Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thoát tình thế khó xử với người thân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.61 KB, 4 trang )

Thoát tình thế khó xử với
người thân
Nếu bạn là một nhà kinh doanh đã có chút ít tiếng tăm, chắc hẳn không ít lần
bạn rơi vào hoàn cảnh lúng túng khi đối phương bắt đầu bằng câu nói: “Tôi
rất muốn được như bạn!” và tiếp tục cuộc đối thoại bằng lời đề nghị: “Liệu có
cơ hội nào để bạn sử dụng một nhân viên tốt như tôi trong công ty của bạn?”
để rồi kết thúc bằng một nụ
cười đầy ẩn ý.

Thoát tình thế khó xử với người thân
Trong những tình huống trên, thật dễ để cười hùa theo và nói: “Tôi e rằng
hiện giờ công ty đã chật kín người, nhưng nếu bạn thật sự nghiêm túc, hãy gửi
sơ yếu lý lịch cho chúng tôi và chúng tôi sẽ cho bạn biết nếu công ty có nhu
cầu tuyển dụng trong thời gian gần”.

Tuy nhiên, sẽ là khó khăn hơn rất nhiều nếu lời đề nghị “riêng tư” đó lại là
mong muốn, kỳ vọng của chính những người bạn thân thiết hay người trong
gia đình. Thực tế, có được sự hỗ trợ của những người thân trong quá trình
khởi tạo và điều hành công ty là một việc khá tốt. Họ có thể chính là người ở
bên bạ
n, cổ vũ, ủng hộ bạn. Song, sẽ xảy ra nghịch lý: Trong khi bạn - người
chủ công ty - nhìn nhận họ như những người hỗ trợ, cổ vũ đắc lực về mặt tinh
thần, họ lại tự đánh giá bản thân như một phần không thể thiếu của công ty.
Sự sai khác trong cách nhìn dẫn đến những yêu cầu “giúp đỡ” không đúng lúc
hay tiềm tàng các tác động xấu cho hoạt động kinh doanh, khi
ến bạn có thể sẽ
rơi vào tình thế hết sức khó xử.

Bạn có thể tìm thấy dưới đây một vài lời khuyên có ích, giúp bạn vượt qua
tình thế khó xử đó.


1. Cân nhắc hành động

Trước khi đưa ra bất cứ lựa chọn nào, bạn cần chắc chắn đó có phải là quyết
định hợp lý hay không. Ngay cả khi không muốn bị khó xử trước những lời
đề nghị
“cá nhân” của người thân, bạn cần nhận thức rõ liệu đó có phải nhân
viên tiềm năng, phù hợp cho công ty? Bạn có thể đưa ra quyết định dựa vào
một số câu trả lời cho những câu hỏi sau: Liệu bạn có đủ tự tin để tiếp tục
công việc trong khi bị những người thân đó xa lánh, không giúp đỡ? Liệu
những người bạn của bạn có thể nghiêm túc thật sự và dành phần lớn th
ời
gian cho công ty? Liệu người bạn của bạn có thể cùng lúc làm được nhiều
việc? Liệu người thân của bạn có cùng chia sẻ mọi kế hoạch, ước vọng thành
danh giống bạn? Quan trọng nhất, liệu đó có phải một người hội tụ đủ các yếu
tố: trách nhiệm, đáng tin cậy, chăm chỉ, giao tiếp tốt và có khả năng xử lý?

2. Hãy công bằng

Hãy thành thật với bản thân và thừa nhận một cách chính xác nhất rằng liệu
mọi ý tưởng và kế hoạch tuyệt vời cho công ty có đến từ một mình bạn, hay là
kết quả t
ổng hợp có phần đóng góp của những người thân của bạn? Hãy cân
nhắc nếu sự ra đi của người thân sẽ ảnh hưởng nhiều tới tương lai kinh doanh
của bạn. Thêm vào đó, cũng cần cân nhắc rằng nếu người thân của bạn thật sự
đã thể hiện như một đối tác ngay từ thời gian đầu và việc đó đã đem lại kết
qu
ả tốt, thật sự bạn đã tìm được một đối tác xứng đáng.

3. Kiểm tra lại cách dùng đại từ


Một điều có thể bạn không để ý đó là cách sử dụng đại từ của chính mình.
Bạn hay nói “tôi” hay “chúng tôi” trong các cuộc đối thoại với người thứ ba.
Và “chúng tôi” hay “chúng ta” trong cuộc đối thoại với người thân? Đó là
những biểu hiện trong tiềm thức của việ
c bạn có coi người thân là một phần
trong công ty hay đơn giản chỉ là người đứng ngoài cổ vũ.

Cũng cần xem cách sử dụng đại từ của những người thân của bạn để nhận biết
dấu hiệu của những lời đề nghị cá nhân. Trường hợp những người thân của
bạn dần chuyển đại từ từ “bạn, anh, cô ấy” sang “chúng tôi” thì đó là lúc họ
đ
ang lên kế hoạch cho lời đề nghị cộng tác. Nếu bạn đã quyết định thẳng
thừng từ chối, hãy khôn khéo chuyển cách sử dụng đại từ về ngôi trực tiếp thứ
nhất và hy vọng những người thân sẽ đón nhận được tín hiệu này.

4. Đối mặt

Đây có lẽ sẽ là lựa chọn khó khăn nhất. Cảm tình với người thân sẽ khiến
quyết định của bạn trở nên khó khăn, đau đớn, thậm chí khiến bạn mất đi một
người thân. Tuy nhiên, so sánh với tình cảnh công ty sau quyết định sai lầm
của bạn, tỏ ra trung thực và cương quyết vẫn là quyết định tốt nhất.

Cuối cùng, bạ
n cần nhớ rằng: xây dựng và điều hành công ty không khác gì
một cuộc hôn nhân, chắc chắn bạn không muốn kết thúc bằng một cuộc ly
hôn!

×