Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VẺ ĐẸP TOẢ SÁNG TỪ QUÊ HƯƠNG THỨ HAI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.81 KB, 5 trang )

VẺ ĐẸP TOẢ SÁNG TỪ QUÊ
HƯƠNG THỨ HAI


TRƯƠNG HÁN MINH-Cầu Thê HÚc-Thuỷ
mặc

Tranh thủy mạc và nghệ thuật Thư pháp - Thư họa Trung Hoa vốn có
từ lâu đời. Thịnh hành nhất vào hai thời Đường - Tống (TK VII - TK
XIII).
Tên tuổi và tác phẩm các “Họa gia - Thần bút” của nền Quốc họa thủy
mạc Trung Hoa cổ, cho đến nay vẫn được xem là những ngôi sao sáng
trên bầu trời nghệ thuật Châu á, Phương Đông: Diên Lập Bản, Chu
Phỏng, Hàn Cán, Vương Duy (đời Đường). Cố Hoành Trung, Thạch
Các, Lý Công Lân, Lương Khải, Nghê Tản, Huy Tông, Hạ Khuê, Mã
Viễn, Quách Hy, Mục Khê (đời Tống). Đường Dần (đời Minh),
Vương Nguyên Kỳ (đời Thanh), Tề Bạch Thạch thời cận đại
Đối chiếu với phòng tranh của Trương Hán Minh hôm nay, dù lịch sử
đã khép lại nhưng dư vang của lịch sử thì vẫn vọng về trong hiện tại và
tương lai, giống như dòng chảy liên tục của mạch nguồn, dù đã tiệm
tiến, hoặc ngưng đọng, nó vẫn không dứt những đường thông nối tiếp
để trường tồn, tự tại.
Khác với các họa sĩ tiền bối nơi quê hương gốc thường vẽ với nhiều
phong cách, bút pháp khác nhau với những đề tài điển cố, sinh hoạt
cung đình, lễ hội, danh gia, đạo sĩ, hiền sĩ, phong cảnh núi sông
Trương Hán Minh hầu như chỉ chuyên về đề tài phong cảnh núi sông,
cây cỏ, chim muông, hoa, cá, lá Một điểm khác nữa, các danh họa
xưa hầu như chỉ vẽ thủy mạc một màu đen trên giấy trắng, nay tranh
Trương Hán Minh lại chiếm một tỉ lệ cao về màu sắc rực rỡ, giàu chất
trang trí, so với mỹ thuật truyền thống vốn dè xẻn màu sắc, đường nét,
lại luôn giành ra những không gian trống vắng cho bố cục tranh mà các


nhà phê bình gọi là “không gian suy tưởng, không gian triết học”.
Vẻ đẹp “quy chuẩn” của quốc họa thủy mạc thường là giản đơn, tinh
lọc, nắm bắt được điển hình cảnh vật, con người thì mới được xem là
đạt. Ngược lại, những tranh còn quá nệ vào tự nhiên, sa vào chi tiết,
chưa nắm bắt được cái hồn, cái thần của cảnh vật, con người thì chưa
xem là đạt. Phải chăng những tranh truyền thống được tôn vinh như
Chân dung Lý Bạch của Lương Khải (thời Tống), hoặc bức Đạo sĩ và
con Hổ của Thạch Các, Ngựa và mã phu của Lý Công Lân (mực nho
đen trắng) chỉ bằng những đường nét đậm nhạt, giản lược tinh tế mà
thật có hồn, có thần. Hoặc những tranh phong cảnh của Mễ Phất, Mã
Viên, Cao Khắc Cung (đời Tống), chỉ vẽ mực nho trên giấy xuyến chỉ
trắng, nhưng giàu tính khái quát hóa, giản lược hóa, tạo được không
gian trống, mà tranh có chiều sâu tâm tưởng, đầy tính triết lý nhân sinh.

Những bức tranh của Trương Hán Minh như Sen mùa Hạ (trang 63
vựng tập triển lãm), Thiên Sơn Vạn Thủy, Thu sơn thơ ý, Ký ức Sa Pa,
Xuân sắc vô biên, Phong thu, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên (ý
thơ Bác Hồ) đều đã hướng theo chuẩn đẹp của quốc họa, đầy thanh
khiết, ý nhị
50 lần triển lãm trong và ngoài nước, trong đó có 3 lần triển lãm tại Hà
Nội. Trương Hán Minh còn là sáng lập viên hai câu lạc bộ mang t
ên tác
giả: “Hán Minh nghệ uyển , “Lĩnh Nam nghệ uyển “, ông lại có tuyển
tập trọn bộ được đánh số. Rõ ràng họa sĩ đã lao động hết mình vì nghề
nghiệp với một cường độ cao, đầy hào hứng, không mệt mỏi của một
họa sĩ - họa sư đúng nghĩa mà tuổi đời đã bước vào ngưỡng lục tuần xế
bóng (ông sinh năm 1950).
Cuộc trưng bày đã gây được ấn tượng tốt đẹp với công chúng và giới
yêu nghệ thuật Thủ đô. Ông xứng đáng được vinh danh là họa sĩ của
nhân dân; là người luôn có tấm lòng rộng mở, đặc biệt đối với người

nghèo. Với 3.6 tỷ tiền bán tranh được ông trích làm quỹ từ thiện, đó
vừa là hảo tâm vừa là nhân cách của người nghệ sĩ luôn hướng theo lý
tưởng chân – thiện - mỹ và cái đẹp nhân văn của nghệ thuật. Thật đáng
quý và đáng trọng.
Chưa bàn nhiều về chất lượng hiệu quả nghệ thuật cũng như ảnh hư
ởng
của các cuộc trưng bày, và phổ cập qua sách và vựng tập, chỉ tính đến
số tranh mà ông đã vẽ, đã bán, đã tặng cho các nhà chơi tranh, nhà sưu
tập nghệ thuật doanh nhân, chính khách, nhà ngoại giao, nhà kinh tế
đã đủ chứng minh những thành tựu tích cực mà ông đã đạt được.
Bằng lao động nghệ thuật, ông đã bắc được nhịp cầu hữu nghị đầy tình
thân ái giữa 2 dân tộc Việt - Hoa. Ông xứng đáng là đứa con Hiếu -
Nghĩa của 2 quê hương, 2 dân tộc Hoa - Việt
Tuy nhiên, hơn ai hết người nghệ sĩ dù sống vào thời đại nào cũng
mong muốn được bộc lộ tài năng và cá tính của mình qua tác phẩm; và
họ cũng luôn ý thức rằng phải tránh không đi vào con đường mòn đã
cũ, thiếu sáng tạo. Cuộc triển lãm quy mô lần này của Trương Hán
Minh vừa là niềm tự hào, cũng vừa là những trải nghiệm quý giá giúp
người nghệ sĩ có thêm nhận thức mới trong lao động sáng tạo của m
ình,
đặng hướng tới sự nghiệp nghệ thuật ngày càng thăng tiến hơn.
TRẦN THỨC

×