Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Gallery chỉ là... gallery pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.72 KB, 4 trang )

Gallery chỉ là gallery
Gallery, đơn giản, chỉ là một đơn vị kinh doanh. Sự tồn tại của nó, căn
bản, chịu sự chi phối của qui luật thị trường. Còn người mua tranh
tượng gallery còn sống được, bằng không, gallery “chết chắc”! Sự hơn
kém giữa các gallery, chủ yếu, tuỳ thuộc vào ý thức kinh doanh, trình
độ kinh doanh chứ không phải là trình độ cảm thụ và đánh giá nghệ
thuật. Họ cần nhạy cảm với chuyện khách hàng đối tượng thích và có
thể mua cái gì hơn là những phát hiện mới mẻ, độc đáo nơi các nghệ sĩ
v.v… Với những đặc điểm như vậy, gallery thực tế không có tác động
gì đáng kể đến sự phát triển của một nền mỹ thuật. Nó hiếm khi khích
lệ cho sự tìm tòi, sáng tạo. Các hoạt động triển lãm, tuyên truyền của
nó – ở đâu cũng vậy – chỉ là “chiêng trống làm rộn ràng phiên chợ” mà
thôi!…


Tôi cảm thấy cần phải ghi chú ngay điều này để lưu ý mấy điều :

Một, cốt lõi mối quan hệ giữa gallery với các nghệ sĩ chỉ là chuyên tiền
bạc. Trong quan hệ này, không phải gallery mà chính tiền bạc mới là
yếu tố tác động, chi phối nghệ sĩ. Phản ứng khác nhau thế nào là tuỳ
vào bản lĩnh nhân văn nơi mỗi người. Nếu như trong nhiều năm qua,
hiện tượng “thương mại hóa” nghệ thuật trở thành phổ biến, thì lỗi,
không do các gallery, do “kinh tế thị trường”, mà chính yếu, là do từng
họa sĩ. Rộng hơn, do thực tiển văn hóa –xã hội chúng ta “có vấn đề”…

Hai, quan hệ giữa gallery với công chúng, thuần túy, chỉ là quan hệ thị
trường. Cụ thể là quan hệ “cung-cầu”. Mà ở đó, “cầu” đóng vai trò
quyết định. Gallery không thể tạo ra được công chúng nghệ thuật.
Gallery chỉ có thể lựa chọn khách hàng (Bằng các hoạt động tiếp
thị…). Nếu như trong nhiều năm qua, phần lớn các gallery chỉ mua bán
những tác phẩm mỹ thuật có phong cách “xa lạ”, “kém cỏi” hay, “thời


thượng”, thì nguyên do chủ yếu thuộc về phía “cầu”. Và đây, cũng là
một vấn đề văn hóa-xã hội…

Ba, quan hệ giữa gallery với gallery là quan hệ có “đẳng cấp”. Càng
chuyên nghiệp thì sự phân định “đẳng cấp” giữa các gallery càng rạch
ròi. Điều này, cơ bản, tùy thuộc “thế giới khách hàng”. Có gallery chỉ
bán được cho khách du lịch, đối tượng bình dân; có gallery chỉ nhắm
đến lớp người “ở trên”, giàu có; có gallery chỉ nhắm đến các nhà sưu
tập v.v… Cần phải thừa nhận sự phân hóa này là tự nhiên. Và, cần phải
hết sức lưu ý rằng nó chủ yếu mang nội dung xã hội học hơn là nghệ
thuật. Nên nhớ: gallery có “đẳng cấp cao nhất” hiểu theo nghĩa bán
được tranh giá cao thì điều đó không có nghĩa nó ở vị trí đầu bảng
trong thế giới nghệ thuật. Ngọai trừ những tác phẩm thuộc về “di sản”
có giá trị lịch sử, tác phẩm được bán giá cao, nhiều khi chỉ là cái “thời
thượng” chứ chưa hẳn đã là cái “tiền phong”, có giá trị nghệ thuật. Tác
phẩm nghệ thuật thực sự, nhiều khi nằm xếp xó đâu đó trong những
gallery hết sức bình dân (thường là như vậy). Ở Việt Nam mấy năm
qua, có sự nhập nhằng về điều này. Tuy nhiên, nguyên do chủ yếu
không phải bởi các gallery “đánh tráo khái niệm” trong hoạt động tiếp
thị như nhiều người đã nói, mà là, do sự bất cập-hay bất lực-của phê
bình trong nước…


Từ những lưu ý nêu trên, có thể kết luận:

Một, không thể bàn chuyện “chống thương mại hóa” với các gallery.
Đó là một ảo tưởng. Đây là trách nhiệm của cả nền văn hóa-giáo dục.
Vấn đề đặt ra là, cho đến nay, chúng ta đã xây dựng được thiết chế với
những hoạt động gì phù hợp nhằm giành giật lại nghệ sĩ trước sự hấp
dẫn, chi phối của quy luật thị trường. Ở các nước phát triển, người ta

luôn có những chính sách hổ trợ cho các nghệ sĩ tìm tòi, sáng tạo. Ở ta,
điều này đã thực hiện được chưa?

Hai, không thể bàn chuyện nâng cao chất lượng nghệ thuật trong hoạt
động gallery, khi mà, khách hàng của các gallery chủ yếu là người
nước ngoài, thực tế, không đòi hỏi cao về nghệ thuật, và, những người
mới “nổi”, mua tranh với những mục đích, thường, là bên ngoài nghệ
thuật,. Quy luật cung-cầu chi phối tất cả. Vấn đề ở đây là, làm thế nào
để “tạo ra được” người mua tranh có khả năng cảm thụ và đánh giá
nghệ thuật là người trong nước. Nhưng đó, chỉ có thể là nổ lực của cả
nền văn hóa giáo dục- biết đề cao các giá trị tinh thần, giá trị nghệ
thuật, biết phổ cập hóa các giá trị nghệ thuật. Ở ta hiện nay, đây vẫn là
lãnh vực còn rất nhiều bất cập.

Ba, không thể đòi hỏi các gallery phải làm công việc “giáo dục thẩm
mỹ” cho đại chúng hoặc thúc đẩy sự phát triển của cả nền mỹ thuật
Đây cũng là một ảo tưởng. Các hoạt động triển lãm, tuyên truyền của
các gallery là chỉ nhằm mục đích tiếp thị. Cần phải thấy, trong nhiều
năm qua, các hoạt động này, thực tế, chỉ gieo rắc ảo tưởng và ngộ nhận
mà thôi. Vấn đề ở đây, là phải quan tâm đến tính hiệu quả của hoạt
động phê bình. cần tạo ra một môi trường dân chủ và sự thuận lợi dành
cho phê bình . Ở ta hiện nay, đây cũng là lãnh vực còn rất nhiều bất cập
.

Nói tóm lại, hệ thống gallery ở Việt Nam, đang hoạt động trên một mặt
bằng còn khá“hoang sơ”. Và với phương thức còn hết sức “cầu âu”,,
thậm chí “chụp giật”. Điều đáng bàn luận hơn lúc này, chính là vấn đề
xây dựng cơ sở văn hóa- xã hội cho sự tồn tại của nó. Chính nền Mỹ
thuật Việt Nam hiện nay, cũng đang tồn tại ở trạng thái không tìm thấy
gốc rễ. Cần, rất cần khôi phục chĩnh thể tự nhiên của một nền văn hóa

mỹ thuật. Mọi cố gắng quản lý gallery về mặt hành chính, thực tế,
chẳng mang lại lợi ích gì nhiều cho sự phát triển mỹ thuật nước nhà.


(*)Hội thảo “Gallery và sưu tập mỹ thuật” (Hà Nội .09.2002)

×