Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản trị nhân tài: Khó mà không khó doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.87 KB, 5 trang )



Quản trị nhân tài: Khó
mà không khó

Ngày nay, với xu hướng “nhảy việc” của các nhân viên thì việc tuyển được
một nhân viên giỏi đã khó, việc quản lý lại càng khó hơn. Làm thế nào để tạo
nên môi trường làm việc tốt để họ có thể làm việc một cách lâu dài?

Quản trị nhân tài: Khó mà không khó
Vậy nếu bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp với hàng chục nhân viên cấp
dưới hay đơn thuần chỉ là một trưởng nhóm lãnh đạo một nhóm nhỏ đồ
ng
nghiệp thì bạn có bí quyết gì để giữ chân, hỗ trợ và thu phục những nhân viên
giỏi đó. Ba bí quyết từ tờ Entrepreneurs sẽ giúp bạn thấy rằng quản trị nhân
tài không quá gian nan như bạn vẫn nghĩ.

Xác định đúng nhân tài

Giả sử hai người cùng làm trong một công ty, người thứ nhất giỏi, làm được
rất nhiều việc nhưng lại thiếu tính hợp tác và hay làm hỏng rất nhiều thứ
;
người thứ hai năng lực bình thường, tạo ra giá trị ở mức bình thường nhưng
“phá” ít, thậm chí làm ra được cái gì là chắc chắn cái đó. Người thứ hai chắc
chắn không phải là người tài, song nếu coi người thứ nhất là người tài thì
cũng chưa thỏa đáng vì mặc dù anh ta giỏi nhưng giá trị tạo ra từ sự giỏi đó
nhiều khi lại không bằng người bình thường kia, có khi lại còn âm. Do đó,
giáo sư Dave Ulrich của Đại học Michigan (Mỹ) đã đề xuất định nghĩa nhân
tài 3C.

Thứ nh


ất, nhân tài phải là người có Năng lực – Competence - có nghĩa là anh
ta phải có đầy đủ kỹ năng, làm đúng việc và quan trọng đúng thời điểm. Năng
lực là không đủ nếu thiếu cam kết! Cam kết – Commitment - có nghĩa là nhân
viên sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự thành công của công ty. Cuối cùng,
với thế hệ nhân lực hiện nay và tương lai, chừng đó là chưa đủ, người tài còn
phải là người biết Cống hi
ến - Contribution - và được ghi nhận, họ phải hiểu
rõ mình đang làm gì và tâm huyết thực sự với công việc đó.

Tôn trọng nhân tài

Không thể phủ nhận một điều, phần lớn những nhân viên giỏi thường có phần
tự cao và coi thường những người có năng lực kém hơn. Điều tồi tệ nhất có
thể xảy ra đối với nhà quản trị đó là năng lự
c chuyên môn của họ thực sự
không bằng cấp dưới, những nhân tài đó sẽ có phản ứng thiếu tích cực khi
người lãnh đạo hay áp đặt mà thiếu quan tâm đến ý kiến của họ.

Nắm được vấn đề trên, những chuyên gia quản lý nhân sự có kinh nghiệm đã
đưa ra những phương thức hiệu quả để quản lý và điều chỉnh tính cách nhân
tài trong doanh nghiệp. Những phương pháp và công cụ để nhà quả
n lý ứng
dụng trong việc quản lý công ty và điều hành công việc.

Dấu hiệu khi những nhân viên này không được tôn trọng thỏa đáng là họ sẽ
dần tự ái, nhạy cảm, sẵn sàng chống đối ý kiến của bạn, cuối cùng là đưa ra
kiến nghị vượt cấp hoặc thậm chí nhảy việc. Do đó, dù trong bất cứ lĩnh vực
nào, nhà quản lý luôn phải dành cho nhân viên và khách hàng sự tôn trọng
nhất định. Phải khiêm tốn khi nói về khả năng của bản thân và
đề cao kỹ năng

của nhân viên có năng lực. Luôn có cái nhìn khách quan và đánh giá chính
xác năng lực của nhân viên là một kỹ năng quan trọng giúp nhà quản lý gần
gũi nhân tài.

Tạo dựng niềm tin

Một trong những điều quan trọng nhất khi thực hiện quản trị nhân sự với
những nhân viên xuất sắc đó là gây dựng lòng tin đối với họ. Tác giả Kenneth
Blanchard của cuốn sách “Lãnh đạo 1 phút” gợi ý rằ
ng những nhà quản lý
xuất sắc luôn sẵn sàng gây dựng niềm tin với nhân viên cấp dưới. Họ làm
điều đó bằng cách thể hiện sự xuất sắc của mình trong lĩnh vực hoạt động và
xác định mục tiêu rõ ràng trong công việc. Câu châm ngôn “Điều bạn thấy là
điều bạn đạt được” luôn đem lại sự tin tưởng cho nhân viên và được thể hiện
dưới nhiều hình thái khác nhau.

Có thể thấ
y rằng quan điểm về quản trị nhân tài và phát triển nhân tài hiện đại
được ví như sự quan tâm tổng quát một cơ thể con người từ cái đầu (năng
lực), bàn tay và đôi chân (tôn trọng công việc) và trái tim (niềm tin cống hiến
sức lực).

Hãy xóa bỏ cách nghĩ theo cách truyền thống, khi chỉ cần quan tâm đến
những người làm việc tốt nhất, giỏi nhất. Vì thế, một nhà quản trị có tầm nhìn
sẽ phải nhận diện chính xác những “viên ngọc quý” trong doanh nghiệp, “mài
giũa” họ và luôn “nâng niu” những cống hiến có giá trị mà họ làm ra. Hiểu
được những bí quyết này thì có lẽ công tác quản trị nhân tài không phải là quá
khó!


×