Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGƯỜI ĐÀN BÀ VẼ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.96 KB, 5 trang )

NGƯỜI ĐÀN BÀ VẼ


PHAN THỊ LAN HƯƠNG-Nắng sớm-sơn dầu,
100x100cm

Lần đầu tiên tôi biết Lan Hương, khi chị còn ngồi trên ghế nhà trường
đại học mỹ thuật Huế năm 1978. Chị là một nữ sinh viên duyên dáng,
xinh đẹp có cá tính nổi bật lên trong đám học trò.
Sau này, tôi nhiều lần gặp lại chị với tư cách là một họa sĩ thường
xuyên có tranh tham dự triển lãm mỹ thuật khu vực và giải thưởng
hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm mỹ thuật Toàn quốc.
Đặc biệt, trong triển lãm cá nhân năm 1998 tại Thủ đô Hà Nội, mà tôi
được chị tin cậy nhờ viết lời giới thiệu họp báo, đọc lời khai mạc triển
lãm tôi mới hiểu Lan Hương có một chốn đôi quê. Chị sinh trư
ởng, học
tập mỹ thuật tại Huế mộng mơ, lập nghiệp thành danh họa sĩ trên đất v
õ
Bình Định. Lan Hương là một nữ họa sĩ đa đoan với một nghị lực hiếm
có vượt lên số phận để được sống hết mình cho nghệ thuật.
Các họa sĩ sống xa các trung tâm mỹ thuật thường gặp khó khăn trong
nghề nghiệp, nhất là một nữ họa sĩ như Lan Hương. Nhưng chị vẫn
thường xuyên sáng tác – công bố trong các triển lãm mỹ thuật toàn
quốc, triển lãm mỹ thuật hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Đặc
biệt đã 4 lần triển lãm cá nhân: 2 lần ở Bình Định, 1 lần ở thành ph
ố Hồ
Chí Minh và 1 lần ở Thủ đô Hà Nội. Điều này không phải họa sĩ nào,
nhất là các nữ họa sĩ ở các địa phương hội đủ nghị lực, tự tin công bố
tác phẩm của mình trong một triển lãm cá nhân ở Thủ đô Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh (hơi hiếm đấy). Như một lời cám ơn được coi
là tên của triển lãm tranh sơn dầu tháng 3/2009 tại Bình Định. Theo tôi


cũng có thể tên chung của cả 5 triển lãm cá nhân. Đây như một quá
trình tự tìm đường, tự tìm mình, tự vượt chính mình, tự khẳng định
mình trên con đường chiếm lĩnh cái đẹp đích thực của nghệ thuật của
chị. Không thể không cám ơn trường đời tạo cho nữ họa sĩ Lan Hương
được đối thoại với chính mình, với đồng nghiệp và công chúng yêu mỹ
thuật ở cả 3 miền Trung, Nam, Bắc.
Mỗi một họa sĩ đều có một “miền đất hứa”, với Lan Hương đó là Huế
mộng mơ và đất võ Bình Định. Song cảm hứng sáng tạo chủ đạo của
chị là: “vẻ đẹp của người phụ nữ là một đề tài đặc biệt xuyên suốt quá
trình sáng tác của tôi” như lời chị tự bạch. Âu cũng là lẽ thường tình
không thể cưỡng lại đư
ợc của giới mỹ thuật nói chung. Đặc biệt đối với
“phái đẹp tự tôn vinh phái đẹp” đã tạo nên một dòng chảy, một phong
cách nghệ thuật riêng, một quan niệm , một cách tiếp cận hiện thực của
Lan Hương. Chị vẽ trên nhiều chất liệu: sơn mài, sơn dầu, lụa, dán
giấy tuy chất liệu chỉ là một phương tiện, song không có nó khó tạo
nên các hình thức mới. Mỗi một chất liệu đều có một vẻ đẹp đặc thù và
luôn đòi hỏi một kỹ thuật riêng. Không am hiểu chất liệu và tinh thông
kỹ thuật khó tạo nên tác phẩm đẹp. Không ít tác phẩm sơn dầu, sơn
mài, lụa của chị khá có duyên nhờ làm chủ được chất liệu, kỹ thuật: cái
lộng lẫy vàng son của sơn mài, cái óng ả nhung mịn của lụa. Lan
Hương vẽ nhiều tranh sơn dầu hơn, phải chăng đó cũng là sở trường
của chị. Nghệ thuật sơn dầu của Lan Hương biết tiếp thu phong cách
sơn dầu, sử dụng cả hai thủ pháp gợi và tả đậm bản sắc dân tộc Việt
Nam của các thế hệ cha anh theo cảm quan của thế hệ mình. Biết tiếp
thu các yếu tố tạo hình của chủ nghĩa hiện đại: Siêu thực, Lập thể, ấn
tượng, Biểu hiện, Trừu tượng tạo nên một hình thức tạo hình giàu
phẩm chất dân tộc và thời đại. Tiêu biểu là các tác phẩm Người đàn bà
vẽ, thực chất là chân dung tự họa của Lan Hương, một tuyên ngôn ngh


thuật trong một không gian mở. Mở lòng mình đối thoại với trư
ờng đời.
Những chàng trai xứ biển một góc nhìn trái sáng, đặc tả những tấm
lưng trần to bè của những chàng trai vùng biển, những dấu chân to nhỏ
ẩn hiện trên cát trong một không gian gần như thật. Tác phẩm Số phận
được tả nhìn từ trên cao thấy được toàn cảnh số phận của một con
người trong một không gian thuận mắt. Còn Hương biển hình tượng
nghệ thuật cụ thể hơn là hình tượng nhân vật ẩn hiện trong một không
gian ước lệ. Nhiều góc nhìn, đa bút pháp tất cả nhằm khắc họa một
triết lý nhân sinh. Định hình, định vị một phong cách hiện thực tâm
trạng - mộng mơ giàu nữ tính Lan Hương.
Năm 2010 tôi có dạy một lớp Đại học mỹ thuật tại trường Văn hóa
Bình Định liên kết với trường Đại học Huế. Trong lớp có nhiều em là
học trò Lan Hương có khoe với tôi cô giáo vừa có một triển lãm cá
nhân 40 tác phẩm sơn dầu nhân ngày phụ nữ 8/3 tại Bình Định. Còn
tôi, tôi nói với các em: Một họa sĩ, nhà giáo dạy mỹ thuật muốn dạy tốt
không thể không sáng tác tốt, chính các tác phẩm của thày cô là bài h
ọc
bổ ích có sức thuyết phục sinh viên nhất. Buồn thay không phải th
ày cô
nào dạy mỹ thuật cũng thường xuyên sáng tác, chưa nói đến sáng tác
tốt như Lan Hương.
Sau hơn 30 năm cầm cọ và giảng dạy Lan Hương đã lên tới chức b
à, tôi
chúc mừng chị. ấy thế mà chị còn nói với tôi muốn có một triển lãm cá
nhân nữa tại Thủ đô Hà Nội, và tôi nói vui: nhớ đem theo cây vợt
tennis để thư giãn, tăng thể lực như lần trước. Quả thật với Phan Thị
Lan Hương chị đúng là “một người đàn bà vẽ” vẫn yêu đời và say
nghề.
LÊ QUỐC BẢO


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×