Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tâm lý đố kỵ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.28 KB, 3 trang )

Tâm lý đố kỵ
Đố kỵ là thù ghét những ai hơn mình, những ai được nhiều quyền lợi hơn
mình. Dấu hiệu dễ thấy nhất của tâm đố kỵ là thái độ khó chịu khi thấy
người khác hơn mình. Ví dụ, trong lớp học, thấy có người học giỏi hơn
mình, được nhiều điểm tốt hơn mình, chúng ta cảm thấy khó chịu. Khi sự
khó chịu làm chúng ta bực bội, cảm thấy ghét người kia thì đó chính là đố
kỵ. Tất nhiên, khi lòng có sự bực bội nghĩa là trong tâm đã tiềm tàng sự đố
kỵ.
Vậy những cái hơn đó là gì?
1. Cái hơn thứ nhất là về tài năng
Tài năng là điều làm người ta hay ganh tỵ với nhau. Vì tài năng thường đem
lại danh dự, đem lại thành công cho con người. Và tất nhiên, thành công đó
cũng đem lại lợi ích về vật chất. Tóm lại, tài năng là giá trị trên cao của một
con người nên là khởi điểm dễ khiến người ta giành giật, ganh tỵ với nhau.
2. Cái thứ hai là tiền bạc, vật chất
Tiền bạc có thể làm cho người ta ganh nhau đến mức ngông cuồng như
“Công tử bạc Liêu”.
3. Cái thứ ba là địa vị, quyền lực
Ở ngoài đời, vấn đề này có thể làm cho con người giành giật lẫn nhau. Sự
ganh ghét, đố kỵ về địa vị dễ khiến con người nảy sinh những suy nghĩ,
những hành động bất thiện. Phim ảnh, sách vở đã nói nhiều đến vấn đề này.
4. Cái thứ tư là nhan sắc
Chẳng hạn, một cô gái mỗi ngày soi gương nhận thấy mình đẹp nhất nhì
thiên hạ nhưng ra đường chỉ toàn nghe người ta khen người khác đẹp, cô ta
cảm thấy trong lòng bực bội. Ngược lại, nếu được ai khen đẹp, cô sẽ cảm
thấy vui sướng vô cùng.
Vậy nguyên nhân làm cho tâm đố kỵ xuất hiện là gì?
Nguyên nhân là do ngã chấp - cái tôi. Tất cả mọi phiền não, lầm lỗi của con
người đều xuất phát từ chấp ngã ban đầu. Chấp ngã phát sinh ra nhiều bệnh,
trong đó có bệnh tự tôn.
Tự tôn là bệnh tâm lý rất kỳ quái. Nó không phải là kiêu mạn. Kiêu mạn là


dựa vào một ưu điểm của mình để thấy mình hơn người, và có cảm giác
thích thú bởi việc hơn thua đó. Còn tự tôn là tự cho mình hơn mọi người
mặc dù chính mình không có điểm gì đặc biệt. Chúng ta thường bắt gặp
trường hợp này nơi những người không có tài năng, danh vọng, tiền bạc
nhưng luôn thích làm ra vẻ quan trọng, lúc nào cũng thấy mình hơn người
khác.
Vì không muốn thua kém ai, nhưng không có cách nào để hơn người nên
người này hay xuất hiện tâm lý thù ghét những ai hơn mình. Sở dĩ như vậy
vì họ sợ bị thua thiệt, mất quyền lợi, mất ảnh hưởng. Đây cũng là vị kỷ.
Như vậy, chấp ngã đưa đến tự tôn (không muốn thua người khác) và vị kỷ
(muốn có quyền lợi hơn người khác). Tự tôn cộng với vị kỷ sẽ đưa đến đố
kỵ (thù ghét những người hơn mình).
Cũng có trường hợp kiêu mạn dẫn đến đố kỵ. Vì kiêu mạn, chúng ta nghĩ
rằng mình hơn tất cả mọi người nhưng khi có người giỏi hơn xuất hiện,
chúng ta sinh lòng đố kỵ, thù ghét họ. Hiểu được điều này, chúng ta cố gắng
sống một đời vị tha, thương yêu tất cả mọi người, không tự tôn, không kiêu
mạn, lúc nào cũng thấy mình thấp bé để tâm đố kỵ không xuất hiện.
Nói tóm lại, tâm đố kỵ rất đáng sợ. Vì vậy, chúng ta phải thương yêu mọi
người chân thành, lúc nào cũng mong mọi người hơn mình

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×