Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học như thế nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.31 KB, 3 trang )

Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hoá học như thế nào?
Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là hiện
tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong
quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, một lượng
đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền
và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư
lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là
làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú
dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực
nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu
bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật.
Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v thường không
tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và
thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại
với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong
các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực
khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của
các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện
tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật.
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi
trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc
xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu
cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ
theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan
truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi
trường liên quan khác. Ðể hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện
pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có
nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải.
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh


các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho
người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi
khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ,
thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật
bản, giun đỏ, trứng giun v.v
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v Ðể đánh giá
chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường
dùng chỉ số coliform. Ðây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn
coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự
ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Ðể xác định chỉ số coliform người
ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau
một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu
chuẩn môi trường.
Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển
trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô
nhiễm gây ra bệnh tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc
bệnh mỗi năm. Ðã có năm số người bị mắc bệnh trên thế giới rất lớn như
bệnh giun đũa 900 triệu người, bệnh sán máng 600 triệu người. Ðể hạn chế
tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu
các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống
của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ cộng.


×