Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Eugène Atget: cả tư liệu lẫn nghệ thuật đều giành ông potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.58 KB, 11 trang )

Eugène Atget: cả tư liệu lẫn nghệ thuật
đều giành ông

SYDNEY – Lần đầu tiên ở Úc, người ta tổ chức một triển lãm khá toàn
diện về nhiếp ảnh của Eugène Atget (1857–1927). Trong ảnh: “Sân 28
đường Bonaparte,” 1910.


200 bức ảnh được Man Ray chọn từ các bộ sưu tập lớn của các bảo
tàng được bày trong lần này. Trong ảnh: “Đại lộ Strasbourg”, 1912


Thoạt đầu, Atget chỉ được coi là một nhiếp ảnh gia thương mại, bán
loại ảnh mà ông gọi là “tư liệu cho họa sĩ”, tức là những bức ảnh phong
cảnh, hoa lá, cảnh trí, ảnh cận… Trong ảnh: “Hồng”, 1923.


… hay những bức như tranh… Tóm lại là loại ảnh để họa sĩ có thể
dùng “tham khảo” khi vẽ. Trong ảnh: “Ám ảnh thứ Năm”.


Thế rồi Atget chuyển sang quan tâm đến đường phố Paris, và những tác
phẩm nhiếp ảnh của ông ngay lập tức thu hút sự chú ý của các tổ chức
lớn như Bảo tàng Carnavalet và thư viện Quốc gia. Những cơ sở này đã
trở thành khách “sộp” của ông.


Chính trong những bức ảnh chụp Paris mà ta thấy Atget mới chính là
Atget – ông bày ra cho ta một thành phố khác xa với những hình ảnh
cliché đẹp đẽ, bóng bẩy của Thời kỳ vàng. Những hình ảnh về một
“Paris cũ” của Atget chính là những vùng đã không bị chương trình


hiện đại hóa của Baron Haussmann hồi thế kỷ 19 sờ đến. Trong ảnh:
“Bến Ajou sáng sớm”.


Những con đường vắng, những tòa nhà vắng, những chi tiết thường hay
bị bỏ qua; Khắc khổ đó, nhưng những bố cục độc đáo đã mang lại một
chân dung bí ẩn của thành phố này. Trong ảnh: “Phố Broca”.


Người chọn những tác phẩm để bày trong đợt này là Man Ray. Ông
từng gặp Atget hồi những năm 1920s. Chính những người như
Berenice Abbott và Man Ray đã nhìn ra tài năng nghệ thuật của Atget
đầu tiên, trân trọng ông như một nghệ sĩ. Cả hai người đều là những
người vận động để các tổ chức lưu giữ ảnh của Atget. Trong ảnh:
“Montmartre, maison de musette” (Nhà của “tiểu” nàng thơ?), 1923.


Kỹ thuật và thiết bị mà Atget sử dụng chính là thứ mà thế kỷ 19 dùng.
Ông có một cái máy ảnh xếp cồng kềnh, trong một cái thùng gỗ 18 x
24cm vừa nặng vừa cần phải có chân để đặt lên. Ống kính của Atget
cho phép ông chụp được chi tiết bé nhất một cách chính xác nhất.


Atget cũng dùng phương pháp rửa ảnh truyền thống, với giấy albumen
nhúng nitrat bạc, phơi dưới ánh sáng tự nhiên và sau đó nhuộm vàng
(?). Phương pháp thì cũ, nhưng cái nhìn của ông trước hình ảnh, với
nhiếp ảnh, lại là cái nhìn hiện đại. Trong ảnh: “Người bán chụp đèn”.


Chính vì thế, Atget đã mang lại cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ, nhiếp ảnh

gia, như các họa sĩ siêu thực, rồi Walker Evans và Bernd & Hilla
Becher… Ông còn được coi là người mở đầu cho nhiếp ảnh tư liệu thế
kỷ 20.


×