ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUÂT VIỆT NAM
1. Tên và thời lượng môn học
Tên môn học : Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
Thời lượng môn học : 30 tiết
2. Vị trí môn học
Đây là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học Luật, là một trong
những nội dung quan trọng của đào tạo cử nhân luật, nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện
cho người học.
Môn học này được thiết kế học sau các môn : Triết học Mác – Lê nin, môn Lý
luận về Nhà nước và Lý luận về Pháp luật. Và có thể bố trí học vào bất kỳ học kỳ nào
trong khóa học.
3. Mục tiêu môn học
Sau khi hoàn tất chương trình môn học này, người học có thể :
+ Nắm biết được các kiến thức cơ bản về quá trình ra đời, tồn tại và phát triển
của Nhà nước và Pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc cho đến các giai đoạn phát triển
của lịch sử.
+ So sánh và phân tích được những quy định về tổ chức và hoạt động của Nhà
nước cũng như của pháp luật ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của lịch sử.
+ Nhận thức và lý giải được những nguyên nhân đã dẫn đến sự hình thành, thay
đổi của những quy định về tổ chức và hoạt động của Nhà nước cũng như pháp luật ở
Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử. Trên cơ sở đó, góp phần kế thừa và phát huy bản
sắc, văn hóa pháp lý của dân tộc.
4. Yêu cầu môn học
- Đối với người học : để học môn này có kết quả cần phải có sự tham gia đầy đủ
và nghiêm túc của người học, việc đọc các tài liệu được giảng viên giới thiệu trước và
sau khi đến lớp cũng hết sức cần thiết. Trong các buổi giảng và thảo luận trên lớp,
người học phải nắm bắt được các nội dung cơ bản, cần có sự trao đổi khi gặp khó
khăn, đồng thời khuyến khích thảo luận, tranh luận và giải thích các vấn đề được được
đặt ra của môn học.
- Đối với nhà trường : trang bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để phục vụ cho môn
học, đảm bảo về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy.
5. Nội dung môn học
- Trong chương trình đào tạo cử nhân luật tại trường Đại học Cần Thơ, môn học
Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam là môn học nghiên cứu một cách cơ bản quá
1
trình hình thành và phát triển của bộ máy Nhà nước, pháp luật trong lịch sử Việt Nam
cho đến trước năm 1884. Nội dung môn học được chia làm 7 bài, cụ thể như sau :
6. Phương pháp giảng dạy và đánh giá môn học
- Nội dung và các mục tiêu của môn học sẽ được làm rõ bằng sự kết hợp của
các phương pháp như: phương pháp thuyết giảng (nhằm cung cấp những thông tin,
kiến thức cơ bản, nền tảng cho người học) và phương pháp thảo luận, tranh luận (nhằm
giúp người học kiểm tra lại khả năng tiếp thu và phát triển khả năng đánh giá, phân
tích, so sánh và làm việc nhóm). Ngoài ra, các buổi thuyết trình theo các đề tài được
giáo viên định hướng sẽ giúp người học có thêm nhiều kỹ năng và kiến thức.
- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên sẽ đặt ra các câu hỏi dưới nhiều hình
thức khác nhau, như: câu hỏi trắc nghiệm giúp người học nhớ lại những nội dung cơ
bản của bài, câu hỏi nhận định giúp người học có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của
mình và câu hỏi tổng hợp, phân tích hay so sánh giúp người học làm quen với dạng đề
thi sẽ làm trong kiểm tra cuối môn học
- Mỗi học phần gồm tối thiểu 2 phần đánh giá trong các phần: phần thực hành,
đánh giá nhận thức, thảo luận, chuyên cần, kiểm tra giữa kỳ, đồ án, thi kết thúc. Phần
thi kết thúc là bắt buộc phải có và chiếm tỷ lệ không dưới 50%.
- Thực hành 30 %
- Kiểm tra giữa kỳ: 10%
- Thi kết thúc 60 % (tỷ lệ không dưới 50%)
2
BÀI 1
SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN
TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Đây là nội dung gắn liền với kiến thức lý luận chung về sự ra đời của nhà nước.
Giúp người học khẳng định tính đúng đắn của học thuyết Mác xít về Nhà nước, đồng
thời làm sáng tỏ những nhân tố đóng vai trò thúc đẩy dẫn đến sự ra đời Nhà nước ở
Việt Nam.
Cần nắm được 2 vấn đề sau:
+ Quá trình phát triển của các nhân tố dẫn đến sự hình thành nhà nước đầu tiên
ở Việt Nam.
+ Xác định, phân biệt được nhà nước trong trạng thái đang hình thành và sự
hình thành nhà nước.
B. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
− Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử diễn giảng, Vũ Văn Mẫu, Sài Gòn 1975, quyển
thứ nhất, tập một, trang 8 - 125.
− Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội, Hà Nội
2002, trang 3 - 34.
− Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền Việt Nam, Phan Đăng Thanh –
Trương Thị Hòa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tập 1, trang 11 – 33.
− Lịch sử Việt Nam giản yếu, Lương Ninh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000,
trang 15 – 63.
− Pháp chế sử Việt Nam, Vũ Quốc Thông, Tủ sách Đại học Sài Gòn 1972, trang 39
– 42.
C. NỘI DUNG CƠ BẢN
I. CÁC NHÂN TỐ DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN
Bắt nguồn từ giai đoạn Phùng Nguyên và đặc biệt ở giai đoạn Đông Sơn xã hội
Việt Nam đã có sự chuyển biến về các mặt .
1. Chuyển biến về kinh tế.
+ Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí chủ đạo, năng suất tăng vượt bậc bắt
nguồn từ :
- Sự thay thế trong công cụ lao động trong nông nghiệp.
- Chăn nuôi, săn bắn, đánh cá vẫn tồn tại và phát triển.
- Thủ công nghiệp chuyển biến mạnh mẽ :
3
* Đúc đồng, luyện sắt đóng vai trò quan trọng;
* Các nghề gốm, dệt, đan lát,… phát triển;
* Thương nghiệp ra đời.
Nhận xét : nền kinh tế đã có sự chuyển biến cơ bản về mọi mặt.
2. Chuyển biến trong xã hội.
+ Hôn nhân và gia đình :
* Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ;
* Sự xuất hiện của “gia đình nhỏ”, chế độ tư hữu ra đời.
+ Công xã nông thôn thay thế cho công xã thị tộc. Công xã nông thôn được xem
như tập đoàn đầu tiên của những người tự do;
+ Thừa nhận quyền tư hữu nhà ở và sản vật của người lao động, nhưng không
thừa nhận quyền tư hữu đối với đất đai.
+ Phân hóa xã hội : căn cứ vào những tài liệu khảo cổ học về hình thức chôn cất
và tài sản chôn theo người chết, xã hội phân chia làm 3 tầng lớp:
* Tầng lớp quý tộc;
* Tầng lớp nông dân công xã nông thôn;
* Tầng lớp nô tì.
Nhận xét: sự phân hóa về địa vị và sở hữu càng được thể hiện rõ nét, nhưng mức độ
phân hóa không gay gắt.
3. Yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm
+ Nhu cầu trị thủy bắt nguồn từ:
* Vị trí địa lý;
* Nông nghiệp trồng lúa nước.
+ Nhu cầu chống ngoại xâm bắt nguồn từ:
* Vị trí địa lý;
* Hiện tượng lịch sử tất yếu - tự vệ và mở rộng lãnh thổ.
Nhận xét: nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm có ý nghĩa như những yếu tố thúc
đẩy xã hội cần có sự tổ chức, quản lý toàn cộng đồng và tạo tiền đề cho sự ra đời của
nhà nước.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN
1. Thời kỳ Văn Lang – nhà nước trong trạng thái đang hình thành
- Giai đoạn Phùng Nguyên
- Giai đoạn Đồng Đậu
- Giai đoạn Gò Mun
- Giai đoạn Đông Sơn
+ Thời gian bắt đầu.
4
+ Dân cư : người Việt Lạc Việt;
+ Lãnh thổ: tương ứng với vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta ngày nay và
một phần phía nam Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc.
+ Sự chuyển hóa quyền lực xã hội sang quyền lực nhà nước:
* Quý tộc thị tộc thành những người quản lý xã hội;
* Bằng địa vị của mình quý tộc thị tộc chiếm đoạt sản phẩm dư thừa của
cộng đồng.
+ Tổ chức quản lý xã hội: hình thành liên minh các bộ lạc vào khoảng thế kỷ
VII TCN, cụ thể:
* Đứng đầu là Hùng Vương;
* Chia nước làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng;
Nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ :
1.Vǎn Lang 文 郎 ( thuộc Bạch Hạc, Phú Thọ)
2. Châu Diên 朱 鳶 (thuộc Sơn Tây)
3. Phúc Lộc 福 祿 (thuộc Sơn Tây)
4. Tân Hưng 新 興 ( thuộc Hưng Hoá - Tuyên Quang)
5. Vũ Định 武 定 ( thuộc Thái Nguyên - Cao Bằng)
6. Vũ Ninh 武 寧 ( thuộc Bắc Ninh)
7. Lục Hải 陸 海 ( thuộc Lạng Sơn
8. Ninh Hải 寧 海 ( thuộc Quảng Ninh)
9. Dương Tuyến 陽 泉 ( thuộc Hải Dương)
10. Giao Chỉ 交 趾 ( thuộc Hà Nội - Hưng Yên, Ninh Bình)
11. Cửu Chân 九 真 ( thuộc Thanh Hoá)
12. Hoài Hoan 懷 驩 ( thuộc Nghệ An)
13. Cửu Đức 九 徳 ( thuộc Hà Tĩnh)
14. Việt Thường 越 裳 ( thuộc Quảng Bình, Quảng Trị)
15. Bình Vǎn 平文 (?)
* Dưới bộ có các công xã nông thôn, đứng đầu là Bồ chính.
2. Nhà nước Âu Lạc
+ Lịch sử hình thành nhà nước Âu Lạc:
* Bắt nguồn từ nhu cầu chống giặc ngoại xâm: người Việt Lạc Việt và người
Âu Việt đoàn kết lại (thành người Âu Lạc) do Thục Phán đứng đầu chống lại cuộc xâm
lược của nhà Tần năm 214 TCN;
* Thục Phán thay thế Hùng Vương, lập nước Âu Lạc năm 208 TCN.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước:
* Thục Phán lên ngôi Vua lấy hiệu An Dương Vương, đóng đô Phong Khê –
xây thành Cổ Loa;
* Dưới Vua có chức quan Lạc hầu;
5
* Chia nước làm các bộ do các Lạc tướng đứng đầu;
* Công việc ở công xã nông thôn do Bồ chính và Hội đồng công xã giải
quyết.
* Tổ chức quân đội chuyên nghiệp.
III. PHÁP LUẬT
+ Pháp luật thành văn chưa tồn tại, các quan hệ trong cuộc sống chủ yếu được
điều chỉnh bằng tập quán pháp, phong tục hay mệnh lệnh khẩu truyền của nhà Vua.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày vai trò của các nhân tố dẫn đến sự hình thành nhà nước đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam?
2. Trình bày nguồn gốc dân cư và lãnh thổ thời đại Văn Lang – Âu Lạc?
3. Chứng minh rằng pháp luật thời đại Văn Lang – Âu Lạc chưa chịu sự ảnh hưởng
của pháp luật Trung Quốc?
4. Thời gian ra đời và tồn tại của nhà nước Văn Lang
5. Tính chất của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.
6
BÀI 2
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG BẮC THUỘC (179 TCN
– 938)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Trang bị những kiến thức về tổ chức bộ máy nhà nước của các chính quyền đô
hộ phương Bắc qua từng thời kỳ đối với nhân dân Âu Lạc, giúp nhận thức rõ bản chất
của các kiểu nhà nước bóc lột.
+ Người học cần nắm 2 vấn đề cơ bản :
- Cách thức tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ qua từng giai đoạn và chính
sách cai trị.
- Ý nghĩa các nhà nước tự chủ trong giai đoạn này.
B. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội, Hà Nội
2002, trang 35 – 64.
- Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền Việt Nam, Phan Đăng Thanh –
Trương Thị Hòa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tập 1, trang 35 - 67.
- Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn, NXB
Giáo dục, Hà Nội 1960, tập 1, trang 17 – 210.
C. NỘI DUNG CƠ BẢN
I. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ
1. Tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ (179 TCN – 938)
a) Giai đoạn từ năm 179 TCN đến năm 40
+ Nhà Triệu (179 TCN – 111 TCN): thực hiện chính sách cai trị “dùng người
Việt cai trị người Việt”.
- Chia nước ta thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, đứng đầu mỗi quận là
quan Điển sứ, giúp việc có quan Tả tướng phụ trách lĩnh vực quân sự.
- Dưới quận nhà Triệu giữ nguyên cách thức tổ chức chức cổ truyền của người
Việt, chia quận thành các bộ, đứng đầu là các Lạc tướng người Việt.
+ Nhà Tây Hán (111 TCN – 8) và nhà Tân (8 – 23) : thực hiện chính sách
“đồng hóa ngu dân”.
- Nước ta là 3 trong số 9 quận thuộc Châu Giao Chỉ
1
, đứng đầu là quan Thứ
sử.
- Gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, đứng đầu mỗi quận là quan
Thái thú, giúp việc có quan Đô sứ phụ trách lĩnh vực quân sự.
1
Được hình thành từ năm 106 TCN.
7
- Dưới Châu là huyện, đứng đầu là quan Huyện lệnh người Việt.
+ Nhà Đông Hán (23 – 39) : cơ bản vẫn giữ nguyên 3 cấp chính quyền địa
phương như trước, nhưng có sự tăng cường số lượng quan lại trong bộ máy đô hộ.
Năm canh ngọ (111 tr. Tây lịch) nhà Hán sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc sang
đánh nhà Triệu, lấy nước Nam Việt ( có phấn đất của Âu Lạc ) rồi cải là GIAO CHỈ
BỘ, và chia ra làm 9 quận, đó là :
1. Nam Hải 南 海 ( Quảng Đông)
2. Thương Ngô 苍 梧 (Quảng Tây)
3. Uất Lâm 鬱 林 (Quảng Tây)
4. Hợp Phố 合 浦 ( Quảng Đông )
5. Giao Chỉ 交 趾 (vùng Bác bộ)
6. Cửu Chân 九真 (vùng Thanh Hoá - Nghệ Tỉnh)
7. Nhật Nam 日 南 (từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân)
8. Châu Nhai 珠 厓 (đảo Hải Nam)
9. Đạm Nhĩ 澹 耳 (đảo Hải Nam).
b) Giai đoạn từ năm 43 đến năm 544
+ Nhà Đông Hán (43 – 220) : tiếp tục duy trì chính quyền đô hộ 3 cấp như
trước, nhưng có một số thay đổi:
- Năm 203, triều đình đổi Châu Giao Chỉ thành Giao Châu, đứng đầu là quan
Châu mục.
- Đối với huyện, thay các viên Huyện lệnh người Việt bằng quan Huyện lệnh
người Hán.
+ Nhà Đông Ngô, Ngụy (220 – 265): cơ bản giống như trước, nhưng có giai
đoạn Giao Châu chia thành 2 châu: Quảng Châu và Giao Châu
2
. Lãnh thổ nước ta gồm
3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trực thuộc Giao Châu.
+ Nhà Tấn, Tống, Tề (265 – 502): cơ bản vẫn tổ chức theo chính quyền 3 cấp:
châu – quận – huyện, chủ yếu chỉ có sự thay đổi trong sự phân chia các quận, như:
- Nhà Tấn chia Giao Châu thành 7 quận trong đó có 6 quận thuộc lãnh thổ của
nước ta.
- Nhà Tống chia Giao Châu làm 6 quận.
- Nhà Tề chia Giao Châu thành 9 quận, trong đó có 7 quận thuộc lãnh thổ
nước ta ngày nay.
+ Nhà Lương (502 – 544): chia Giao Châu thành 8 châu, trong đó có 6 châu
thuộc lãnh thổ nước ta.
c) Giai đoạn từ năm 603 đến năm 938
+ Nhà Tùy (603 – 618): chia nước ta thành 6 quận đặt dưới sự quản lý trực tiếp
của triều đình.
2
Sau đó Quảng Châu và Giao Châu lại nhập lại thành Giao Châu như trước.
8
+ Nhà Đường (618 – 905): thực hiện chính sách cai trị “trấn áp bằng vũ lực,
tăng cường quân sự”.
- Gọi tên nước ta là An Nam đô hộ phủ
3
, đứng đầu là quan Tiết độ sứ
4
.
Năm 618 nhà Tuỳ mất nước; nhà Ðường kế nghiệp. Ðến năm 62 vua Cao Tổ nhà
Ðường sai Khâu Hòa làm đại tổng quản sang cai trị Giao Châu. Nhà Ðường cai trị
nước ta nghiệt ngã. Năm Kỷ Mão (679) vua Cao Tông nhà Ðường chia đất Giao Châu
ra làm 12 châu, 59 huyện và đặt An Nam đô hộ phủ. Nước ta gọi là An Nam khởi đầu
từ đấy.
GIAO CHÂU tức AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ có 12 Châu
1. Giao Châu 交 洲 có 8 huyện (Hà Nội, Nam Ðịnh ).
2. Lục Châu 陸 洲 có 3 huyện (Quảng Yên, Lạng Sơn).
3. Phúc Lộc Châu 福 禄 洲 có 3 huyện (Sơn Tây).
4. Phong Châu 锋 洲 có 3 huyện (Sơn Tây).
5. Thang Châu 湯 洲 có 3 huyện.
6. Trường Châu 長 洲 có 4 huyện.
7. Chi Châu 芝 洲 có 7 huyện.
8. Võ Nga Châu 武 峨 洲 có 7 huyện.
9. Võ An Châu 武 安 洲 có 2 huyện.
10. Ái Châu 愛 洲 có 6 huyện (Thanh Hóa)
11. Hoan Châu 驩 洲 có 4 huyện (Nghệ An)
12. Diễn Châu 演 洲 có 7 huyện ( Nghệ An)
- Dưới chia thành các châu, đứng đầu là quan Thứ sử. (ở vùng miền núi còn
đặt các châu “Ki mi”).
- Dưới châu là huyện, đứng đầu là quan Huyện lệnh.
- Dưới huyện là hương, chia làm đại hương và tiểu hương.
- Dưới hương là xã, chia làm đại xã và tiểu xã.
II. PHÁP LUẬT THỜI KỲ ĐÔ HỘ CỦA CHÍNH QUYỀN PHƯƠNG BẮC. (179
TCN – 938)
Các quan hệ trong thời kỳ này được điều chỉnh chủ yếu bằng luật tục của người
Việt và luật pháp của phong kiến Trung Hoa.
+ Pháp luật hình sự: trừng trị các tội phạm chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của
chính quyền đô hộ.
- Nhóm tội chống chính quyền đô hộ: trừng trị thẳng tay những lãnh tụ nghĩa
quân và đều bị khép vào tội phản loạn, hình phạt phổ biến là tử hình hay lưu.
- Nhóm tội phạm liên quan đến chức vụ : tội tham nhũng, tham ô, nhận hối
lộ,…
3
Có giai đoạn gọi là An Nam tổng quản phủ, Trấn Nam đô hộ phủ.
4
Tùy theo từng giai đoạn có tên gọi khác, như: Kinh lược sứ, Tổng quản Kinh lược sứ,…
9
- Nhóm tội về kinh tế: tội mua bán, tàng trữ sản vật quí, muối, sắt, nô tì tư
nhân,…
+ Pháp luật dân sự : có 2 hình thức sở hữu ruộng đất:
- Sở hữu tối cao của Hoàng đế Trung Quốc.
- Sở hữu tư nhân: các chủ sở hữu chủ yếu là những quan lại và địa chủ người
Hán.
III. CHÍNH QUYỀN ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
1. Chính quyền Hai Bà Trưng (40 – 43)
Hai Bà Trưng xưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Với một thời gian độc lập ngắn
ngủi (40 - 43), Hai bà Trưng chưa có điều kiện để xây dựng một bộ máy chính quyền
vững chắc.
2. Nhà nước Vạn Xuân (544 – 602)
Năm 544, Lý Bí lên ngôi Vua, lấy tên hiệu là Lý Nam đế, đặt quốc hiệu là Vạn
Xuân. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý Nam Đế còn đơn giản. Đứng đầu là Hoàng
Đế, giúp việc cho Hoàng Đế có 2 Ban văn và võ.
3. Chính quyền họ Khúc: (905 – 930)
Năm 905, Khúc Thừa Dụ xóa bỏ bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ. Năm 907,
Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo chia địa phương thành 5 cấp
hành chính: lộ – phủ – châu – giáp – xã. Xã có xã quan đứng đầu gồm một Chánh lệnh
trưởng và một Tá lệnh trưởng. Mỗi giáp có một Quản giáp phụ trách chung và một Phó
tri giáp trông nom việc thu thuế. Cả nước lúc bấy giờ có tổng cộng 314 giáp.
4. Chính quyền Dương Đình Nghệ (931 – 937)
Dương Đình Nghệ giữ chức Tiết độ sứ được 6 năm (931 - 937). Do vậy về cơ
bản, Ông vẫn giữ nguyên các cấp chính quyền như trước.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. “Thông qua cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, chính quyền đô hộ thực hiện
chính sách đồng hóa một cách mạnh mẽ”, hãy phân tích nhận định trên?
2. Hãy chứng minh rằng: “nhà Đường đã tổ chức được bộ máy đô hộ hoàn hảo nhất
trong thời kỳ Bắc thuộc ở nước ta”?
3. Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ ở nước ta từ năm 179 TCN đến năm
937?
4. Phân tích ý nghĩa của chính quyền tự chủ thời kỳ Hai Bà Trưng (40 – 43)
5. Phân tích ý nghĩa của chính quyền tự chủ thời kỳ Lý Nam Đế (544 – 603)
BÀI 3
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (939 –1009)
10
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
+ Trang bị kiến thức chung về Nhà nước và Pháp luật giai đoạn đầu tiên của thời
kỳ độc lập tự chủ sau mười thế kỷ Bắc thuộc. Đây là thời kỳ các thế lực phong kiến
chuẩn bị các điều kiện cho sự phát triển lâu dài của Nhà nước phong kiến sau này.
+Cần nắm được 2 vấn đề:
- Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước.
- Sự xuất hiện của văn bản pháp luật.
B. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
− Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội, Hà Nội
2002, trang 77 – 100.
− Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền Việt Nam, Phan Đăng Thanh –
Trương Thị Hòa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tập 1, trang 69 - 83.
− Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn, NXB
Giáo dục, Hà Nội 1960, tập 1, trang 213 – 261.
C. NỘI DUNG CƠ BẢN
I. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Đây là giai đoạn củng cố nền độc lập dân tộc và bước đầu xác lập nhà nước trung
ương tập quyền
1. Nhà Ngô (939 – 965)
+ Năm 939 Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa.
+ “Đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục”.
+ Chia cả nước ra làm Lộ – Phủ – Châu – Giáp – Xã.
2. Triều Đinh (968 – 980)
a) Tổ chức chính quyền trung ương
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế,
niên hiệu Thái Bình. Quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô Hoa Lư.
+ Quy định quan văn, võ trong triều:
- Định quốc công: viên quan đầu triều, tương đương Tể tướng sau này.
- Đô hộ phủ sĩ sư: trông coi việc hình án, xét xử.
- Thập đạo tướng quân: đứng đầu 10 đạo quân trong cả nước.
- Đô úy: trông coi việc quân đội.
- Chi hậu nội nhân: trông coi việc tuần phòng ở cung cấm.
- Tăng thống: phong cho vị sư đứng đầu Phật giáo.
- Tăng lục: cùng Tăng thống trông coi việc Phật giáo.
- Sùng chân uy nghi: phong cho đạo sĩ trông coi Đạo giáo.
11
b) Tổ chức chính quyền địa phương
Xuất hiện đơn vị hành chính đạo. Đơn vị hành chính cơ sở là xã, đứng đầu có một
Chánh lệnh trưởng và giúp việc là một Tá lệnh trưởng.
3. Tiền Lê (980 – 1009)
a) Tổ chức chính quyền trung ương
Năm 980, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng sĩ tôn Lê Hoàn làm Vua, hiệu Lê
Đại Hành.
+ Tiến hành tổ chức quan lại:
- Đại tổng quản quân sự: là viên quan đầu triều, đứng đầu các quan lại khác.
- Thái sư: là quan đại thần trong triều, có chức năng tư vấn cao cấp cho nhà vua.
- Thái úy: Là quan võ, dưới chức tổng quản.
- Nha nội đô chỉ huy sứ: cũng là một vị quan võ.
b) Tổ chức chính quyền địa phương
Lê Hoàn đổi 10 Đạo thời Đinh thành các cấp Lộ – Phủ – Châu. Dưới châu là giáp
và cuối cùng là cấp xã.
II. PHÁP LUẬT THỜI NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ
+ Tập quán pháp vẫn được xem là nguồn luật cơ bản để điều chinh các quan hệ
trong xã hội. Tập tục, lệ làng cổ truyền có lẽ vẫn còn được duy trì nhằm điều chỉnh
trong một số lĩnh vực.
+ Pháp luật thành văn đã tồn tại - năm 1002 Lê Đại Hành cho “định luật lệnh”.
+ Hình phạt mang tính nhục hình và tùy tiện, như: bỏ kẻ phạm tội vào vạc dầu,
cho hổ ăn thịt, róc mía trên đầu nhà sư,…
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ LÝ – TRẦN – HỒ (1010 – 1407)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
+ Đây là giai đoạn mở đầu cho sự hưng thịnh của chế độ quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong cách thức tổ chức bộ
máy nhà nước và hoạt động ban hành pháp luật.
+ Cần nắm được các vấn đề sau:
- Từ những thay đổi trong chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đến sự củng cố và
phát triển nền quân chủ trung ương tập quyền thời Lý – Trần – Hồ.
- Sự ra đời và phát triển của nhiều bộ luật, chế định pháp luật trên cơ sở chịu
ảnh hưởng của pháp luật Trung Hoa và các phong tục, tập quán người Việt.
12
B. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
− Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội
− Hồ Quí Ly, Nguyễn Danh Phiệt, Viện sử học – NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
1997.
− Lịch sử các định chế chính trị và pháp quyền Việt Nam, Phan Đăng Thanh –
Trương Thị Hòa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tập 1, trang 84 – 339.
− Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Trần Quốc Vượng – Hà Văn Tấn, NXB
Giáo dục, Hà Nội 1960, tập 1, trang 262 – 476.
− Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu ở Việt Nam, Nguyễn Huy
Anh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998, trang 19 – 22.
− Thể chế chính trị, hành chính và pháp quyền trong cải cách Hồ Quí Ly, Trương
Thị Hòa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997.
− Xã hội nhà Lý nhìn dưới khía cạnh pháp luật, Nguyễn Hữu Châu Phan, Sùng
Chính Tùng Thư 1971.
C. NỘI DUNG CƠ BẢN
I. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC LÝ – TRẦN – HỒ
Đây là giai đoạn củng cố và phát triển nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.
Nhà Lý (1010 - 1225) :
1. Lý Thái Tổ (1010 - 1028 )
2. Lý Thái Tông ( 1028 - 1054)
3. Lý Thánh Tông (1054 - 1072)
4. Lý Nhân Tông ( 1072 - 1127)
5. Lý Thần Tông (1127 - 1138)
6. Lý Anh Tông ( 1138 - 1175)
7. Lý Cao Tông (1176 - 1210)
8. Lý Huệ Tông (1211 - 1225)
9. Lý Chiêu Hoàng (1225 )
1. Tổ chức Bộ máy Nhà nước thời nhà Lý
a) Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương
Giai đoạn Lý - Trần – Hồ, hình thức chính thể quân chủ được tăng cường cao hơn
trước.
+ Đứng đầu là Vua, nắm trong tay toàn bộ quyền lực: ban hành pháp luật, thực
thi pháp luật, giữ quyền xét xử tối cao; đứng đầu quân đội, ngoại giao, chính sách
thuế,
+ Quan đại thần
5
: gồm có
* Tam thái: Thái sư – Thái phó – Thái bảo.
5
Trong số các quan đại thần sẽ chọn ra một người đứng trên tất cả các quan lại khác, vai trò giống như Tể tướng của
Trung Hoa. Tùy theo từng giai đoạn sẽ có tên gọi khác nhau, như: Phụ quốc Thái úy, Kiểm hiệu Bình chương sự,…
13
* Tam thiếu : Thiếu sư – Thiếu phó – Thiếu bảo.
* Thái úy, Thiếu úy, Bình chương sự.
+ Các cơ quan chuyên môn:
* Hàn lâm viện: đứng đầu là quan Hàn lâm học sĩ, chức năng soạn thảo chiếu,
biểu cho nhà Vua.
* Khu mật sứ: đứng đầu là quan Tả sứ, giúp việc có Hữu sứ, chức năng cùng
nhà Vua bàn bạc công việc triều chính thuộc lĩnh vực dân sự.
* Quốc tử giám: đứng đầu là quan Tư nghiệp, chức năng trông coi việc học
hành, thi cử và quản lý Văn Miếu.
+ Một số các chức quan khác:
* Quan văn: như Tả, Hữu Gián nghị đại phu; Viên ngoại lang;…
* Quan võ: như Đô thống, Nguyên súy, Đại Tướng, Thống tướng,…
* Chức quan về đạo: Quốc sư, Tăng thống, Tăng lục,Tăng chính,…
b) Tổ chức chính quyền địa phương
+ Chia cả nước thành 24 lộ và 2 trại (Hoan châu và Ái châu). Đứng đầu lộ là
Thông phán, đứng đầu trại là Chủ trại.
+ Ở vùng đồng bằng, lộ được chia thành phủ, đứng đầu phủ có quan Tri phủ,
giúp việc có quan Phán phủ
6
. Ở vùng miền núi, lộ được chia thành các châu, đứng đầu
có quan Tri châu.
+ Đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã, đứng đầu là Xã trưởng.
2. Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Trần – Hồ
Nhà Trần ( 1225 – 1400 )
1. Trần Thái Tông ( 1225 - 1258 )
2. Trần Thánh Tông ( 1258 - 1278 )
3. Trần Nhân Tông ( 1279 – 1293 )
4. Trần Anh Tông ( 1293 – 1314 )
5. Trần Minh Tông ( 1314 – 1329 )
6. Trần Hiển Tông ( 1329 – 1341 )
7. Trần Dụ Tông ( 1341– 1369
8. Trần Nghệ Tông ( 1370 - 1372)
9. Trần Duệ Tông ( 1372 – 1377 )
10. Trần Phế Đế ( 1377 – 1388 )
11 Trần Thuận Tông ( 1388– 1398 )
12. Trần Thiếu Đế ( 1398 – 1400 )
a) Tổ chức bộ máy Triều đình trung ương
+ Thái Thượng Hoàng và Vua.
+ Các quan đại thần
7
:
6
Có tài liệu gọi là Phân phủ.
7
Cũng lựa chọn một viên quan trong số quan đại thần để đứng đầu hàng quan lại, giống như thời nhà Lý.
14
* Tam thái: Thái sư – Thái phó – Thái bảo.
* Tam thiếu : Thiếu sư – Thiếu phó – Thiếu bảo.
* Tam tư: Tư đồ – Tư mã – Tư không.
* Thái úy, Thiếu úy và Phiêu kỳ tướng quân.
+ Các cơ quan chuyên môn:
* Ngự sử đài: đứng đầu là quan Ngự sư đại phu, chức năng kiểm tra hoạt
động của đội ngũ quan lại trong bộ máy nhà nước, gồm 3 viện nhỏ: Đài viện – Sát viện
– Điện viện.
* Tôn nhân phủ: do quan Đại tôn chính đứng đầu, có chức năng soạn gia phả
cho nhà Vua.
* Giảng đường võ: nơi đào tạo võ quan.
* Tư thiên giám: phụ trách việc làm lịch, thiên văn thời tiết.
+ Các Viện:
* Thẩm hình viện: là cơ quan xét xử cao nhất.
* Tam ty viện: coi việc hình ngục, giam giữ phạm nhân.
* Quốc học viện: cùng với Quốc tử giám chuyên đào tạo sĩ tử.
* Khu mật viện: tham gia bàn bạc chính sự và quản lý cấm vệ quân.
* Đăng văn viện
8
: xem xét, phụng chỉ tra hỏi đối với những tội nhân có mức
án nặng nhất.
* Quốc sử viện: có chức năng chép sử cho triều đình.
b) Tổ chức chính quyền địa phương
+ Giai đoạn từ năm 1226 đến 1396:
- Chia cả nước thành 12 lộ, đứng đầu là quan An phủ chánh sứ, giúp việc có
quan An phủ phó sứ.
- Ở miền đồng bằng, lộ chia ra thành phủ, đứng đầu là quan Tri phủ. Ở miền
núi, lộ chia thành châu, đứng đầu là quan Chuyển vận sứ
9
.
- Dưới phủ, châu là xã, đứng đầu là Chánh sử giám, giúp việc có các quan Xã
sử, Xã giám.
+ Giai đoạn từ năm 1397 đến 1400:
- Chia cả nước thành các lộ, đứng đầu là quan An phủ sứ, giúp việc có quan An
phủ phó sứ.
- Dưới lộ là phủ, đứng đầu là quan Trấn phủ sứ, giúp việc có quan Trấn Phủ phó
sứ.
- Dưới phủ là châu, đứng đầu là Thông phán, giúp việc có quan Thiêm phán. Ở
miền núi gọi là châu Ki Mi do các tộc trưởng, tù trưởng đứng đầu.
- Dưới châu là huyện, đứng đầu là quan Lệnh úy, giúp việc có quan Chủ bạ.
8
Sau đổi thành Đinh úy viện.
9
Sau đổi thành Thông phán.
15
- Dưới huyện là xã, đứng đầu là quan Chánh sử giám.
II. PHÁP LUẬT
1. Hoạt động ban hành pháp luật
+ Bộ luật:
Nhà Lý ban hành Bộ Hình thư (1042).
Nhà Trần ban hành:
- Quốc triều thông chế
10
(1230);
- Quốc triều thường lễ
11
(1230);
- Hoàng triều Ngọc điệp (1267);
- Công văn cách thức (1290);
- Hoàng triều Đại điển (1341);
- Hình luật thư (1341).
+ Các văn bản pháp luật đơn hành.
2. Một số nội dung pháp luật cơ bản
a) Pháp luật hình sự
+ Các nguyên tắc:
* Mọi vi phạm pháp luật đều bị trừng trị bằng hình phạt.
* Chuộc tội bằng tiền.
* Truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới.
+ Hình phạt:
* Ngũ hình: xuy, trượng, đồ, lưu và tử.
* Hình phạt khác :
- Có tính nhục hình: chặt chân, tay; thích chữ vào mặt, vào tay; bắt vợ con
người phạm tội làm nô tì;
- Liên quan đến tài sản : phạt tiền, tịch thu tài sản;
- Liên quan đến chức vụ : giáng cấp, bãi chức đối với quan lại;…
+ Một số tội phạm cụ thể:
* Tội thập ác: tội mưu phản; tội mưu bạn; tội mưu đại nghịch; tội ác nghịch;
tội bất đạo; tội đại bất kính; tội bất hiếu; tội bất mục; tội bất nghĩa; tội nội loạn.
* Các nhóm tội phạm khác:
- Liên quan đến trật tự nhà nước.
- Liên quan đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và nhân phẩm của người dân.
b) Pháp luật dân sự
+ Chế định quyền sở hữu: chủ yếu là sở hữu ruộng đất, gồm:
* Ruộng đất của nhà Vua – ruộng quốc khố;
* Ruộng đất phong cho quý tộc, nhà chùa;
* Ruộng đất công của nhân dân làng xã;
10
Còn được gọi là Quốc triều hình luật.
11
Còn được gọi là Kiến Trung thường lễ.
16
* Ruộng đất tư hữu.
+ Chế định hợp đồng – khế ước:
* Khế ước đoạn mại – “hợp đồng mua đứt bán đoạn”;
* Khế ước điển mại – “hợp đồng mua bán tạm”.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày tổ chức bộ máy thời Lý (1010 – 1225)?
2. Trình bày tổ chức bộ máy thời Trần - Hồ (1226 – 1407)?
3. Trình bày tổ chức chính quyền địa phương thời Lý – Trần – Hồ (1010 – 1407)?
4. Phân tích những đặc điểm trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý – Trần – Hồ
(1010 – 1407)?
5. Phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật hình sự?
6. Phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật dân sự?
7. Hãy nêu quan điểm đối với nhận định sau: “pháp luật Lý – Trần – Hồ” có lúc thể
hiện tính nhân đạo và bản chất xã hội rất cao nhưng có lúc tỏ ra hà khắc, dã
man”?
8. Tư tưởng phật giáo đã có ảnh hưởng như thế nào đối với pháp luật thời kỳ Lý –
Trần – Hồ?
BÀI 4:
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
THỜI KỲ NHÀ LÊ (1428 – 1527)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích:
17
- Đây là thời kỳ tiếp tục củng cố và phát triển chế độ phong kiến trung ương tập
quyền, cùng với sự phát triển rực rỡ của hệ thống pháp luật phong kiến Việt
Nam về mọi mặt.
- Chỉ rõ những ưu việt và những hạn chế của pháp luật phong kiến, làm cơ sở cho
việc tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của hệ thống pháp luật này.
- Cần phải nắm được 2 vấn đề cơ bản sau:
- Những thay đổi, cải cách và xu hướng phát triển của bộ máy nhà nước phong
kiến.
- Những thành tựu của hoạt động xây dựng pháp luật từ thế kỷ XV đến thế kỷ
XVIII. Nội dung cơ bản của Quốc triều hình luật và Quốc triều khám tụng điều
lệ.
B. TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
- Chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ – thế kỷ XV, Phan
Huy Lê, NXB Văn – Sử – Địa, 1959.
- Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội, NXB
CAND, Hà Nội 2002, trang 151 - 204.
- Hệ tư tưởng Lê, Nguyễn Duy Hinh, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6/1996.
- Lê triều quan chế, Viện sử học, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội 1997.
- Một số suy nghĩ về Quốc triều Hình luật, Trần Trọng Hựu, Tạp chí nhà nước và
pháp luật số 4/1992.
- Một số văn bản pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII, Viện nhà nước và
pháp luật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1994.
- Quốc triều Hình luật, NXB Tp. HCM 2003.
- Sự sáng tạo của hoạt động lập pháp thời Lê – thế kỷ XV qua việc quy định hình
phạt, Phạm Thị Ngọc Huyên, Tạp chí khoa học pháp lý Trường ĐH Luật
Tp.HCM số 1/2001.
- Tính nhân văn của pháp luật nhà Lê thế kỷ XV (1428 – 1497), Phạm Thị Ngọc
Huyên, Đặc san khoa học pháp lý Trường ĐH Luật Tp.HCM số 2/2000.
C. NỘI DUNG CƠ BẢN
I. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
1. Lê Thái Tổ (1428-1433 ) :
2. Lê Thái Tông (1434-1442): .
3. Lê Nhân Tông (1443-1459):
4. Lê Nghi Dân (1459-1460) :
5. Lê Thánh Tông (1460-1497):
6. Lê Hiến Tông (1497-1504): .
7. Lê Túc Tông (1504) :
8. Lê Uy Mục (1505-1509.
9. Lê Tương Dực (1510-1516):
18
10. Lê Chiêu Tông (1516-1522) : .
11. Lê Cung Hoàng (1522-1527
1. Tổ chức chính quyền trung ương
a) Thời kỳ đầu Lê Sơ (1428 – 1460)
+ Vua: chủ trương xây dựng nhà nước phong kiến chính thể quân chủ trung
ương tập quyền trên nền tảng nguyên tắc “tôn quân quyền” của Nho giáo.
+ Quan đại thần: gồm
- Tả, Hữu Tướng quốc;
- Đại Hành Khiển;
- Tam Tư: Tư đồ, Tư mã, Tư không;
- Tam Thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo;
- Tam Thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo.
+ Cơ quan giúp việc nhà Vua - chức năng văn phòng:
- Thượng Thư Tỉnh: đứng đầu Thượng Thư Lệnh; chức năng liên lạc với các
Thượng Thư các Bộ.
- Môn Hạ Tỉnh: đứng đầu Tri Tư Sự; chức năng giữ ấn tín của nhà Vua,
chuyển lệnh Vua xuống các quan.
- Trung Thư Tỉnh: đứng đầu Trung Thư Lệnh; chức năng đưa lời khuyên, ý
kiến cho Vua trong các việc quan trọng của triều đình.
- Nội Thị Tỉnh: đứng đầu Đô Tri; chức năng trông nom, quản đốc công việc
trong cung.
- Hàn Lâm Viện: đứng đầu Hàn Lâm Điện Học Sĩ; chức năng soạn thảo
chiếu biểu (chế, cáo, chiếu chỉ) cho nhà Vua.
- Bí Thư Giám: đứng đầu Bí Thư Giám Học Sĩ; chức năng trông coi thư viện
của nhà Vua.
+ Các Bộ:
- Bộ Lại: đứng đầu Thượng Thư và phó là Tả, Hữu Thị Lang; chức năng
quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong cả nước.
- Bộ Lễ: đứng đầu Thượng Thư và phó là Tả, Hữu Thị Lang; chức năng phụ
trách lễ nghi, tế tự, lễ giáo phong kiến.
- Ngự tiền tam cuộc: bao gồm Cận Thị, Chi Hậu và Học Sĩ; chức năng là cơ
quan trông coi về việc binh của nhà Vua – như thể Bộ Binh.
+ Cơ quan chuyên môn giúp việc nhà Vua:
- Chính Sự Viện: đứng đầu Chính Sự Viện Thượng Thư; chức năng giúp
Vua xem xét các công việc quan trọng.
- Nội Mật Viện: đứng đầu Nội Mật Viện Chánh Sứ; chức năng giúp Vua bàn
bạc công việc cơ mật trong triều.
- Quốc Sử Viện: đứng đầu Tu soạn; chức năng chép sử của triều đình.
19
- Quốc Tử Giám: đứng đầu Tế Tửu; chức năng đào tạo nho sĩ và trông coi
Văn Miếu.
- Thái Sử Viện: đứng đầu Thái Sử Lệnh; chức năng trông coi, sắp xếp các
bài vị trong việc cúng tế.
- Ngự Sử Đài: đứng đầu Ngự Sử Đại Phu; chức năng giám sát quan lại, giám
sát việc thi hành pháp luật.
- Đình Úy Ty: đứng đầu Đình Úy, chức năng tra hỏi những án hệ trọng mà
có điều nghi ngờ.
- Ngũ Hình Viện: nhiệm vụ trông coi hình án, gồm 5 viện: Thẩm Hình, Tả
Hình, Hữu Hình, Tường Hình và Tư Hình.
b) Từ sau cải cách Lê Thánh Tông (1460 – 1527)
+ Vua: chủ trương xây dựng nhà nước phong kiến chính thể quân chủ trung
ương tập quyền cao độ, trên nguyên tắc:
- Tăng cường quyền lực của nhà Vua;
- Hạn chế quyền lực đối với các cơ quan, quan lại
- Tổ chức cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau giữa các cơ quan.
+ Quan đại thần gồm :
- Tam Thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo (Chánh nhất phẩm);
- Tam Thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo (Chánh nhị phẩm).
- Thái úy, Thiếu úy.
+ Cơ quan giúp việc nhà Vua - chức năng văn phòng:
- Hàn lâm viện: đứng đầu là quan Thừa chỉ (Chánh tứ phẩm); chức năng
phụng mệnh Vua khởi thảo một số loại văn thư (biểu, chiếu, chỉ,…).
- Đông các viện: đứng đầu là quan Đông các đại học sĩ (Tòng tứ phẩm);
chức năng chủ yếu là sửa chữa các văn bản do Hàn Lâm Viện đã soạn thảo.
- Trung thư giám: đứng đầu là quan Trung thư giám xá nhân (Chánh lục
phẩm); chức năng phụ trách biên chép dự thảo văn bản chính thức trình lên Vua ban
hành.
- Hoàng môn tỉnh: đứng đầu là quan Hoàng môn thị lang (Tòng tam phẩm);
chức năng: giữ ấn của nhà Vua.
- Bí thư giám: đứng đầu là quan Bí thư giám học sĩ (Tòng ngũ phẩm); chức
năng trông coi thư viện của Vua.
+ Lục Bộ : là những cơ quan quản lý trong một ngành, lĩnh vực nhất định; đứng
đầu mỗi Bộ là quan Thượng thư (Tòng nhị phẩm), dưới có quan Tả, Hữu Thị lang
(Tòng tam phẩm) giúp việc.
- Mỗi Bộ được tổ chức thành :
20
* Thanh lại ty – cơ quan phụ trách công việc chuyên môn: đứng đầu là
quan Lang trung (Chánh lục phẩm), dưới có quan Ngoại lang (Tòng lục phẩm) giúp
việc.
* Tư vụ sảnh – cơ quan phụ trách công việc văn phòng: đứng đầu là quan
Tư vụ (Tòng bát phẩm).
+ Gồm có Lục Bộ, cụ thể:
- Bộ Lễ: chức năng thực hiện lễ giáo phong kiến; gồm 190 người và Nghi
tiết Thanh lại ty
12
.
- Bộ Lại: chức năng quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong cả nước; gồm 80
người và Thuyên khảo Thanh lại ty.
- Bộ Hộ: chức năng quản lý ruộng đất, tô thuế, kho, nhân khẩu, lương của
quan lại và quân lính trong cả nước; gồm 100 người và 2 Thanh lại ty: Độ chi và Bản
tịch Thanh lại ty.
- Bộ Hình: chức năng trông coi hình pháp, xét xử và ngục tụng; gồm 190
người và 4 Thanh lại ty: Thanh hình, Thận hình, Minh hình và Tường hình Thanh lại
ty.
- Bộ Công: chức năng trông coi công việc xây dựng cung điện, đường xá,
cầu cống,… và quản lý công xưởng, thợ thuyền của Vua; gồm 190 người và 2 Thanh
lại ty: Doanh thiện và Công trình Thanh lại ty.
- Bộ Binh: chức năng quản lý về quân sự; gồm 130 người và 2 Thanh lại ty:
Vũ khố và Quân vụ Thanh lại ty.
+ Lục Khoa: là cơ quan phụ trách giám sát, kiểm soát hoạt động của Lục Bộ;
đứng đầu mỗi Khoa là quan Đô cấp sự trung (Chánh thất phẩm), dưới có quan Cấp sự
trung (Chánh bát phẩm) giúp việc. Cụ thể:
- Lễ Khoa giám sát Bộ Lễ;
- Lại Khoa giám sát Bộ Lại;
- Hộ Khoa giám sát Bộ Hộ;
- Công Khoa giám sát Bộ Công;
- Hình Khoa giám sát Bộ Hình;
- Binh Khoa giám sát Bộ Binh.
+ Lục Tự: là những cơ quan có chức năng trông coi những công việc mà Lục
Bộ không quản lý hết được; đứng đầu mỗi Tự là quan Tự khanh (Chánh ngũ phẩm),
dưới có quan Thiếu khanh (Chánh lục phẩm) giúp việc. Cụ thể:
- Đại lý tự: xem xét lại những án nặng đã xử, rồi gửi kết quả qua Bộ Hình để
tâu lên xin quyết định nhà Vua.
- Thái bộc tự: trông nom xe, ngựa của Vua và Hoàng tộc.
12
Nghi tiết Thanh lại ty: theo Lê triều quan chế, tr.31; nếu theo Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam là Nghi chế Thanh lại ty.
21
- Thái thường tự: thi hành thể thức lễ nghi, âm nhạc và trông coi đền thờ thổ
địa.
- Quang lộc tự: cung cấp, kiểm tra đồ ăn uống trong các buổi tế lễ, yến tiệc
triều đình.
- Hồng lô tự: tổ chức các buổi xướng danh cho tân khoa Tiến sĩ; lo nghi lễ đón
khách quý của Vua; phụ trách an táng quan to trong triều.
- Thường bảo tự: giữ việc đóng ấn vào quyển thi của thí sinh trong kỳ thi Hội.
+ Cơ quan chuyên môn giúp việc nhà Vua:
- Ngự sử đài: chức năng kiểm soát đội ngũ quan lại, giám sát việc thực hiện
pháp luật; đứng đầu là quan Đô ngự sử (Chánh tam phẩm), dưới là quan Phó Đô ngự
sử (Chánh tứ phẩm).
- Tôn nhân phủ: phụ trách công việc biên chép gia phả của Hoàng tộc, tiến cử
người trong Hoàng tộc cho Bộ Lại, xét xử kiện tụng trong tôn thất; đứng đầu là quan
Tôn nhân lệnh (Chánh tam phẩm), dưới có quan Tả, Hữu Tôn chính (Tòng tam phẩm)
giúp việc.
- Thông chính ty: phụ trách chuyển đạt công văn, chỉ dụ của Vua xuống dân
và ngược lại; đứng đầu là quan Thông chính sứ (Tòng tứ phẩm).
- Quốc tử giám: phụ trách giáo dục và đào tạo sĩ tử trong cả nước, trông coi
Văn Miếu; đứng đầu là quan Tế tửu (Tòng tứ phẩm), dưới có quan Tư nghiệp (Tòng
ngũ phẩm) giúp việc.
- Thái y viện: phụ trách chăm sóc sức khỏe của nhà Vua và quan lại, quản lý y
dược trong cả nước; đứng đầu là quan Đại sứ (Chánh ngũ phẩm), dưới có quan Viện sứ
(Tòng ngũ phẩm) giúp việc.
- Tư thiên giám: chức năng làm lịch, dự báo thời tiết, dự báo việc lành dữ tâu
lên nhà Vua; đứng đầu là quan Tư thiên lệnh (Chánh lục phẩm), dưới có quan Điểm
thư (Tòng lục phẩm) giúp việc.
- Quốc sử viện: chức năng ghi chép và biên soạn sử của Vương triều; đứng
đầu là quan Tu soạn (Chánh bát phẩm), dưới có quan Biên lục (Tòng bát phẩm) giúp
việc.
2. Tổ chức chính quyền địa phương
a) Thời kỳ đầu Lê Sơ (1428 – 1460)
22
đơn vị hành chính địa phương quan đứng đầu
Đạo Hành khiển
Lộ – Phủ - Trấn Tri Phủ – Trấn Phủ
Châu Tri Châu (Thiêm phán)
Huyện Tuần sát (Chuyển vận sứ)
Xã Xã quan
Chú thích:
cấp trên và cấp dưới
lãnh đạo
b) Thời kỳ Lê Thánh Tông (1460 – 1527)
3. Chế độ quan lại
+ Tước vị: từ giai đoạn Vua Lê Thánh Tông, tước vị được chia làm 3 loại cơ
bản
13
:
- Tước: gồm 6 bậc chính Vương, Công, Hầu, Bá, Tử và Nam; phong dưới 2
dạng lệ truy phong và lệ ấm phong.
13
Tước vị được quy định trong Hoàng triều quan chế 1471
23
Chú thích:
cấp trên và cấp dưới
lãnh đạo
Đạo - Xứ Tam Ty
Phủ Tri Phủ (Tòng lục phẩm)
Huyện - Châu Tri Huyện – Tri Châu (Tòng thất phẩm)
Xã Xã quan
Phủ Trung Đô
Phủ Doãn
(Chánh ngũ phẩm)
Thừa ty
Đô ty
Hiến ty
Thừa chính sứ
(Tòng tam phẩm)
Hiến sát
(Chánh lục phẩm)
Đô Tổng binh sứ
(Chánh tứ phẩm)
- Phẩm: theo chế độ “cửu phẩm”, mỗi phẩm chia thành Chánh và Tòng. Cụ
thể phẩm chia làm 18 bậc từ Chánh nhất phẩm đến Tòng cửu phẩm.
- Tư: chia làm 24 tư, cụ thể:
* Quốc Công, Quận Công, Hầu, Bá, Tử và Nam tương ứng 6 bậc từ 24 tư
xuống 19 tư;
* Với 18 bậc từ Chánh nhất phẩm đến Tòng cửu phẩm tương ứng 18 bậc
từ 18 tư xuống 1 tư;
* Dân thường “vô tư”.
+ Quyền lợi vật chất: bao gồm 2 loại chủ yếu là lương bổng và ruộng đất được
ban cấp. Năm 1474
14
Vua Lê Thánh Tông định lệ “quân điền” và “lộc điền” xác định
rõ lại bổng lộc của các quan lại.
- Lộc điền: là cách thức ban cấp ruộng đất cho tầng lớp quý tộc, quan lại từ hàm
tứ phẩm trở lên làm bổng lộc.
- Quân điền: là cách phân phối ruộng đất công ở làng xã dựa vào thứ bậc trong
xã hội, áp dụng cho quan lại từ hàm ngũ phẩm
15
trở xuống cho đến
+ Tuyển dụng: theo các hình thức sau
- Nhà Vua bổ nhiệm tôn thất và các công thần làm quan;
- Quan lại tiến cử người hiền tài làm quan – “bảo cử”;
- Tiến cử con cháu quan lại làm quan – “ấm sung”;
- Khuyến khích người hiền tài tự tiến cử mình làm quan
16
;
- Tuyển dụng những người thi đỗ trong thi cử làm quan – “khoa cử”.
+ Khảo hạch: là hình thức đánh giá khả năng của quan lại nhằm thăng giáng chức
cho tương xứng, theo 2 hình thức:
- Sơ khảo: 3 năm một lần, tiến hành sát hạch chuyên môn và tư cách thanh liêm,
cần mẫn.
- Thông khảo: 9 năm một lần, Ban Chủ khảo sẽ xem xét lại tất cả công việc và
tư cách của quan lại, đưa ra nhận xét rồi trình lên nhà Vua, Bộ Lại và Ngự sử đài quyết
định.
II. PHÁP LUẬT
1. Hoạt động xây dựng pháp luật
+ Tình hình pháp luật từ thế kỷ XV đến XVIII
+ Thành tựu của hoạt động xây dựng pháp luật
+ Các văn bản là sản phẩm của hoạt động pháp điển hóa và tập hợp hóa pháp
luật:
14
Đến năm 1477 Lê Thánh Tông định rõ lại lệ bổng lộc cho quan trong ngoài.
15
Nếu quan hàm tam phẩm, tứ phẩm nào điền lộc còn ít, thì cũng được ban cấp theo lộc điền.
16
Được áp dụng vào thời Vua Lê Thái Tổ
24
- Quốc triều hình luật.
- Quốc triều khám tụng điều lệ.
- Thiên nam dư hạ tập.
- Hồng Đức thiện chính thư.
- Quốc triều thư khế thể thức.
- Quốc triều chiếu lệnh thiện chính.
- Lê Triều hội điển.
2. Quốc Triều Hình Luật
A) Bố cục của Quốc triều Hình luật
B) Nội dung chủ yếu của Quốc triều Hình luật
1. Những quy định trong lĩnh vực pháp luật hình sự
+ Những nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc vô luật bất hình.
- Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.
- Nguyên tắc về trách nhiệm hình sự.
+ Tội phạm :
- Quan điểm về tội phạm.
- Các nhóm tội phạm cụ thể:
* Tội thập ác.
* Nhóm tội xâm phạm an toàn về tính mạng, sức khỏe và quyền lực của nhà Vua.
* Nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn chế độ xã hội phong kiến.
* Nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng, trật tự quản lý nhà nước phong kiến.
* Nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người.
+ Hình phạt:
- Quan điểm về hình phạt.
- Các loại hình phạt:
* Ngũ hình.
* Những hình phạt ngoài ngũ hình.
2. Những quy định trong lĩnh vực pháp luật hôn nhân – gia đình
+ Một số chế định cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
- Chế định kết hôn.
- Chế định ly hôn.
- Chế định quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
- Chế định quan hệ nhân thân giữa cha mẹ và con cái.
- Chế định quan hệ nhân thân giữa các thân thuộc khác.
3. Những quy định trong lĩnh vực dân sự
+ Quy định liên quan đến sở hữu:
25