7 cách thúc đẩy nhân
viên làm việc
Đối với những nhà quản lý lâu năm đã có kinh nghiệm thì mọi thứ khá đơn
giản để động viên, lôi kéo người khác vào công việc, nhưng còn với những
tân quản trị viên thì sao?
7 cách thúc đẩy nhân viên làm việc
Để tiếp lửa nhiệt tình hay đơn thuần là truyền đạt mục tiêu của doanh nghiệp
đến nhân viên là điều vô cùng khó khăn. Hãy tham khảo 7 gợi ý của tác giả
Carol Tice sau đây:
1. Tìm kiếm đúng người
Nếu như doanh nghiệp tìm được những nhân viên tâm huyết và đam mê công
việc thì không khó gì để thúc đẩy họ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các nhà
quản lý thường tuyển dụng nhân sự dựa trên các mối quan hệ nhằm tiế
t kiệm
chi phí tuyển mộ và nhanh chóng có những nhân viên chất lượng. Do đó, lời
khuyên là hãy thuê những người phù hợp nhất với doanh nghiệp chứ không
phải những người giỏi nhất.
2. Mục tiêu rõ ràng
Cách để tiếp lửa cho nhân viên hiệu quả nhất là nhà quản trị phải đặt suy nghĩ
của mình vào suy nghĩ của cấp dưới. Hãy luôn tự đặt câu hỏi như những ưu
tiên hàng đầu trong công việc là gì, c
ần phải làm gì để hoàn thành tốt nhất
công việc… Sự thờ ơ bỏ qua suy nghĩ và mục tiêu phát triển của nhân viên là
“liều thuốc độc” cho tinh thần làm việc. Do đó, cùng nhân viên thiết lập
những mục tiêu cụ thể, thực tế chính là bạn đang gieo mầm hi vọng vào tương
lai tươi sáng cho nhân viên.
3. Quản trị “đi bộ”
Thật vậy, nhà quản lý đôi khi thường đi quá nhanh trong công việc, giao tiếp
và quan hệ với cấp dưới. Một giám đốc chuỗi bán lẻ linh kiện máy tính ở
Nam California đã chia sẻ nguyên tắc thành công của ông là: đi loanh quanh,
chậm rãi và quan sát. Sự có mặt bất ngờ của nhà quản trị không đơn thuần là
hoạt động kiểm soát công việc mà còn là cách tiếp cận và hiểu hơn về cấ
p
dưới.
4. Chia sẻ nỗi lo tài chính
Sẵn sàng chia sẻ các thông tin tài chính từ doanh thu, chi phí, các con số tiền
bạc cho cấp dưới, đây không chỉ là biện pháp minh bạch hóa hoạt động tài
chính mà còn là cầu nối tạo dựng niềm tin, thiết lập văn hóa nội bộ doanh
nghiệp để thúc đẩy tinh thần xây dựng công ty. Hơn thế nữa, những chiến
lược chia sẻ lợi nhuận, biến nhân viên thành những người chủ nh
ỏ cũng là xu
hướng động viên tích cực khá hiệu quả.
5. Thưởng phạt phân minh
Thưởng – phạt là cách truyền thống nhất để động viên cũng như nhắc nhở
nhân viên nhìn nhận những gì họ làm được và chưa làm được. Tuy vậy,
những nhà quản trị non tay thường đưa ra những đánh giá thiếu chính xác và
cảm tính khiến việc đó phản tác dụng và làm giảm tinh thần làm việc của
nhân viên. Hãy xây dựng một kế hoạch đánh giá và thưởng phạt thực tế, có
liên quan và hấp dẫn để giữ lửa trong nhân viên.
6. Xây dựng lòng tin
Thực tế cho thấy, phần lớn nhân viên cấp dưới cống hiến nhiều hay ít phụ
thuộc vào niềm tin họ có với lãnh đạo. Vì thế, xây dựng lòng tin là nhiệm vụ
quan trọ
ng hàng đầu với các nhà quản lý trẻ, lời khuyên là hãy sẵn sàng thừa
nhận sai lầm, thực sự đồng cảm với suy nghĩ của nhân viên đồng thời thành
thật cùng đối mặt khó khăn. Thay vì tỏ ra cương quyết, trịch thượng và giữ
khoảng cách cấp trên – cấp dưới, nhà quản trị nên biết lắng nghe và hòa nhập
với nhân viên của mình.
7. Tránh sai lầm nghiêm trọng
Sai lầm lớn nhất mà các quản lý thườ
ng gặp khiến nhân viên suy giảm nhiệt
tình, tinh thần và hiệu quả làm việc, đó là đề cao giá trị công việc. Nhiều sếp
chỉ quan tâm đến công việc, chất lượng công việc, hiệu quả công việc, trả một
mức lương tương xứng vì đó là những gì nhân viên được trả để làm mà quên
mất rằng nhân viên cũng là con người và họ cũng có những khát vọng cá
nhân. Đó đơn giản chỉ là mong muốn đượ
c tự khẳng định, được công nhận
như một người làm việc có hiệu quả. Động viên nhân viên đôi khi đơn giản
chỉ là một lời khen, một cái vỗ tay tán thưởng.