Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự tham lam (Bài 2/5) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.78 KB, 4 trang )




Sự tham lam (Bài 2/5)

Biết đủ là một dạng giới hạn. Những người biết tự thỏa mãn luôn luôn mỉm
cười mà đối mặt với cuộc sống, trong mắt của người biết đủ, cuộc đời này
không có gì là không thể giải quyết được., không có dòng sông nào là không
bơi qua được, họ biết tìm nấc thang phù hợp với chính mình, tuyệt đối không
tự làm khổ mình.

Sự tham lam (Bài 2/5)
Bài2: Không biết đủ mới vui

Biế
t đủ là một suy nghĩ lớn. “Chiếc bụng” lớn đó có thể chứa tất cả mọi việc
trong thiên hạ. Những cạnh tranh và chiếm đoạt quá mức đều trở nên thừa
thãi. Trên chiếc cân tiểu li của họ không có điều gì dễ làm cho tâm lý họ cân
bằng hơn là sự biết đủ.

Biết đủ chính là một kiểu khoan dung, khoan dung đối với con người, khoan
dung đối với xã hội, khoan dung
đối với chính mình. Chỉ có như vậy chúng ta
mới có được môi trường sinh tồn thoải mái nhất.

Câu tục ngữ: “Có biết đủ mới vui” chắc hẳn ai cũng biết. Vậy tại sao ngày
hôm nay chúng ta lại nói “Không biết đủ mới vui”?

Biết đủ mới vui ý muốn nói trong cuộc sống con người biết thoả mãn với
những gì mà mình có được. Xét từ ý nghĩa này thì điều đó có thể mang lại sự
tự an ủi cho con người. Vậy đối với nghề nghiệp thì sao? Nhất định không thể


“ Biết
đủ mới vui” được mà phải là “Không biết đủ mới vui”.

Trong quá trình đeo đuổi nghề nghiệp, chỉ có “Không biết đủ” mới có thể
“vui vẻ” được. Lương Hiểu Thanh rất thích văn học, sau rất nhiều sáng tác,
anh đã viết được một tập tiểu thuyết ngắn “Giám đốc Cảnh”, anh cũng đã đảm
nhận cảm giác hạnh phúc của sự phấn đấu, niềm vui của thành công bướ
c
đầu. Sau đó anh tiếp tục viết một tác phẩm có ảnh hưởng như “Đó là một
mảnh đất thần kì” và liên tiếp đoạt giải Tiểu thuyết ngắn và vừa. Bây giờ anh
vẫn không ngừng sáng tác các tiểu thuyết dài “Ánh sáng thành phố” và một
tác phẩm ngắn phản ánh mối quan hệ của hai nước Trung Quốc và Liên Xô
cũ. Trả lời phỏng vấn Lương Hiểu Thanh đã nói rằng: “Đối v
ới các tác phẩm
của mình, tuy rằng năm nay tôi đã đạt liên tiếp hai giải cho tiểu thuyết ngắn
và vừa nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa đủ”. Chính bởi vậy có thể thấy, động cơ
thúc đẩy thành công của sự nghiệp chính là “Không biết đủ”. Có thể giả thiết
nếu như sau khi Lương Hiểu Thanh cho ra đời cuốn tiểu thuyết ngắn đầu tiên
biết đủ mà dừng bước thì s
ẽ không bao giờ có cơ hội tận hưởng niềm vui khi
có được giải thưởng của các tác phẩm khác.

Có trí tuệ phải biết nhìn xa trông rộng, đây chính là điểm mấu chốt của sự biết
đủ, nếu như chỉ có cái nhìn nông cạn, mục tiêu thấp kém thì rất dễ cảm thấy
thoả mãn, làm cho con người ta dừng bước mà không tiến về phía trước.
Trong sự nghiệp chỉ có những mục tiêu cao xa mới khiến chúng ta không biết
đủ, mới không ngừng phấn đấu, có cống hiến lớn lao cho xã hội. Giả Bình Ao
khi nhớ lại cuộc đời sáng tác văn học của mình, từng bước từng bước đưa con
đường sáng tác của mình lên những bậc thang cao hơn, ông nói: “Con đường
đi của tôi chỉ có thể là bước lên bậc thang cao hơn, chỉ có thể tiến lên trên”.

Đi đến bậc nào đ
ây? Trong gian phòng của mình, ông có treo một tấm khung
gương, trên đó ông có viết câu nói của diễn viên chính đóng trong bộ phim
truyền hình Nhật Bản “Nữ tướng bóng chuyền” Tiểu Lộc Thuần Tử “Mục
tiêu của tôi là thế vận hội Ôlympic”.

Sự nghiệp đang kêu gọi chúng ta không bao giờ được biết đủ, luôn luôn phải
leo lên những đỉnh núi cao hơn, bạn sẽ được đền đáp bởi từng bước thành
công và của những n
ụ cười.

Thực ra thì biết đủ cũng tốt mà không biết đủ cũng tốt, điều quan trọng là
chúng ta phải có tâm lý vững vàng không thể chỉ biết có đủ mà không đến
không đủ, biết đủ khi sống cuộc sống bình dị của chính mình và không biết đủ
trên con đường tìm kiếm trước mắt.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×