan trọng trong nghệ thuật
của ông.
Ngoài ra Bùi Xuân Phái còn làm minh họa, vẽ tranh đả kích v
à sáng tác

mỹ thuật theo yêu cầu hoạt động kháng chiến ở nội thành thông qua
mối liên hệ với ông Nguyễn Bắc (sau là giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội).
Bùi Xuân Phái minh họa cho báo Dân ý, do Ban cán sự vận xuất bản v
à
nhà in Kuy Sơn (phố Thuốc Bắc) phát hành. Báo Dân ý in ở Nhà in Lê
Cường phố Hàng Bồ (ông Lê Cường không lấy tiền giấy và công in),
nhưng báo chỉ ra được năm số, đến số thứ sáu thì Sở mật thám phát
hiện tịch thu và ra lệnh đình bản (tháng 4/1954).
Sau khi hoà bình lập lại, họa sĩ Bùi Xuân Phái tham gia các hoạt động
của giới mỹ thuật thủ đô. Tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 1954 do
Hội Văn nghệ tổ chức, qui tụ hơn 500 tác phẩm của 152 họa sĩ, được
đánh giá là triển lãm lớn nhất từ trước đến thời gian đó ở nước ta, Bùi
Xuân Phái đã gửi đến ba tác phẩm, trong đó có hai tác phẩm bột màu:
Tình quân dân và Em yêu hoà bình cùng một áp phích Ngư
ời Việt Nam
tiêu tiền Việt Nam.
Khi Trường Mỹ thuật Việt Nam được mở lại tại Hà Nội, ông được mời
về làm giảng viên và đã giảng dạy tại trường từ 1956 đến 1957. Thời
gian này, ông cùng họa sĩ Lưu Văn Sìn dẫn sinh viên đi thực tập ở Cao
Bằng, vẽ loạt ký họa về những phụ nữ dệt vải, cảnh chợ phiên, người
miền núi, ngựa Tác phẩm tiêu biểu Phố chợ Nguyên Bình đã được
xây dựng từ một số trong những ghi chép đó. Sau đó, Bùi Xuân Phái l
ại
cùng họa sĩ Nguyễn Tiến Chung dẫn các sinh viên Trần Thị Thanh
Ngọc, Vũ Giáng Hương, Ngọc Thọ, Trọng Cát đi thực tế ở Sài Sơn,
Sơn Tây. Tại đây, ông vẽ loạt tranh về nông thôn, phần lớn l
à tranh sơn
dầu, bột màu, cùng những ký họa chì, bút sắt, thể hiện một làng quê
Việt Nam với những nét đặc trưng đồng bằng Bắc bộ và bằng tình cảm
yêu mến của người họa sĩ.

Cùng thời gian dạy học, ông tham gia minh họa cho một số tờ báo,
trong đó có bức minh họa truyện ngắn Con ngựa già của Phùng Cung
trên báo Nhân Văn số 4 và bức tranh vui đăng trên báo Nhân Văn số 6
đã làm hệ luỵ đến ông. Vì vậy, tháng 10/1957 ông thôi dạy ở Trường
Mỹ thuật và trở thành họa sĩ tự do. Trong sổ tay của mình, Bùi Xuân
Phái dùng bút sắt vẽ chân dung và ghi câu nói của Cézanne bằng tiếng
Pháp: “ Đời không hiểu ta và ta không hiểu đời, vậy nên ta xin thu
mình lại”.
Ông bắt đầu vẽ phố cổ Hà Nội, với 36 phố phường, tường ngói rêu
phong và cổ kính, vẽ Hà Nội chiến đấu. Năm 1958 ông đi lao động
thực tế tại Ba Cùng, Nam Định trong sáu tháng và được bố trí làm việc
tại phân xưởng mộc. Cuối 1958, khi từ Nam Định trở về Hà Nội, ông
nhận làm họa sĩ cho Đoàn chèo Hà Nội. Loạt ký họa về chèo đã được
ông nghiền ngẫm và chuyển thành nhiều tranh sơn d
ầu. Nhiều năm sau,
phong cách này đã trở thành một dòng tranh đặc sắc của ông.
Năm 1964, Bùi Xuân Phái được trở lại biên chế về tổ sáng tác của Hội
Mỹ thuật Việt Nam, cùng với các họa sĩ Văn Giáo, Nguyễn Tư
Nghiêm, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân
Những năm miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Bùi
Xuân Phái cùng Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Tiến Chung đi thực tế ở
Thanh Hoá, ký họa về ngư dân, dân quân và biển Năm 1968, ông lại
cùng với Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Huỳnh
Văn Gấm, Phan Kế An đi thực tế sáng tác ở mỏ than Quảng Ninh,
Hải Phòng, có loạt ký họa và tác phẩm vẽ về Tam Bạc, Cát Bà, Vịnh
Hạ Long và về vùng mỏ.
Ngoài ra ông còn vẽ nhiều tranh phụ nữ khỏa thân và thử nghiệm sáng
tác tranh trừu tượng (1972). Năm 1969 ông gửi tác phẩm Phân xưởng
nhuộm tham dự Triển lãm Mỹ thuật Thủ Đô và được tặng giải thưởng.


1970 - 1972, ông vẽ nhiều tranh bột màu về đề tài tự vệ Hà Nội; một
số tranh tĩnh vật, tự hoạ, có bức được ông vẽ dưới hầm phòng không.
Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái đã có nhiều tác phẩm tranh sơn dầu về đề tài
kháng chiến, phố cổ, chèo ta có thể kể tới các tác phẩm sơn dầu: Hà
Nội kháng chiến (1946); Vợ chồng chèo (1967); Hoá trang sân khấu
chèo, Sân khấu chèo (1968); Phố cổ Hà Nội, Xe bò trong phố cổ
(1972) Năm 1974, người con trai lớn Bùi Kỳ Anh nhập ngũ, ông đã
vẽ nhiều bức tranh về đề tài người chiến sĩ trẻ.
Năm 1978, sau cái chết của người con trai cả, Bùi Xuân Phái vẽ nhiều
tác phẩm tĩnh vật, trong đó có những tác phẩm vẽ về bàn thờ ngư
ời con
trai.
Năm 1979, ông được họa sĩ Lê Đại Chúc lúc đó là trưởng phòng của
Công ty tàu biển mời vào Sài Gòn. Tại đây ông đã gặp gỡ nhiều bạn bè
cũ, vẽ tranh chân dung và phố Sài Gòn. Tại Triển lãm Mỹ thuật Toàn
quốc năm 1980 một triển lãm lớn và tập hợp nhiều tác phẩm của các
họa sĩ ba miền Bắc - Trung - Nam được tổ chức tại Hà Nội, Bùi Xuân
Phái gửi tác phẩm sơn dầu Bến phà Sông Đà tham dự và đã nhận được
giải thưởng.
Năm 1981 ông được Hội Mỹ thuật Việt Nam cử đi vẽ ở Quảng Nam,
Đà Nẵng. Ông đã có loạt ký họa và tranh sơn dầu về bãi biển Mỹ Khê,
phố cổ Hội An. Trong chuyến đi này ông có bảy bức tranh bột màu
tham gia Triển lãm Mỹ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1982, ông
đi Berlin cùng với họa sĩ Phạm Công Thành dự triển lãm và nhận được
giải thưởng đồ họa Leipzig cho bộ tranh minh họa hề chèo. Đây là
chuyến xuất ngoại đầu tiên và cũng là chuyến xuất ngoại duy nhất của
cuộc đời ông. Năm 1983 ông dự Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô với tác
phẩm sơn dầu Quốc Tử Giám và cũng trong năm này Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam đã lưu giữ hai tác phẩm sơn dầu của ông là Cát Bà và
Quốc Tử Giám.

Cuối năm 1984 tại Đại hội Hội Mỹ thuật Việt Nam ông được bầu vào
Ban chấp hành Hội, đây là “chức vụ” duy nhất mà ông đảm nhận trong
cuộc đời mình. Ông tham gia hội đồng nghệ thuật các triển lãm mỹ
thuật thủ đô hàng năm. Năm 1984 ông có triển lãm cá nhân đầu tiên tại
Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Tại triển lãm ông đã phát biểu: “Đây cũng là triển lãm đầu tiên tôi
mạnh dạn đưa ra một phòng tranh riêng. Thật ra cũng đáng lo, không
phải lo thiếu tranh mà cái chính là lo sao cho có một phòng tranh bày
được nhiều tranh đẹp.
Tôi nghĩ nhiều đến trách nhiệm của một ngư
ời nghệ sĩ Tôi nghĩ nhiều
đến bạn bè trong nghệ thuật, những con người am hiểu tường tận nghệ
thuật, con số này tuy không nhiều nhưng tôi cảm thấy mỗi ngày một
nhiều hơn và chính những ý kiến của họ đã làm tôi phải suy nghĩ nhiều
về con đường của mình đang đi.
Thôi thì chất nghề nghiệp và chất nghệ sĩ phải có, và nghệ thuật và
cuộc sống hoà tan vào nhau để ra tác phẩm. Cuối cùng tôi vẫn tin rằng
sự say mê lao động nghệ thuật là điều cần thiết để phát huy được tài
năng. Cái hay chỉ có thể bật ra trong lúc làm vi
ệc, muốn hay trong chốc
lát chỉ là điều hú hoạ”.
Năm 1987, ông tham dự Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô với tác phẩm Bức
tranh thêu bên hồ Gươm.
Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái cùng nhiều họa sĩ khác như Lương Xuân Nhị,
Hoàng Tích Chù, Phạm Viết Song, Quang Phòng, nhà điêu khắc
Nguyễn Thị Kim là các họa sĩ sáng tác thế hệ đầu của nền mỹ thuật
hiện đại Việt Nam gắn bó với hoạt động của phong trào mỹ thuật Thủ
đô Hà Nội, với Hội Văn nghệ Hà Nội từ ngày đầu thành lập năm 1966.
Ông đã cùng các đồng nghiệp luôn luôn sáng tác và tham gia đào tạo,
làm cho phong trào mỹ thuật thủ đô khởi sắc trong những năm kháng

chiến chống Mỹ ác liệt và cả những năm sau này, đặc biệt là việc tổ
chức Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô hàng năm.
Ông mất ngày 24 tháng 6 năm 1988 và được cử hành tang lễ trang
trọng.
Sau khi ông mất, một số nhà sưu tập cùng gia đình đã tổ chức nhiều
triển lãm các tác phẩm của ông tại Hà Nội:”Kháng chiến và thân thể
nữ”, “Trừu tượng” (1991); “Phái không phố” (1992); “Chân dung”
(1993); và triển lãm “Bùi Xuân Phái” tại Thành phố Hồ Chí Minh
(1990).
Năm 1996, ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật.
Ngày 14 tháng 7 năm 2010, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông quyết
định đặt tên 44 đường phố trên địa bàn Hà Nội, trong đó có một phố
mang tên Bùi Xuân Phái tại khu đô thị mới ở huyện Từ Liêm nhân Đại
lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là sự ghi nhân công
lao to lớn của họa sĩ Bùi Xuân Phái đối với sự đóng góp của họa sĩ vào
sự nghiệp xây dựng thủ đô qua các tác phẩm nghệ thuật tạo hình xuất
sắc mà tác giả đã đóng góp cho nền mỹ thuật tạo hình Việt Nam hiện
đại.
TRẦN KHÁNH CHƯƠNG

×