Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lịch sử nghệ thuật là đường nối giữa các đỉnh cao... pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.1 KB, 4 trang )

Lịch sử nghệ thuật là đường nối
giữa các đỉnh cao

Thái Bá Vân là nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật có uy tín, hiện
công tác tại Viện Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) Nhân dịp Thái Bá
Vân vào thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có buổi trao đổi tản
mạn với ông.


+ Với tư cách là nhà phê bình nghệ thuật, anh có nhận xét gì về nền
hội họa phía Nam?

- Nếu cuộc triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1990 là phản ánh đúng tình
hình mỹ thuật nước ta hiện nay, thì trước khi vào Thành phố Hồ Chí
Minh tôi đã gặp hội họa phía Nam ở đó, ở Hà Nội, hồi đầu năm. Tôi rất
muốn tin như vậy. Nhưng dù thực tế có trái ngược, thì ý nghĩ của tôi
cũng nằm ở chỗ khác, ở chỗ muốn rằng hương vị địa phương không
nhất thiết phải phủ trùm lên chân dung của từng cá nhân nghệ sĩ.
Chừng nào ta còn dễ dàng nhận ra Hà Nội, Huế, Sài Gòn thì chừng
đó ta chưa có tác giả lớn, cá biệt, tồn tại bằng chính bản thân. Bởi còn
nương tựa vào cộng đồng mà họ không có diện mạo riêng giữa đám
đông.

Lịch sử nghệ thuật không thuộc đám đông, mà là đường nối giữa các
đỉnh cao, bước ngoặt, sự kiện, với cái nghĩa chúng là những yếu điểm
của không - thời gian. Lịch sử có quyền không biết tới một vạn họa sĩ
lập thể trên thế giới để chỉ nhớ năm 1907, có bức tranh Những cô gái
quận Avignon, và có cái tên Picasso như những cột mốc trên đường
dài.

Trên thế giới là vậy. Đứng giữa một triển lãm quốc tế ngày nay, vấn đề


trường phái địa phương không đáng chú ý nữa. Người ta không cần
phân biệt đâu là Ba Lan, đâu là Pháp, là Nhật, mà chỉ tìm cái giá trị phổ
biến, liên tục và thường trực nơi nghệ thuật.

Và tôi cũng vậy, trước một bức tranh tôi thường quên câu hỏi tác giả
này là Hà Nội, là Huế, hay Sài Gòn.

Có điều tôi có để ý là anh em trong này có điều kiện làm việc (nhà ở,
xưởng vẽ, thông tin, triển lãm, bán tranh ) hơn ở Hà Nội rất nhiều.


+ Tranh Van Gogh đã có bức bán tới trên 80 triệu đôla. Anh nghĩ gì
về Van Gogh và tác phẩm của ông, về chuyện giá trị tác phẩm và giá
tranh?

- Hạnh phúc của tình yêu có khi là bội bạc. Cả đời của Van Gogh là
khát vọng sống, sống cuồng tín với cuộc đời. Vậy mà cuộc đời đã xua
đuổi ông khỏi bàn tay của nó, cho nên sự chiến thắng của Van Gogh
bằng nghệ thuật là tấm gương huy hoàng cho mọi người, không cứ gì
nghệ sĩ.

Ý nghĩa của tác - phẩm - cuộc - đời Van Gogh vượt xa 83 triệu đôla Mỹ
- giá của bức tranh Chân dung bác sĩ Gachet được đấu giá năm ngoái,
năm thế giới kỷ niệm 100 năm ngày ông kết thúc cuộc đời. Chúng ta
chẳng đã nghe, khi nhà sưu tầm Nhật Bản tuyên bố lúc chết ông sẽ hoả
táng theo mình bức tranh đó, thì cả thế giới văn hóa rùng mình, thất
vọng như thế nào. Và khi được tin ông ta rút lui ý kiến, thì báo chí khắp
nơi đã mừng rỡ - vì còn có Van Gogh trên đời - như thế nào.

Nói đến sự kiện này tức khắc tôi nghĩ ngay tới sự kiện Nguyễn Gia Trí

vừa được thành phố mua cho bức tranh 600 triệu đồng tiền Việt Nam
mà nhiều người phản đối. Nếu biết rằng lịch sử nghệ thuật cổ Việt Nam
có một đặc điểm bất nhẫn là hầu như không có tên người (đến ký tên
vào tác phẩm của mình cũng không được phép), thì ta mới thấy vấn đề
là ở chỗ người nghệ sĩ ngày nay phải được tôn trọng hơn chứ không
phải là việc cần hay tiếc 600 triệu đồng. Và ý nghĩa nhân văn có ích của
sự kiện là ở đó.

Trở lại với Van Gogh và các bạn cùng thời với ông vào cuối thế kỷ
trước. Họ thật sự vinh quang khi hi sinh cho cuộc cách mạng mang tên
là "Nghệ thuật hiện đại". Và nếu còn một cuộc cách mạng như thế sẽ
đến với những con người như thế, ở cuối thế kỷ này, thì đó là hạnh
phúc của nhân loại.


Thái Bá Vân
Tiếp xúc với nghệ thuật


×