Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

7 Phương pháp hiệu quả thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.13 KB, 1 trang )

7 phương pháp khá hiệu quả trong việc thúc
đẩy tinh thần làm việc của các thành viên
Hiện nay, làm việc nhóm là một mô hình khá phổ biến do nó đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc tăng hiệu
suất làm việc của từng cá nhân, đồng thời cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của một doanh nghiệp. Tuy là
một mô hình hiệu quả, nhưng nếu không có những chiến lược thúc đẩy một cách linh hoạt, bạn sẽ không thể đạt
được những kết quả như mong muốn. Dưới đây là 7 phương pháp khá hiệu quả trong việc thúc đẩy tinh thần làm
việc của các thành viên trong nhóm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất của làm việc theo nhóm.
1. Luôn lưu tâm tới suy nghĩ của nhân viên. Điều này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều kết quả bất ngờ bởi bạn sẽ ngạc
nhiên khi thấy có không ít các nhân viên rất quan tâm tới tiến trình phát triển của công ty ở thời điểm hiện tại và
tương lai. Đồng thời, nếu bạn cho họ quyền được phát biểu chính kiến riêng, họ sẽ đóng góp không ít những ý tưởng
mà có thể mang lại sự khác biệt đáng kể cho quá trình phát triển công ty.
2. Liên tục cập nhật thông tin. Trong giới kinh doanh thường truyền tụng một câu châm ngon “Không có tin gì có
nghĩa là mọi việc đều tốt đẹp”. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái của nó, bởi nó sẽ mang lại sự tự mãn cho khá
nhiều người; từ đó dẫn tới việc họ cho rằng mọi việc họ làm đều là hoàn hảo. Bên cạnh đó, theo tâm lý chung, các
nhân viên luôn muốn được các cán bộ quản lý cập nhật về tình hình kinh doanh và đưa ra đánh giá về năng lực làm
việc của họ một cách thường xuyên. Vì vậy, bạn hãy sử dụng bản ghi nhớ, email, điện thoại hoặc các cuộc họp
nhóm để thông báo những tin tức mới về sự thay đổi nhân sự, quy trình làm việc và sự ra mắt của các sản phẩm
mới cho các thành viên trong nhóm làm việc của mình.
3. Ghi nhận thành tích của cá nhân và tập thể nhóm. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp để ghi nhận thành tích
làm việc của các nhân viên, ví dụ như đề bạt lên vị trí cao hơn, khen thưởng và nếu có thể, đăng tải những thành
tích cụ thể trên bản tin nội bộ. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi thiếp, email hoặc gọi điện thoại chúc mừng. Nhân viên
sẽ luôn nỗ lực hết sức vì công ty nếu bạn biết cách ghi nhận những công sức của họ đã bỏ ra
4. Đặt ra các mục tiêu có tính thách thức. Kinh nghiệm của nhiều chuyên gia cho thấy con người thường nỗ lực hết
sức để đạt được những gì mà họ được trông đợi. Nếu bạn biết cách đặt ra các mục tiêu có tính thách thức phù hợp,
nhóm làm việc của bạn sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành nó.
5. Tạo mọi điều kiện để nhân viên vươn tới thành công. Một nhóm làm việc sẽ không thể có động lực phát triển nếu
họ không được trang bị đủ những điều kiện cần thiết cho công việc của mình. Khái niệm này bao gồm: trang thiết bị,
hỗ trợ nội bộ, nguyên – tài liệu, các khóa đào tạo…. Với những nhân viên có năng lực và chăm chỉ, họ sẽ dễ đạt tới
thành công nếu được tạo mọi điều kiện trong công việc.
6. Hỗ trợ tận tình những cá nhân năng lực còn yếu kém. Các nhóm làm việc thường rất mong đợi người quản lý có
thể hỗ trợ chặt chẽ cho những thành viên có năng lực chưa đạt tiêu chuẩn. ĐIều này hoàn toàn hợp lý bởi nếu có


bạn trợ giúp, cộng thêm với sự nỗ lực vượt bậc của những thành viên đó, họ sẽ nhanh chóng đạt được chuẩn như
những thành viên khác trong nhóm. Tuy nhiên, hiện nay, khá nhiều cán bộ quản lý bỏ qua tình trạng này bởi họ lo
rằng điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian và hiệu suất làm việc của bản. Nếu điều này không được giải
quyết một cách triệt để, nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất và tinh thần làm việc chung của cả nhóm.
7. Có lòng tin vào nhân viên. Phần lớn nhân viên đều mong muốn có thể làm việc ở mức độ tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn
có khá nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp theo kiểu hoài nghi. Họ sử dụng camera bí mật, theo dõi email
và ràng buộc nhân viên bằng nhiều thứ quy định rối rắm và thậm chí là bất hợp lý nhằm kiểm soát nhân viên của
mình. Họ đâu biết rằng điều đó chỉ mang đến cho nhân viên một tâm lý nặng nề. Do vậy, hiệu suất công việc sẽ bị
giảm sút rất nhiều bởi các nhân viên đều làm việc với một tinh thần đối phó và chờ đợi hết giờ làm.

×