Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.6 KB, 2 trang )

Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô
nhiễm?
Hiện nay nhiều gia đình ở nước ta vẫn dùng than làm chất đốt. Bếp
than thải ra một lượng khí cacbonic khá lớn, nhưng dù dùng bếp ga
hoặc bếp dầu trong nhà cũng không tránh được việc thải ra khí
cacbonic. Ngoài ra, trong quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra các
hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm không khí trong bếp. Mặt khác, điều
kiện sống hiện nay ở các thành phố còn chật chội, cơ thể con người
luôn toả ra khí cacbonic và mồ hôi, chưa kể những người hút thuốc
lá thải ra một lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không khí trong
nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét, người ta lại thường đóng kín
cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không
thoát ra ngoài được.
Những đồ dùng mới sử dụng trong các gia đình như thảm nilon,
giấy dán tường, đồ nhựa, v.v cũng đem theo vào phòng ở các chất
ô nhiễm như toluen, metylbenzen, formalđehyt, Những hoá chất
này đều rất có hại đối với sức khỏe con người.
Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo và trồng nhiều hoa, cây cảnh sẽ
làm tăng thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở. Bụi
và các tạp chất khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm
theo các loại vi trùng, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe
con người.
Muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà ở, cần mở
nhiều cửa sổ thông khí, thường xuyên quét dọn lau chùi nhà cửa,
làm vệ sinh cá nhân đều đặn và không nên nuôi động vật trong
phòng ở.
Các kim loại nặng đổ ra biển sẽ tích tụ trong cơ thể sinh vật biển.
Khi con người ăn những con cá có kim loại nặng sẽ bị nhiễm độc.
Chất thải phóng xạ đổ ra biển còn đáng lo ngại hơn. Các chất
phóng xạ này trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động thay đổi
sự sống của sinh vật hải dương, qua đó xâm nhập vào cơ thể con


người, làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư.
Tóm lại, loài người coi biển cả là thùng rác thì rốt cuộc những rác
rưởi đó sẽ quay lại gây tai hoạ cho con người. Chúng ta cần biết
rằng, khả năng tự làm sạch các chất ô nhiễm của biển là có hạn,
bởi vậy con người cần phải xử lý trước khi đổ ra biển các chất
nước thải, khí thải, rác rưởi Không nên vì tiết kiệm công của mà
đổ bừa ra biển, hậu quả sẽ còn lớn hơn nhiều.

×