Chương II:
Lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam được phân thành
3 thời kỳ chính:
I. Thời kỳ trước năm 1954
II. Thời kỳ 1954 đến 1975
III. Thời kỳ 1975 đến nay
I. Thời kỳ trước năm 1954
Được chia thành các giai đoạn:
I.1. Giai đoạn trước năm 1852
- Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
-
Nền khoa học đặc biệt là khoa học địa chất nhìn chung chưa có gì
-
Một số mỏ đã được khai thác chủ yếu tập trung vào các mỏ đồng,
vàng, bạc, sắt, chì, kẽm để phục vụ cho nhu cầu trang sức, rèn đúc
công cụ và vũ khí
-
Các hiểu biết về địa chất chủ yếu là dựa trên kinh nghiệp đúc kết về mối
liên quan giữa cây cỏ, hoa lá trên mặt đất và khoáng sản
-
Một số mỏ đã được khai thác như: mỏ đồng Long Tụ, Sảng Mộc
(Thái Nguyên), mỏ bạc Long Xinh (Hà Giang) v.v
Các nghiên cứu địa chất Việt Nam và Đông Dương do người
Pháp tiến hành
-
Trong những năm 1852 đến 1898, chủ yếu là các công trình
nghiên cứu lẻ tẻ, cục bộ về các hóa thạch trong các bồn trũng
chứa than. Các công trình này đã có những đóng góp đáng kể
về những hiểu biết về hóa thạch Trias trên thế giới, nổi bật là
các công trình nghiên cứu của Zeiller R. (1903)
-
Năm 1898, đánh dấu một thời kỳ mới trong nghiên cứu địa chất
nước ta với điểm mốc là sự ra đời của Sở Địa chất Đông Dương
I.2. Giai đoạn 1852 đến 1954
-
Từ năm 1898 đến năm 1954 hàng loạt những nghiên cứu hệ thống
mang tính khu vực và chuyên đề ra đới. Đáng kể nhất là những nghiên
cứu về địa chất và cổ sinh của Deprat J. và Mansuy H. (1912-1913);
các bản đồ địa chất khu vực lần lượt ra đời như “Bản đồ địa chất vùng
Bắc Trung Bộ và các vùng kế cận của Lào” tỷ lệ 1/400.000 của
Fromaget J., 1927; “Nghiên cứu địa chất Trung Đông Dương khoảng
giữa Mê Kông và Touran” của Hoffet J.H. (1927-1931); chuyên khảo
“Xứ Đông Pháp, cấu tạo địa chất, đá, các mỏ và mối liên quan có thể
của chúng với kiến tạo địa chất” và Bản đồ địa chất Đông Dương kèm
theo của Fromaget J. (1941); Các bản đồ tỷ lệ 1/500.000 “Trung bộ và
Hạ Lào”, “Vinh”, Mông Tự, Cao Bằng, Hà Nội v.v. của Fromaget J.
(1927-1952).
I.2. Giai đoạn 1852 đến 1954
I.2. Giai đoạn 1852 đến 1954
Các nghiên cứu của các tác giả Pháp mặc dù đã dừng lại sau năm
1954, nhưng những kết quả vẫn được công bố trong những công trình
khoa học trên thế giới như: “Địa chất Đông Dương”, “Từ điển địa tầng
Đông Dương” (1956) và “Tân kiến tạo Đông Dương (1967) của Saurin E.;
“Tổng quan về địa chất và tài nguyên khoáng của Campuchia, Lào và
Việt Nam” của Fontaine và Workman (1978)
-
Nhìn chung, mặc dù những nghiên cứu
của các nhà khoa học Pháp được tiến
hành khá sớm trong điều kiện có hạn của
thiết bị kỹ thuật, sự gián đoạn bởi chiến
tranh cũng như mục đích phục vụ chủ yếu
cho tìm kiếm và thăm dò các mỏ quặng,
nhưng đã có những cống hiến lớn cho
nghành khoa học địa chất Việt Nam, làm
nền tảng cho những nghiên cứu về sau
- Các kết quả nghiên cứu của các nhà hoa
học Pháp đặc biệt là các công trình của
Fromaget J., Saurin E. và Deprat J. có giá
trị tham khảo cao đặc biệt là các công bố
khoa học quốc tế
Một số nhận định
Một số nhận định
I.2. Giai đoạn 1852 đến 1954
Đặc biệt các nhà khoa học Pháp đã đề xuất “Hoạt động tạo núi Indosini”
Tại Việt Nam trong Permi muộn – Trias sớm tại Việt Nam, đặt nền tảng cho
những nghiên cứu địa chất Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung, một
vấn đề hiện đang là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên
thế giới
II. Thời kỳ 1954 đến 1975
II. Thời kỳ 1954 đến 1975
-
Là một thời kỳ nghiên cứu quan trọng trong lịch sử nghiên cứu địa
chất Việt Nam
-
Dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, các nước Đông Âu và
Trung Quốc, nghành địa chất Việt Nam đã nhanh chóng đào tạo được
một đội ngũ cán bộ địa chất, đã hoàn thành việc lập các bản đồ địa
chất Miến Bắc Việt Nam và Vịnh Bắc Bộ và một số tờ bản đồ
1/200.000, các vùng triển vọng khoáng sản được đầu tư tìm kiếm
thăm dò và nghiên cứu chi tiết.
-
Tư tưởng chủ đạo là “Học thuyết kiến tạo tĩnh”
-
1961 ra đời “Tạp chí địa chất”; 1962 ra đời “Tạp chí các khoa học về trái đất”
-
Tác phẩm nổi tiếng là bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 Miền Bắc được
các nhà địa chất Liên Xô và Việt Nam hoàn thành dưới sự chỉ đạo của
Dovjikop A.E (1965) với bản thuyết minh dày 665 tr. Công trình là nền
tảng cung cấp đầy đủ thông tin về địa chất Việt Nam, phục vụ cho công
cuộc tìm kiếm, thăm dò khoáng sản và nghiên cứu khoa học.
-
Công trình là một tài liệu nghiên cứu có hệ thống về địa tầng, magma,
kiến tạo, khoáng sản, địa chất thủy văn – công trình của toàn bộ miền
bắc Việt Nam.
Lô Gâm-
Phú Ngữ
Đới An Châu
Đ
ớ
i
D
u
y
ê
n
H
ả
i
MườngTè
-
Từ năm 1966, Miền Bắc tiến hành công tác đo vẽ lạp bản đồ địa chất và điều
tra khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 do các nhà địa chất Việt Nam dưới sự hợp tác
của Cục bản đồ địa chất, các trường đại học, các Viện nghiên cứu. Năm 1972
xuất bản “Bản đồ khoáng sản Miền Bắc Việt Nam” (Lê Văn Cự và nnk., 1972).
Năm 1977 các kết quả nghiên cứu được tổng kết trong “Bản đồ địa chất Việt
Nam, phần Miền Bắc” tỷ lệ 1/1000.000 (Trần Văn Trị và nnk.) Loạt tờ
“Bản đồ địa chất 1/200.000 Tây Bắc Bộ” hiệu đính (Phan Cự Tiến và nnk.)
Trong thời kỳ này Miền nam Việt Nam tìm
ra dầu khí ở mỏ Bạch Hổ
III. Thời kỳ 1975 đến nay
-
Là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của công tác địa chất
-
Chúng ta đã hoàn thành được công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều
tra khoáng sản, địa hóa vỏ phong hóa, từ hàng không v.v. tỷ lệ
1/500.000; bàn đồ địa chất và khoáng sản 1/200.000 toàn quốc
-
Tính đến thời điểm hiện tại đã phủ kín bản đồ địa chất và điều tra
khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 cùng với các bản đồ trọng sa kim lượng,
địa chất thủy văn – địa chất công trình v.v. cho 60% diện tích đất
nước
-
Hàng loạt các chuyên đề về Kiến tạo, sinh khoáng, thạch học, cổ sinh địa
tầng, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa vật lý v.v gắn bó với những
tên tuổi của ngành địa chất Việt Nam
+ Kiến tạo – sinh khoáng: Trần Văn Trị, Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân
Bao, Lê Duy, Bách Dương Đức Kiêm, Lê Như Lai, Võ Năng Lạc, Phan
Văn Quýnh, Phạm Huy Long, Nguyễn Xuân Tùng v.v.
+ Thạch luận đá magma: Huỳnh Trung, Đào Đình Thục, Bùi Minh Tâm,
Trần Trọng Hòa v.v
+ Thạch luận đá biến chất: Phan Trường Thị, Trần Quốc Hải, Trần Tất
Thắng v.v.
+ Cổ sinh địa tầng: Nguyễn Văn Chiển, Tống Duy Thanh, Đặng Vũ Khúc,
Phan Cự Tiến v.v.
+ Địa mạo – Tân kiến tạo và trầm tích Đệ Tứ: Lê Đức An, Nguyễn Địch Dỹ,
Đặng Văn Bát, Lê Triều Việt v.v.
+ Địa hóa vỏ phong hóa: Nguyễn Thành Vạn, Phạm Văn An v.v
… Và hàng trăm luận văn tiến sĩ, các bài báo khoa học của
các tác giả trong và ngoài nước làm phong phú thêm cho
những hiểu biết về Địa chất Việt Nam….
… Tóm lại, lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam đã trải qua
hơn 150 năm kể từ khi người Pháp đặt chân đến miền đất
này. Với công sức và trí tuệ của biết bao thế hệ nhà địa chất
cả trong và ngoài nước, bức tranh địa chất ngày càng sáng
tỏ, tuy nhiên đây đó vẫn còn nhiều điều khúc mắc, chưa được
sáng tỏ. Các thế hệ kế tiếp còn nhiều việc phải làm theo
hướng tiếp thu có chọn lọc các thành quả đạt được của
người đi trước, đổi mới tư duy lý luận và hệ phương pháp
nghiên cứu, cũng như quan tâm đào tạo chuyên gia, tăng
cường cơ sở vật chất và cải cách tổ chức nhằm sớm đưa sự
nghiệp điều tra địa chất Việt Nam tiến kịp và hội nhập mạnh
mẽ với địa chất thế giới.