Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.43 KB, 3 trang )

Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị
ô nhiễm rất nặng?
Xưa nay chúng ta thường nghe nói "không khí buổi sớm trong lành
nhất" và mọi người dân thành phố thường tập luyện, chạy nhảy,
hoạt động thể dục thể thao vào sáng sớm hàng ngày. Nhưng gần
đây, các nhà khoa học lại cảnh tỉnh rằng ở những thành phố có
ngành công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, không khí buổi
sớm không những trong lành mà còn bị ô nhiễm rất nặng.
Vì sao các nhà khoa học lại đưa ra kết luận trái ngược với nhận
định lâu nay của nhiều người ?
Mức độ trong lành của không khí được quyết định bởi thành phần
các chất trong không khí, nhất là những chất độc hại đối với cơ thể
con người. Ban ngày, ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ không khí
tăng cao, khói thải của các nhà máy, xe cộ và bụi đất cát do các
loại xe cuốn lên bay lửng lơ trong không khí. Ðến khi mặt trời lặn,
nhiệt độ không khí giảm dần. Qua một đêm, mặt đất mát dần, nhiệt
lượng toả vào không trung cách mặt đất mấy trăm mét hình thành
tầng không khí trên nóng dưới lạnh, giống như chiếc nồi áp xuống
mặt đất. Lúc này khói thải của các nhà máy không thể bốc lên cao
để toả vào tầng mây mà chỉ luẩn quẩn ở gần mặt đất với nồng độ
mỗi lúc một đậm đặc. Nếu lúc này trên mặt đất lặng gió, độ ô
nhiễm không khí sẽ càng tăng.
Vì thế, các nhà khoa học khuyên dân cư các thành phố công nghiệp
nên chuyển thời gian tập thể dục và rèn luyện cơ thể từ sáng sớm
sang khoảng 10 giờ sáng và 3 giờ chiều là thích hợp nhất.
Về nguồn tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện, với trình độ kỹ
thuật hiện nay loài người đang đứng trước khó khăn rất lớn, việc
cung cấp năng lượng ngày càng căng thẳng, điện sản xuất ra không
đủ dùng, trong khi đó chất thải công nghiệp ngày càng gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường tự nhiên.
Muốn giảm bớt những sức ép đó, nhất thiết phải khống chế tỉ lệ


tăng dân số, đồng thời phối hợp với các mặt khác. Hiện nay, trước
tình hình dân số thế giới đang tăng mạnh, đã có người đặt câu hỏi:
"Trái đất có thể nuôi được bao nhiêu người?". Nếu bình quân một
ngày mỗi người tiêu thụ số nhiệt lượng tương ứng với 9200 jun thì
một năm sẽ tiêu thụ 35,5 x 105 jun. Mỗi năm thực vật trên Trái đất
hấp thụ được từ ánh Mặt trời 165 x 1015 gam chất hữu cơ, tương
ứng với 2761 x 1015 jun nhiệt lượng. Số lượng nhiệt lượng đó có
thể đủ dùng cho 800 tỉ người, nhưng đó là điều không thực tế vì
cho đến nay loài người mới chỉ khai thác được 0,5% tổng nhiệt
lượng từ nguồn thực vật. Với khoa học kỹ thuật tiên tiến, dù có lợi
dụng được 1% tổng nhiệt lượng từ nguồn thực vật thì Trái đất cũng
chỉ có thể nuôi sống được 8 tỉ người. Thực tế liệu Trái đất có thể
nuôi được số người đông như vậy không, điều này rất khó nói vì
tính toán trên lý thuyết chưa thể đúng hoàn toàn với thực tế. Bởi
vậy nhân loại chưa nên vội vàng chạy ngay tới giới hạn nguy hiểm:
8 tỉ người.

×