Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HÀNH HƯƠNG VỀ CỐ ĐÔ HOA LƯ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.54 KB, 6 trang )

HÀNH HƯƠNG VỀ CỐ ĐÔ
HOA LƯ
Cố đô Hoa Lư là miền đất
thiêng in đậm dấu ấn lịch sử
hào hùng của các triều đại:
Đinh, Lý, Trần, Lê niềm tự
hào của dân tộc Việt Nam.
“Miền đất hứa” cho sáng tác
văn h
ọc nghệ thuật, không chỉ
cho văn nghệ sĩ Ninh B
ình mà
cho cả văn nghệ sĩ cả nước.
Triển lãm các tác phẩm hội
họa Hành hương v
ề cố đô Hoa
Lư do CLB họa sĩ trẻ Ninh Bình được sự bảo trợ và đầu tư của Hội văn
học nghệ thuật Ninh Bình, liên kết với CLB họa sĩ trẻ Thái Bình được
coi như trở về với cội nguồn dân tộc. Một triển lãm họa sĩ trẻ đầu tiên

một địa phương xa các trung tâm m
ỹ thuật lớn do một hội văn học nghệ
thuật địa phương tổ chức, bảo trợ và đầu tư. Hy vọng mô hình CLB h
ọa
sĩ trẻ và triển lãm mỹ thuật trẻ sớm được nhân rộng ra nhiều địa
phương trong cả nước.

NGUYỄN TRỌNG VĂN-(Ninh Bình)
Sự xâm lấn-sơn dầu, 90x120cm
Một tổ chức Hội chính trị xã hội nghề nghiệp như Hội Mỹ thuật Việt
Nam và các Hội văn học nghệ thuật ở các địa phương thì không thể


không tập hợp văn nghệ sĩ trong một tổ chức trực thuộc Hội, không thể
không xây dựng một đội ngũ kế cận làm thanh xuân về tổ chức và giàu
sức sáng tạo của văn nghệ sĩ trẻ.
Tôi rất mừng triển lãm mỹ thuật trẻ Hành hương về cố đô Hoa Lư đư
ợc
đặt trong một không gian văn hóa nghệ thuật đặc biệt vào ngày hội gi
ao
lưu “nghệ thuật” của 8 hội văn học nghệ thuật: Ninh Bình, Thái Bình,
Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Yên Bái, Sơn La trong
một cuộc hội thảo: “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các địa phương
trong sáng tác văn học nghệ thuật”. Đây là một vấn đề nhạy cảm và b
ức
xúc trong đời sống văn học nghệ thuật hôm nay. Những vị khách mời
đặc biệt của triển lãm không chỉ là những nhà lãnh đạo, quản lý trực
tiếp văn nghệ ở 8 địa phương, hơn thế họ còn là văn nghệ sĩ quen biết.
Tác giả tác phẩm mỹ thuật trẻ đư
ợc trực tiếp đối thoại cả về tổ chức lẫn
nghệ thuật.
Sáng tạo nghệ thuật mà không biết được cội nguồn, không trở về với
cội nguồn, khó nên người và thành danh họa sĩ, nghệ sĩ. Đó chính là
thông điệp của triển lãm mỹ thuật trẻ Hành hương về cố đô Hoa Lư.
Chẳng phải mỗi một con người, hơn thế mỗi một nghệ sĩ đích thực đều
khơi nguồn cảm hứng từ:
Có quá khứ để hồi tưởng
Có hiện tại để nếm trải
Có tương lai để ước mơ
Có điều thiên tài, tài năng nghệ thuật thường phát tiết từ trẻ, cụ thể như
các danh họa của chúng ta: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn
Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Thị Kim từ hồi trên dưới 30 tuổi đã
có những tác phẩm đi vào lòng người, đi vào lịch sử mỹ thuật hiện đại

Việt Nam. Tất nhiên tài năng mỹ thuật trẻ tất cả tùy thuộc vào từng cá
nhân văn nghệ sĩ do trư
ờng đời hun đúc tôn vinh song không thể không
nói đến thể chế xã hội, những Mạnh thường quân mỹ thuật mà ở thời
đại chúng ta là Đảng, Nhà nước và Tổ chức Hội Văn học Nghệ thuật
trực tiếp tổ chức môi trường nghệ thuật, tập hợp đội ngũ sáng tác công
bố tác phẩm mỹ thuật trẻ. Đã đ
ến lúc các vị chủ tịch Hội Văn học Nghệ
thuật không thể thờ ơ với văn nghệ sĩ trẻ, không thể đứng ngoài mỹ
thuật trẻ. Sở dĩ tôi phải dài dòng đôi điều để khẳng định: Hội văn học
nghệ thuật tỉnh Ninh Bình là một địa phương xa các trung tâm m
ỹ thuật
đầu tiên chăm lo mỹ thuật trẻ về tổ chức và triển lãm. Với tư cách là
chủ nhiệm các CLB của Hội Mỹ thuật Việt Nam, chúng tôi đã tổng kết
hoạt động CLB là một hình thức sinh hoạt nghề nghiệp “nối dài cánh
tay” hoạt động Hội. Ban chủ nhiệm cũng như các thành viên CLB phải
bỏ công sức tiền của và tìm kiếm những nguồn tài trợ cho hoạt động
của mình. Không nên chỉ trông chờ vào sự bảo trợ và đầu tư của Hội th
ì
hoạt động CLB mới bền vững và phát triển.
“Vạn sự khởi đầu nan” lần đầu tiên triển lãm mỹ thuật trẻ Ninh Bình
và Thái Bình cùng hành hương về cố đô Hoa Lư đã tập hợp được đội
ngũ đông đảo: 22 tác giả, 10 của Ninh Bình, 12 của Thái Bình, theo tôi
đã là một thành công về tổ chức lẫn nghệ thuật.
Về nghệ thuật
ấn tượng đầu tiên của tôi là ý thức công dân và trách nhiệm nghệ sĩ của
các họa sĩ trẻ. Không ít tác phẩm đã đề cập chúng và kịp thời những
vấn đề bức xúc của đời sống xã hội hôm nay: Sự xâm lấn, Tâm bão,
Triều cường, Không gian của rác, Điôxin, ngược còn lại đ
ều phản ánh

đời sống thường nhật quanh ta với một cách nhìn lạc quan yêu đời thức
dậy những tình cảm thẩm mĩ lành mạnh theo cảm quan của thế hệ
mình. Tôi biết không ít họa sĩ trẻ chỉ lo “chơi nghệ thuật” lo đối ngoại
mà quên mất đối nội _ công chúng yêu mỹ thuật Việt Nam. Các tác
phẩm trong triển lãm hành hương về với cố đô Hoa Lư có khả năng
biểu cảm tốt, giầu cảm xúc và tính thời cuộc.
Dễ thấy nhất là hình thức, chất liệu, kỹ thuật khá phong phú và đa
dạng. Các tác giả đã sử dụng đến 8 chất liệu và thể loại như: sơn dầu,
sơn mài, acrylic, lụa, bột màu, khắc gỗ, khắc thạch cao, in độc bản.
Nhìn chung bước đầu đã biết làm chủ ngôn ngữ, chất liệu, mỗi một thể
loại đều có ngôn ngữ riêng, mỗi một chất liệu đều có một vẻ đẹp đặc
thù và luôn đòi hỏi một kỹ thuật riêng. Không am hiểu tinh tường ngôn
ngữ, không tinh thông chất liệu kỹ thuật thì dù tình cảm có tinh tế đến
đâu cũng bị tê liệt.
Nhiều hơn cả trong triển lãm là tranh sơn dầu, một thể loại, chất liệu
năng động nhất trong đổi mới và cách tân nghệ thuật và có đường biên
nghệ thuật cực rộng từ hiện thực đến phi hiện thực. Với sơn dầu các
họa sĩ tiếp thu các yếu tố tạo hình của các isme hiện đại: Siêu th
ực, Lập
thể, ấn tượng, Biểu hiện trừu tượng, định hình định vị một phong cách
nghệ thuật tâm trạng theo cảm quan của thế hệ trẻ thể hiện khá cụ thể
trong các tác phẩm: Tâm bão của Hoàng D
ũng, Sự xâm lấn của Nguyễn
Trọng Văn, Đioxin của Đinh Văn Phương, Cảm xúc về cổ vật Cố đô
của Cù Cao Khải, Mùa xuân của Tuấn Dũng, Âm thanh cuộc đời của
Trương Viết, Đợi của Nguyễn Xuân Lợi, Phố quê của Nguyễn Văn
Thành, Cá về của Cù Cao Cơ, Nhà ven sông của Đỗ Đức Độ, Đợi của
Phan Nguyễn, Phong cảnh của Lương Tiến Dũng, Ban Mai Xanh của
Đinh Lợi, Bãi sinh cá đẻ của Lương Văn Thuần Thường sử dụng cả
hai thủ pháp gợi và tả không xa vào tả chất tả ánh sáng như nghệ thuật

sơn dầu cổ điển phương Tây một thời.
Còn các chất liệu thể loại khác cũng biết phát huy vẻ đẹp đặc thù ngôn
ngữ thể loại như vẽ lụa Bến sông của Vũ Anh Hùng, Trò chuyện của
Bùi Thanh Liêm. Còn Phan Vi Diễn và Phan Nguyễn sử dụng bột màu
khá có duyên, màu đẹp trong trẻo về hòa sắc như Tuổi th
ơ và Trung du.
Phạm Quốc Thắng vẽ nhiều tranh acrylic thường cách điệu về hình, nét
kết hợp với mảng, không sa vào nắm bắt hình sắc vốn có của chất liệu
như Ngược và Cao nguyên đỏ. Tranh khắc gỗ đen trắng “phong cảnh”
của Cù Cao Cơ ít màu mà nhiều sắc. Các tranh sơn mài Xuống chợ của
Bùi Thanh Liêm, Cảng cá của Trương Viết theo tiêu chí tranh sơn mài
truyền thống theo cảm quan của thế hệ trẻ. Tranh tĩnh vật, khắc thạch
cao của Bùi Thanh Liêm cho thấy khả năng tả chất, diễn chất rất đạt
của anh. Tranh Không gian của rác in độc bản của Khổng Minh Hưng
và Tan ca của Phạm Đức Tài hài hòa giữa thực và hư, hiện và ảo. Còn
Động vật biển sử dụng chất liệu tổng hợp của Cù Cao Khải đa chất liệu
thật nhưng chưa thấy đa chất, mỗi một chất liệu đều có một chất riêng
và quan trọng hơn là biết tôn vinh lẫn nhau trong một tác phẩm.
Các tác giả có tranh tham dự triển lãm Hành hương về cố đô Hoa Lư đ
ã
cố gắng rất nhiều để có tác phẩm tham dự triển lãm. Một vốn quý mỹ
thuật của hai địa phương Ninh Bình và Thái Bình được đào tạo bài b
ản,
hơn thế còn yêu nghề, còn vẽ. Sáng tác phải được đi đôi với công bố
tiêu thụ tác phẩm mới nuôi dưỡng được tình yêu nghệ thuật. Khó thay
đối với họa sĩ trẻ ở các địa phương xa trung tâm mỹ thuật? Một khi
được Hội văn học nghệ thuật địa phương quan tâm, tập hợp vào t
ổ chức
Hội, tạo điều kiện cho sáng tác và công bố tác phẩm như tiếp sức cho
tình yêu và con đường nghệ thuật của mình. Chính vì lẽ đó tôi đánh giá

cao triển lãm mỹ thuật Hành hương về cố đô Hoa Lư của CLB họa sĩ
trẻ Ninh Bình và Thái Bình cả về mặt tổ chức lẫn nghệ thuật. Đặc biệt
là Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình đã trở thành một Mạnh
Thường Quân mỹ thuật đầu tiên ở các địa phương xa. Một lần nữa tôi
hy vọng mô hình CLB họa sĩ trẻ và triển lãm mỹ thuật trẻ được nhân
rộng ra nhiều địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa. Hãy hi vọng và
chờ đợi Chủ tịch các Hội Văn học Nghệ thuật trong cả nước quan tâm
đến mỹ thuật trẻ như Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tỉnh Ninh Bình.

LÊ QUỐC BẢO

×