Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Từ chuyện võ đến chuyện vẽ hay chuyện làm thế nào để trở thành một họa sĩ ăn khách. (II) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.83 KB, 5 trang )

Từ chuyện võ đến chuyện vẽ -
hay chuyện làm thế nào để trở
thành một họa sĩ ăn khách. (II)
NÓI THÊM VỀ CHUYỆN VÕ

Học võ, không đơn giản là học đánh đấm. Không có ông thầy dạy võ
thực sự nào lại đi nói với học trò của mình như thế.

Học võ, trước hết, và cơ bản hơn hết, là học RÈN LUYỆN THÂN
THỂ. Để khoẻ mạnh, dẻo dai và nhanh nhẹn hơn. Đặc biệt, để 'hợp lý
hóa". "chiêu thức hóa" các phản xạ thân thể-nhằm, ít nhất, lỡ có té xe
thì không đến nỗi vở đầu, vợ có đạp xuống giường thì cũng không đến
nỗi gãy tay v.v

Học võ, tiếp theo, và cũng cơ bản hơn hết, là học RÈN LUYỆN TINH
THẦN. Để tự chủ hơn, tự tin hơn. Đặc biệt, là để biết "sợ"-con người,
thực ra là cái gì hết sức mong manh, dễ vỡ , và ngược lại, con người
có khi, là cái gì hết sức phi phàm ; để hiểu, đánh đấm không phải là
giải pháp của vấn đề, đánh đấm chỉ là giải pháp khả chấp trong một
tình huống nào đó "nhằm giữ thế hoà" chẳng phải ngẫu nhiên nhân
gian vẫn nói: "Tẩu vi thượng sách" !

Chữ "đạo" trong "võ đạo" ở đây, có thể hiểu đồng nghĩa với đạo đức-
những chuẩn mực nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi người học võ

*

Ở cấp cao hơn-"chuyên nghiệp hóa"-học võ, thực chất là học khai triển
các năng lực có thể có của cơ thể, và học ứng biến trong các tình
huống va chạm, xung đột.


Học quyền pháp mà không phân tích được trên cơ sở ý thức về các khả
năng của cơ thể và đặc trưng võ phái thì không thể bóc tách được đòn,
thế, chiêu thức và, không thể sáng tạo được gì vượt ra ngoài các đòn,
thế, chiêu thức được học, và không thể rèn giũa "độc chiêu", sở
trường

Tuy nhiên, đây là điều kiện "cần" chớ không "đủ". Khó nhất đối với
người học võ, là làm thế nào để ứng biến được trong từng tình huống
thực tế. Luyện tập với hình nhân, với một rừng bị cát, hay với bạn đồng
môn là luyện tập trong một môi trường mặc định với một số tình huống
hạn hẹp. Giữa chốn "giang hồ" khác hẳn. Chưa nói đến đối thủ cũng là
một người giỏi võ nghệ, ngay cả một người chưa hề học võ, nhưng có
được sự nhanh nhẹn, sức bật của một tay cầu thủ bóng đá, và có luôn cả
sự điềm tỉnh cũng như quyết tâm chiến đấu thì cũng đã có thể tạo ra vô
số tình huống bất ngờ Chỉ cần chậm tích tắc là bị hạ gục ngay.

Cái khó trong việc học ứng biến, là làm thế nào để biến một kinh
nghiệm lý tính thành một phản xạ bản năng, biến một tính toán của ý
thức thành một phản ứng vô thức, biến kỷ thuật thành một thứ năng lực
hành động mù quáng, biến một người BIẾT võ thành một người CÓ


Ở khía cạnh này, hầu như mọi võ phái đều có 'bí kíp" và duy trì dưới
hình thức "biệt truyền", "tâm truyền". Thực tế thường thấy, cùng học
một thầy, cùng hàng ngày ra sân tập, nhưng có vài người chiến đấu
được, còn lại, đa số thì không. Chỉ múa may cho vui! Ở đây, có vấn
đề năng khiếu, nhưng cơ bản, vẫn là do yếu tố "biệt truyền"

Thực ra, các loại "bí kíp" này không phải là cái gì quá "bí hiểm". Giản
dị, nó đặt nền trên một lãnh địa khác: "TÂM ĐẠO". Tuy có vô số

những dị biệt về quan điểm và phương pháp luyện tập-tuỳ theo võ phái-
nhưng căn bản, điểm chung vẫn là làm thế nào để giải trừ tạp niệm, giải
trừ thói quen để đạt đến trình độ vô ý, vô ngã để cho, từng đầu mút
dây thần kinh, từng tế bào da có thể cảm ứng được với những biến
động, biến đổi đột ngột chung quanh và có thể kích thích các phản ứng
tức thì

Đây hoàn toàn không phải là chuyện chỉ có trong tiểu thuyết, phim ảnh
võ hiệp hay chỉ có trong miệng những kẻ ưa "đấu võ mồm". Mọi cao
thủ đều chiến đấu trong trạng thái thiền định. Cái "vô chiêu" (như trong
"vô chiêu thắng hữu chiêu") người ta hay nói, không phải là không có
chiêu nào! Nó là sự vượt lên trên, sự "thăng hoa" trên các chiêu thức
mặc định (nhập thân qua khổ luyện), các chiêu thức có thể "gọi tên
được" để có thể "tuỳ cơ ứng biến", "tuỳ chiêu tiếp biến"

*

Chữ "đạo" trong "võ đạo", ở cấp độ này, là "cái lẽ tuỳ biến"-tự thăng
bằng trong các mối quan hệ vũ trụ-nhân sinh mà sự giao tranh, giao
chiến, giao hoà, giao hợp vốn dĩ là bản chất. Chẳng phải ngẫu nhiên
mà phần lớn (nếu không muốn nói là hầu hết) các 'cao thủ võ lâm" đều
có dáng dấp của một hiền triết !


Nhìn xoáy vào khía cạnh bản chất như thế này, dễ thấy, giữa học võ và
học vẽ, có rất nhiều điểm tương đồng

(còn nữa)




×