1
Báo cáo thực tập
Đề tà:i Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh
quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống
cây xanh đường phố ở thành phố Thanh
Hóa
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ THANH HÓA 4
2.1 Điều kiện tự nhiên 4
2.2 Điều kiện khí hậu 5
2.3 Dân số, lao động và nguồn nhân lực 6
2.4 Kinh tế và công nghiệp 6
2.5 Thương mại, dịch vụ và du lịch 7
2.6 Văn Hóa, Giáo Dục 7
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
3.1 Vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trường đô thị 8
3.2 Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị 12
3.3 Giá trị tinh thần của cây xanh đô thị 13
CHƯƠNG IV: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 15
4.1 Mục tiêu nghiên cứu 15
4.2 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….13
4.3 Nội dung nghiên cứu………………………………………………… 13
4.4 Phương pháp nghiên cứu 17
CHƯƠNG V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
5.1 Hiện Trạng cây xanh đường phố thành phố Thanh Hóa 18
5.2 Đặc điểm một số loài cây xanh đô thị được trồng tại thành phố Thanh
Hóa 32
5.3 Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đường
phố tại thành phố Thanh Hóa. 42
5.4 Đề xuất quy hoạch mạng lưới cây xanh đường phố 46
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 56
6.1 Kết Luận 56
6.2 Tồn Tại 57
6.3 Kiến Nghị 58
3
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
Thành phố Thanh Hoá đang trên đà phát triển mạnh về mọi mặt, đặc
biệt tốc độ đô thị hoá đang diễn ra ngày càng nhanh. Các khu đô thị, khu dân
cư mới đang được xây dựng và hình thành, nhiều tuyến đường đang đợc cải
tạo mở rộng hoặc làm mới. Các cơ quan công sở, trường học, bệnh viện cũng
được đầu tư xây dựng mới để hướng tới một thành phố Thanh Hóa giàu đẹp
trong tương lai, góp phần nâng cao đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần. Bên
cạnh đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng có một vấn đề nữa mà chúng ta không
thể bỏ qua được, đó là vấn đề môi trường và cây xanh đô thị.
Cây xanh là một thành phần không thể thiếu trong đời sống con người,
nó không những mang đến nhiều giá trị về mặt tinh thần, đưa con người xích
lại gần với thiên nhiên hơn mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ, cải thiện
môi trường. Tuy nhiên hiện nay có nhiều hoạt động của con người đã tác
động không tốt tới môi trường làm cho môi trường ngày càng xấu đi. Không
giống như môi trường ở vùng nông thôn là nơi có nhiều cây xanh, không khí
trong lành. Người dân sống ở thành phố luôn phải đối mặt với môi trường có
chất lượng ngày càng suy giảm do ô nhiễm nước, khói bụi, nhiệt độ, khí thải
và tiếng ồn.
Để góp phần tạo một môi trường sống trong lành và xây dựng một
thành phố có cảnh quan đẹp phục vụ cho việc tiến tới đô thị loại 1 của thành
phố Thanh Hóa, tôi đã làm đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh
quan và bảo vệ môi trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố
Thanh Hóa” để nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố của
thành phố Thanh Hóa hiện nay, đánh giá một số loài cây trồng được chọn làm
cây bóng mát đường phố từ đó đưa ra đề xuất quy hoạch lại hệ thống cây
xanh đường phố cho phù hợp với mục đích phát triển và hướng vào mục tiêu
bảo vệ môi trường.
4
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ
THANH HÓA
2.1 Điều kiện tự nhiên
1) Vị Trí Địa Lý
Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Thanh
Hóa, phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam và đông nam
giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp
với huyện Thiệu Hóa
Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm bên bờ
sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa.
Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua trung tâm thành phố dài gần 10 km,
cảng Lễ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây,
tạo thành một mạng lới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố
Thanh Hóa đã trở thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh
Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả
các tỉnh trong nước.
2) Địa Hình
Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có
nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng không đồng đều nơi
rộng nơi hẹp khác nhau.
Núi
Núi Hàm Rồng án ngữ cửa ngõ phí bắc thành phố, chạy từ làng Dương
Xá xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, men theo hữu ngạn sông Mã về
đến chân cầu Hàm Rồng
Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ.
5
Đồi Thông : là quả đồi thấp nằm ở phía tây bắc thành phố. Trên đồi
trồng thông để khai thác gỗ và nhựa.
Sông
Sông Mã: là sông tự nhiên lớn bắt nguồn từ Điện Biên chảy về phí tây
tỉnh Thanh Hóa và chảy qua thành phố. Trong tương lai hệ thống đô thị
thành phố sẽ tập trung hai bên bờ sông Mã
Hệ thống sông đào bao gồm : sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành,
sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc được xây dựng để cung cấp tưới tiêu,
chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố
2.2 Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ
Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố
Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.
Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian
này trong năm, thời tiết nắng lắm, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán.
Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C.
Mùa lạnh : Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa
này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa
thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C.
Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.
Gió
Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng
năm có 3 mùa gió:
Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào,
gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.
Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào,
mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió
Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung
khác.
6
Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát
mẻ.
Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 - 1980 mm.
2.3 Dân số, lao động và nguồn nhân lực
Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng người đông, thành phố Thanh Hóa
cũng là một thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư đông đúc, đa dạng.
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số thành phố Thanh Hoá khoảng
197,551 nghìn người, mật độ dân số khoảng 3.370 người/km2 (có mật độ gấp
10 lần so với toàn tỉnh - mật độ dân số tỉnh Thanh Hoá là 330 người/km2),
trong đó dân số sống trong nội thị là 143,755 nghìn người, chiếm tỷ lệ 72%,
dân số ở vùng ngoại ô là 53,796 nghìn người, chiếm tỷ lệ 28%.
Dân số nam là 97,799 nghìn người, chiếm tỷ lệ 49% dân số toàn thành
phố; nữ có 100,752 nghìn người, chiếm 51%.
2.4 Kinh tế và công nghiệp
Theo số liệu năm 2009, tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP ước đạt
- Công nghiêp: 49,7%
- Nông nghiệp: 4,6%
- Dịch vụ: 45,7%
- Tăng trưởng kinh tế ước đạt 18,2%.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 2940,13 tỷ đồng.
- GDP bình quân đầu người 1520 USD. Đến cuối năm 2009 thu nhập bình
quân đầu người đã đạt tới con số 1910 USD/năm
Thành phố có 2 khu công nghiệp chính :
- Khu công nghiệp Lễ Môn: Là khu công nghiệp tập trung lớn nằm cách
trung tâm thành phố Thanh Hóa 5km về phía đông, trên quốc lộ 47 nối liền
thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn, diện tích quy hoạch 87ha. Đã có
hơn 30 doanh nghiệp đăng ký thuê đất để đầu tư xây dựng với số vốn hơn 700
tỉ đồng.
7
- Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga
Khu công nghiệp này có diện tích 150ha, nằm ở phía bắc thành phố
Thanh Hóa. Đây là khu công nghiệp mới hình thành chưa lâu và vẫn đang quá
trình thu hút đầu tư mạnh mẽ. Các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư là sản xuất lắp
ráp hàng điện tử, viễn thông; may mặc, bao bì; sản xuất đồ gia dụng,thủ công
mỹ nghệ, chế biến nông lâm thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành
cơ khí chế tạo, lắp ráp và dịch vụ
2.5 Thương mại, dịch vụ và du lịch
Hệ thống siêu thị bao gồm : Trung tâm thương mại Thanh Hoa Plaza là
trung tâm thương mại lớn nhât nằm ngay trung tâm thành phố, siêu thị Thanh
Hoa là siêu thị lớn thứ hai với nhiều loại mặt hàng phong phú đa dạng, Trung
tâm thương mại Lê Hoàn nằm trên đường Lê Hoàn p.Ba Đình.
Hệ thống chợ bao gồm các chợ: Chợ Vườn Hoa, chợ Phú Sơn, chợ Tây
Thành, chợ Nam Thành, chợ Đông Thành, chợ Điện Biên với nhiều mặt
hàng đa dạng, phong phú.
Ngành du lịch của thành phố Thanh Hóa vẫn còn ở dạng tiềm năng.
Trong tương lai với việc khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng hoàn thiện,
cùng với những sự đầu tư có hiệu quả vào thị xã biển Sầm Sơn,hứa hẹn ngành
du lịch - dịch vụ sẽ đóng góp nhiều hơn trong cơ cấu GDP của thành phố.
2.6 Văn Hóa, Giáo Dục
Thành phố Thanh Hóa có:
- 5 trường đại học, cao đẳng ( Đh Hồng Đức, CĐ Y Thanh Hóa, CĐ
TDTT, CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Thanh Hóa, CĐ Nghề ), 8 trường THPT
19 trường THCS, 22 trường tiểu học.
8
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Vai trò của cây xanh trong việc cải thiện môi trường đô thị
1). Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí
Không khí giữ vai trò cực kì quan trọng trong sự tồn tại của mọi hình
thức sống trên hành tinh chúng ta. Khí quyển bao quanh quả đất và được chia
thành nhiều lớp, nhưng 95% khối lượng không khí nằm ở lớp đối lưu từ độ
cao 0 – 10 km trên bề mặt trái đất. Còn lại ở các lớp bình lưu từ độ cao 10 –
50 km, trong đó lớp ozon xuất hiện ở độ cao 18 – 30 km. Lớp trung lưu ở độ
cao trên 50 – 90 km và lớp ngoài.
Trong lớp đối lưu thì tới 99% thể tích không khí sạch chứa 2 loại khí
N2 (78%), O2 (21%). 1% còn lại là các khí khác như argon (0,93%), CO2
(0,03%), hơi nước… Các thành phần này hầu như không đổi.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của các hoạt động xã hội loài
người, và do sự phân giải tự nhiên của sinh vật nhất là tại các đô thị, qúa trình
ô nhiễm không khí đã không ngừng tăng lên. Đặc biệt nặng nề ở những khu
vực trong tình trạng công nghiệp lạc hậu, phương tiện kiểm soát và giám sát ô
nhiễm không khí thiếu thốn.
Sự ô nhiễm không khí diễn ra do khói thải, khí thải từ các nhà máy,
giao thông, khí thải của con người ở mật độ cao. Biểu hiện nặng nề nhất là
các khí SOx, NOx, COx và những khí gây hiệu ứng nhà kính, khí gây thủng
tầng ozon: CO2, NO, CFC…
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, súc
vật, cây cối và các vật chất khác.
Đối với con người, súc vật có thể gây nên các bệnh ung thư da, mù dác
mạc, hen suyễn… hay như làm chết cây, biến đổi sắc tố khác thường cho cây
cối…
9
Để khống chế ô nhiễm không khí người ta tiến hành nhiều giải pháp,
trong đó vấn đề tăng cường trồng cây xanh ở khu vực đô thị là một trong
những giải pháp hữu hiệu.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang được các quốc gia và các nhà khoa
học đặc biệt quan tâm và tập trung nghiên cứu các giải pháp có tính chất tòan
cầu. Sự nóng lên toàn cầu tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các
hệ sinh thái.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là sự tăng
lên của khí thải nhà kính. Theo IPCC (Intergovernmental Panel on Climate
Change) (2000) thì khí carbonic (CO2) chiếm tới 60% nguyên nhân của sự
nóng lên toàn cầu. Nồng độ CO2 trong không khí đã tăng 28% từ 288 ppm
lên 366 ppm kể từ năm 1850 tính tới năm 1998.
Cây xanh với quá trình quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn
khí CO2, giúp giảm thiểu đáng kể lượng thán khí, đồng thời không ngừng làm
gia tăng lượng khí O2 cho khí quyển.
Tuy nhiên tác dụng này có hiệu qủa rõ ràng khi cây trồng trên những
mảng lớn và ở khắp nơi như các khu công viên, đường phố, khu rừng du lịch,
các rừng phòng hộ ngoại thành. Theo các tài liệu cho biết 1 ha cây xanh có
khả năng hấp thu 8 kg CO2 /h = lượng CO2 do 200 người thải ra /h.
Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự
hấp thụ hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như
SO2, chì, các monoxít carbon, oxít azot…, các hạt bụi mù khói công nghiệp.
Nó còn ngăn cản di chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng ven và vùng xa
hơn.
2). Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, mùa hè thường rất nóng, nhiệt độ
không khí có khi tới 34 – 350c hay cao hơn (nhất là ở các vùng có gió Lào
phải chịu nhiệt độ cao, khô khan). Vào mùa hè, dưới tán lá nhiệt độ có thể
giảm từ 2 đến 4oC bằng cách tiết hơi nước qua khí khổng của lá, ngăn cản
10
không cho ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất và giảm hấp thu nhiệt
trên nhựa.
Trong khu vực đô thị nhiệt độ còn thường tăng cao do hoạt động của
các khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do sự bê tông hóa qúa cao, do
mật độ dân cư cao.
Nhiệt độ không khí tốt nhất đối với con người từ 16 – 200c, vì vậy điều
hòa nhiệt độ ở khu vực đô thị là rất cần thiết.
Các đô thị được xây dựng bằng các vật liệu như gạch, bê tông, nhựa
đường, tole… được xem là những ốc đảo nhiệt (Moll, 1991) nhất là khi thiếu
cây xanh. Nhiệt độ trong thành phố thường cao hơn nhiệt độ ở những vùng
đất quanh thành phố, độ chênh lệch nằm trong khoảng 3 – 50C .
Các vườn cây, rừng cây, rặng cây, bồn hoa, bãi cỏ… trong đô thị góp
phần tạo nên không khí mát mẻ trong lành cho nhân dân nghỉ ngơi, tránh tạo
nên những khu vực ẩm thấp, mất vệ sinh. Tán cây làm giảm bức xạ mặt trời
chỉ còn 5 – 40%. Nhất là che chắn bức xạ nhiệt trên các nền bê tông, tường bê
tông. Cây xanh làm tăng sự lưu thông không khí nhờ sự trao đổi khí mát dưới
tán cây và bên ngoài, tạo thành gió cục bộ, hay các luồng gió nhờ các hàng
cây trồng dọc ven đường
Ở các khu trường học, bệnh viện, cơ quan, bến tàu xe, công viên…
những tán cây xanh tạo nên một vòm trời im mát, giúp cho con người nghỉ
ngơi, hoạt động tốt hơn. Cây xanh cũng góp phần làm giảm mệt nhọc trong
sản xuất hay đi đường cho con người, từ đó tăng sức bền bỉ dẻo dai trong sản
xuất và tăng sức khỏe cho con người.
Những khoảng không gian xanh đó có tác dụng tích cực đối với vấn đề
làm giảm hiệu ứng “nhà kính” cho môi trường.
3). Cây xanh cản bớt tiềng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác
nhau hay nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh từ
những chấn động không tuần hòan.
11
Bất kì loại tiếng ồn nào cũng có thể gây hại tới sức khỏe con người.
Các nhà nghiên cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong những điều
kiện ồn ào thường lười suy nghĩ, dễ nôn nóng, chóng mỏi mệt.
Tiếng ồn là đặc điểm của các đô thị, nhất là các đô thị có nhiều nhà
máy, lò cao, các phương tiện giao thông, công tác xây cất nhà, dụng cụ sinh
hoạt trong gia đình (máy giặt, máy hát, radio…).
Cây xanh có khả năng hấp thu và làm khúc xạ tiếng ồn, giảm bớt tác
hại của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác
dụng như vật liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó
làm giảm được khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn
5 – 6 lần so với đường không có cây. Theo nghiên cứu của Bộ Năng lượng
Hoa Kỳ, nếu trồng đai rừng rộng 30 m và cây cao 12 m có thể giảm 50%
tiếng ồn.
Tuy nhiên hiệu qủa này còn phụ thuộc vào loài cây trồng, bố trí, mật
độ, diện tích trồng cây.
4). Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực
Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên… không chỉ tạo nên bầu
không khí mát mẻ, trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà ở đó còn là nơi để
thưởng thức, nghiên cứu các bộ sưu tập nhiều loài cây phong phú từ mọi miền
đất nước và của thế giới. Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ
nhân sưu tầm và lai tạo, sáng tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên.
5). Cây xanh với các tác dụng phòng hộ cho đô thị
- Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão
Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt những rừng cây phòng hộ, rừng cây
cảnh quan du lịch nằm ở xung quanh các đô thị góp phần quan trọng, cản trở
tốc độ gió bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên.
Hiệu lực phòng hộ này tùy thuộc giống cây, bố trí, số lượng cây trồng.
Những cây có thân cao, gỗ tốt, sức chịu đựng gió khỏe, có bạnh vè, trồng
thành nhiều lớp sẽ có hiệu quả cao, không chỉ ngăn cản bớt tốc độ gió mà còn
12
hạn chế được những luồng gió lạnh như ở phía bắc vào các thời kì có gió mùa
đông bắc.
- Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất và
các công trình kiến trúc khác
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng to, mưa nhiều lại tập trung
vào một số tháng trong năm. Có những trận mưa lớn làm hư hỏng đường sá,
gây xói mòn, sụt lở đường đi, ảnh hưởng xấu tới các công trình xây dựng. Đặc
biệt ở những nơi có địa hình dốc như nhiều thành phố ở nước ta, việc trồng
cây phân tán và tập trung sẽ có tác dụng chế ngự dòng chảy rất lớn.
3.2 Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị
Từ xa xưa cây xanh đã được đưa vào trồng ở đô thị xen các kiến trúc
nhà ở, vườn, ở các đình chùa như ở Trung Quốc, Hy Lạp, Tây á, trong đó phải
kể tới công trình nổi tiếng là vườn treo Babylon cách đây 600 năm TCN.
Bây giờ không ai còn bàn cãi gì nữa về vấn đề cây xanh làm tăng mĩ
quan chung của đô thị, mà chỉ còn bàn về nghệ thuật sắp xếp cây thế nào cho
được hài hòa giữa chúng với nhau, giữa chúng với các công trình khác tại
từng khu vực. Cây xanh trồng 2 bên đường phố, tại các khu nhà tập thể, cơ
quan, trường học, công viên… không chỉ góp phần vào cải thiện môi trưòng
sinh thái mà rõ ràng nó đã tạo nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi thành
phố, công trình kiến trúc. Việc chọn lựa loài cây, bố trí cây trồng, chăm sóc
cây cảnh… là những công trình nghệ thuật thực sự. Nó không chỉ mang đến
gía trị về tính đa dạng sinh học quí báu, mà còn thể hiện nghệ thuật thẩm mĩ
phong phú của mỗi đô thị, mỗi dân tộc, thậm chí của từng nhà sáng tạo.
Những công trình cây xanh thực sự làm tăng nét văn hóa – nghệ thuật
của đô thị. Con người luôn vươn tới cái hoàn mĩ hơn, vì vậy họ luôn luôn cải
thiện, sáng tạo từ những nền tảng cũ. Mặc dù vấn đề cây trồng đô thị diễn ra ở
mọi nơi trên thế giới, nhưng các nhà chuyên môn vẫn luôn mong muốn gìn
giữ nét văn hóa nghệ thuật độc đáo riêng của mỗi vùng, mỗi con đường, mỗi
vườn hoa, mỗi dân tộc …có sự kết hợp hài hòa và mang được tính hiện đại.
13
Những cây đa, cây đề cao lớn, bề thế sẽ làm tăng thêm nét uy nghi, tĩnh
lặng của những ngôi đình, chùa. Những cây phượng vĩ thường đem đến sự trẻ
trung, sôi động cho các trường học. cây liễu rủ ven hồ nước trong xanh thật
quyến rũ. Còn những rặng cây trên con đường làng, cùng với vườn cây trái
xum xuê tô điểm thêm nét thanh bình, đầm ấm của các vùng ven đô…Như
trong bài “ Đô thị xanh : Nét văn minh trên con đường công nghiệp hóa”, G.S
Lâm Công Định (1998) đã viết: Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên xanh làm nền tôn
tạo cho công trình kiến trúc, lấy nét tân kì của kiến trúc để làm nổi bật lên vẻ
đẹp bất diệt của tự nhiên, ấy chính là gía trị đích thực văn minh của một
thành phố hiện đại.
3.3 Giá trị tinh thần của cây xanh đô thị
Những mảng xanh trong vườn hoa, công viên, rừng du lịch, khu chung
cư, biệt thự …ở đô thị, luôn tạo ra những môi trường mát mẻ, trong lành,
giúp cho người dân được thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập
căng thẳng. Những lúc đắm chìm vào thiên nhiên, con người dễ giải tỏa được
ưu phiền của cuộc sống, hiệu quả làm việc cao hơn.
Việc tham gia trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây cũng thắt chặt thêm tình
cảm giữa mọi người, giữa con người với thiên nhiên; nâng cao tác dụng giáo
dục, nhận thức tình cảm cho trẻ em về gía trị, vai trò cây xanh và sự giàu có
của thiên nhiên đất nước, về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Trước những cảnh quan đó không chỉ khắc sâu tình cảm của người dân
đô thị, người dân trong nước mà còn lưu giữ những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp
của du khách nước ngoài khi tới thăm nước ta.
Như vậy, chúng ta thấy rõ giá trị của cây xanh đối với con người rất
lớn, việc chăm sóc, quy hoạch cây xanh đường phố cho phù hợp là một việc
quan trọng, không những tạo cảnh quan có giá trị thẩm mỹ mà còn bảo vệ, cải
tạo môi trường, tạo không gian xanh có ích cho con người cả về vật chất lẫn
tinh thần.
14
Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống cây xanh đường phố ở tp.Thanh Hóa
chưa được quy hoạch nghiêm chỉnh, cây trồng không ngay ngắn, thẳng hàng,
không được lựa chọn, đánh giá, việc chăm sóc cắt tỉa cây chưa được quan tâm
đúng mực cho nên cần thiết phải có một chương trình cụ thể điều tra quy
hoạch lại hệ thống cây xanh đường phố cho tp.Thanh Hóa
Đề tài : “Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảnh quan và bảo vệ môi
trường cho hệ thống cây xanh đường phố ở thành phố Thanh Hóa” sẽ
phân tích hệ thống cây xanh để tìm ra những loài cây thích hợp với điều kiện
khí hậu, tự nhiên của thành phố Thanh Hóa, phù hợp với tiêu chuẩn cây trồng
đường phố và có khả năng bảo vệ môi trường để từ đó đề xuất quy hoạch đưa
tp.Thanh Hóa trở thành một thành phố xanh kiểu mẫu.
15
CHƯƠNG IV
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được hiện trạng cây xanh được trồng trên đường phố trong
thành phố Thanh Hóa.
Làm rõ tác dụng bảo vệ môi trường của cây xanh trên đường phố tại
thành phố Thanh Hóa.
Đề xuất quy hoạch được hệ thống cây xanh trên các tuyến đường
nghiên cứu tại thành phố Thanh Hóa.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các loài cây xanh dược trồng trên các tuyến đường của thành phố
Thanh Hóa bao gồm:
1 Đại Lộ Lê Lợi
2 Quốc lộ 1A
3 Đường Nguyễn Trãi
4 Đường Hải Thượng Lãn Ông
5 Đường Hà văn Mao
6 Đường Phan Chu Trinh
7 Đường Hạc Thành
4.3 Nội dung nghiên cứu
1). Nghiên cứu hiện trạng cây xanh đường phố tại thành phố Thanh Hóa.
- Tổng số cây xanh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
- Tổng số tuyến đường, tổng diện tích công viên, quảng trường
- Đơn vị quản lý, chăm sóc cây xanh
- Thực trạng về chăm sóc và quản lý cây xanh
- Danh sách cấc loài cây xanh đường phố được trồng
- Các Tuyến đường chính được nghiên cứu
- Thông tin về chiều dài, rộng, hướng
16
- Tổng số lượng cây được trồng trên tuyến đường
- Thành phần loài cây
- Phân loại theo chiều cao
- Khoảng cách trồng cây trên vỉa hè
- Vị trí và phân bố cây
2). Nghiên cứu đặc điểm cây xanh đô thị được trồng tại thành phố Thanh Hóa
+ Đặc điểm hình thái cơ quan một số loài cây xanh đô thị được trồng tại
thành phố Thanh Hóa.
- Hình dạng tán lá
- Kiểu lá
- Loại quả
- Loại hoa
- Phân loại cây ( cây gỗ lớn hay bé )
- Loại cây thường xanh hay rụng lá
+ Xác định các tiêu chuẩn cảnh quan và bảo vệ môi trường
- Tiêu chuẩn hình dáng.
- Tiêu chuẩn hương sắc hoa.
- Tiêu chuẩn hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm, độc hại
- Tiêu chuẩn khả năng thích ứng
- Tiêu chuẩn khả năng chống chịu gió bão
- Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn
3). Đánh giá tác động cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh đường
phố tại thành phố Thanh Hóa.
- Đánh giá bằng phương pháp cho điểm
- Đánh giá các chỉ tiêu bao gồm: Lá, Hoa, Quả, Rễ, Tinh dầu, khả năng
giữ bụi, giảm tiếng ồn, diệt khuẩn, tạo hương thơm.
4). Đề xuất quy hoạch mạng lưới cây xanh đường phố trên các tuyến
đường nghiên cứu tại thành phố Thanh Hóa.
17
4.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung trên, đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thực tế.
Thực hiện đo đếm số lượng cây xanh trên các tuyến đường nghiên cứu,
xác định loài, đo thông số chiều dài, rộng của các tuyến đường. Xem xét đặc
điểm thân, lá, rễ, hoa, quả của một số loài cây nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa số liệu điều tra của xí nghiệp công viên cây xanh, công ty môi
trường đô thị Thanh Hóa.
- Phương pháp đánh giá chỉ tiêu bằng cách cho điểm
Dựa vào đặc điểm của cây sau đó xét theo các tiêu chuẩn như hình dáng,
hương sắc hoa, khả năng thích ứng rồi cho điểm theo thang điểm.
18
CHƯƠNG V
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Hiện Trạng cây xanh đường phố thành phố Thanh Hóa
Hệ thống cây xanh đường phố có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
phát triển của từng đô thị. Tại TP Thanh Hóa, trong các năm gần đây, hệ
thống cây xanh đã được đầu tư trồng và chăm sóc, bước đầu tạo nên diện mạo
mới trên một số tuyến phố. Các khuôn viên, công viên cũng được chăm sóc
tốt hơn bằng những thảm cỏ, thảm hoa. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ mới nhận
thấy trên thực tế việc trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh đô thị tại thành phố
Thanh Hóa hiện nay còn nhiều bất cập.
Theo số liệu từ Xí nghiệp Công viên cây xanh (thuộc Công ty Môi
trường và Đô thị Thanh Hóa), trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện nay có hơn
20.000 cây xanh trên gần 60 tuyến đường phố chính; ngoài ra còn có 12 khu
vực công viên, khuôn viên, quảng trường với diện tích 36 ha. Tuy nhiên, là
đơn vị được giao quản lý hệ thống công viên, khuôn viên, quảng trường và
cây xanh đường phố, xí nghiệp cũng chỉ mới duy trì việc chăm sóc thường
xuyên được khoảng 500 cây, còn lại chỉ là quản lý và cắt tỉa. Điều dễ nhận
thấy đối với hệ thống cây xanh đô thị tại thành phố Thanh Hóa là sự đa dạng
về chủng loại, kích cỡ và cả mật độ cây trên một đơn vị diện tích. Chất lượng
cây xanh trên các tuyến phố cũng là điều gây nhiều băn khoăn khi hiện nay
chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn cây khi đưa ra trồng tại các công viên,
đường phố. Ngoài ra sự phụ thuộc vào các công trình, các dự án xây dựng,
quy hoạch và cả kinh phí đã tạo nên sự không đồng bộ, thống nhất trong công
tác quản lý, bảo vệ, thậm chí còn làm đường phố trở nên xấu xí, nguy hiểm
hơn.
19
Bảng 5.1:Danh sách một số loài cây xanh đường phố được trồng tại thành phố Thanh Hóa
Stt
Tên Loài
Loại
cây
Phân
cành
Hình
dạng
tán
Hoa Lá Quả
rụng lá/thường xanh
Tên Việt Nam Tên Khoa Học
1 Xà cừ lớn cao Trứng
klc 1lần chẵn Nang rụng lá
2 Sấu Dracontomelum lớn vừa tự xim klc hạch thường xanh
3 Sao đen Hopea odorata lớn cao tròn đơn - cách thường xanh
4 Bàng Anogeissus acuminata lớn vừa tầng tự bông đơn mọc vòng hạch rụng lá
5 Muồng hoa vàng Cossia surattensis sphendida nhỡ cao tự do đơn klc đậu thường xanh
6 Cau vua nhỡ không
chùm tự bông xẻ thùy lông chim hạch thường xanh
7 Cau
Areca catechu
nhỏ không
chùm tự bông xẻ thùy lông chim hạch thường xanh
8 xoài
Mangifera
lớn cao trứng tự xim đơn hạch thường xanh
9 Hoa sữa Alstonia scholaris nhỡ vừa tầng tự xim đơn mọc vòng
đại
kép
rụng lá
10 Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss lớn cao tự do klc rụng lá
11 Lim xanh Erythrophloeum fordii lớn thấp tự do tự chùm klc đậu thường xanh
12 Phượng vỹ Delonix regia nhỡ thấp tự do klc 2 lần chẵn đậu rụng lá
13 Bằng Lăng Lagerstroemia speciosa nhỡ thấp tự do tự xim đơn,mọc đối nang rụng lá
14 Côm tầng Elaeocarpus dubius lớn cao tầng tự xim đơn mọc đối nang rụng lá
15 Tếch Tectona grandis Linn.f lớn cao tự do tự chùm đơn, mọc cách hạch rụng lá
16 Trứng cá Muntingia calabura nhỏ thấp tự do tự xim đơn- cách mọng
thường xanh
17 Móng bò Bauhinia purpurea lớn thấp tự chùm kép lông chim đậu thường xanh
20
18 Me chua Tamarindus indica lớn cao tự do kép lông chim đậu rụng lá
19 Lim xẹt Peltophorum pterocarpum lớn thấp tự chùm kép lông chim đậu thường xanh
20 Keo lá tràm Acacia auriculaeformis nhỡ thấp Trứng
tự bông đơn,mọc cách đậu rụng lá
21 Keo tai tượng Acacia mangium Willd nhỡ thấp Trứng
tự bông đơn,mọc cách đậu rụng lá
22 Dừa Cocos nucifera nhỏ không
chùm tự bông xẻ thùy lông chim hạch thường xanh
23 Trúc đào Nerium oleander nhỏ thấp vòng thường xanh
24 Đa lông
Ficus bengalensis
lớn thấp tròn đơn,mọc cách thường xanh
25 Vạn tuế Cycas revoluta nhỏ không
xoắn
ốc
nón đơn tính lông chim noãn thường xanh
26 Long não Cinnamomum camphora lớn cao trứng đơn mọc đối hạch rụng lá
27 Lộc vừng Barringtonia acutangula nhỡ cao Trứng
tự bông đơn,mọc cách thường xanh
28 Ngọc lan Michelia alba lớn vừa đơn, to đơn, mọc cách
đại
kép
thường xanh
29 Vông nem Erythrina variegata nhõ cao tròn đơn đơn, mọc cách hạch thường xanh
30 Bồ đề
Ficus religiosa
nhỡ vừa đơn thường xanh
31 Đa búp đỏ nhỏ thấp tròn đơn, mọc cách thường xanh
32 Dẻ sồi Lithocarpus pseudosundaicus lớn cao trứng
tự bông đuôi
sóc
đơn, mọc cách kiên thường xanh
33 Sanh nhỏ thấp thuỗn đơn, mọc cách thường xanh
34 Tùng xà Sabina sinensis nhỏ tháp nón kim thường xanh
35 Bông gạo Ceiba pentandra Gaertn lớn cao trứng kép chân vịt Nang thường xanh
36 Liễu
Salix babilonica Linn
nhỏ thấp bông đs đơn,mọc cách Nang rụng lá
21
5.1.1 Hiện trạng cây xanh trên các tuyến đường nghiên cứu
Đại lộ Lê Lợi
Đại lộ Lê Lợi chạy dài theo hướng Đông-Tây, nằm ở trung tâm thành
phố Thanh Hóa. Là đại lộ lớn và hiện đại nhất được khởi công xây dựng và
đưa vào lưu thông với tổng chiều dài là 7,8km, rộng 29,5 m. Trong đó lòng
đường rộng 20m, dải phân cách rộng 2m, vỉa hè 2 bên mỗi bên rộng 7,5m.
Tổng số cây trồng trên vỉa hè của đại lộ: 1287 cây
Bảng 5.2: Các loài cây đường phố trên đại lộ Lê Lợi
Stt Tên loài Số lượng
Ch
ấ
t lư
ợ
ng
T
ố
t
Tb
X
ấ
u
1
Phư
ợ
ng v
ỹ
26
12
9
3
2
Cau vua
960
955
5
3
Bàng
37
5
29
1
4
Lát hoa
17
16
1
5
Xà c
ừ
13
10
3
6
T
ế
ch
21
16
5
7
D
ẻ
s
ồ
i
8
2
6
8
B
ằ
ng lăng
191
2
188
1
9
Đa Lông
4
3
1
10
Sao đen
6
6
11
Hoa s
ữ
a
4
1
3
T
ổ
ng
1287
51
1221
11
Đường có nhiều cây lớn, nhiều bóng mát, thành phần loài đa dạng, có
tính chất đối xứng, phân bố không đều. Mỗi bên vỉa hè trồng 2 hàng cây bao
gồm một hang Cau vua sát lề đường, mỗi cây cách nhau 5m, phía trong trồng
các loài khác không theo khoảng cách nhất định (trung bình mỗi cây cách
nhau khoảng 3-4m).
Cây trồng trên dải phân cách gồm: vạn tuế (706 cây),cô tông, cỏ, ngũ
sắc…
22
Số lượng cây tuy nhiều nhưng phân bổ không đều. Đoạn đầu đại lộ từ
ngã tư Đông Thọ đến tượng đài Lê Lợi tuy chỉ dài bằng 1/6 chiều dài con
đường nhưng tập trung đến gần 1/3 tổng số cây trên toàn tuyến, mật độ
50cây/100m. Từ trung tâm thương mại Thanh Hoa Plaza đến hết tuyến hầu
như chỉ có 2 hàng cau vua, hàng Bằng lăng bắt đầu từ cầu Đông Hương cách
điểm cuối đường 2km, mật độ trung bình 13cây/100m.
Ảnh 5.1: Đại Lộ Lê Lợi
23
Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Thanh Hóa có tổng chiều dài
9.4Km là đường giao thông huyết mạch của tỉnh cũng như của đất nước, có
vai trò quan trọng trong việc đi lại, vận chuyển lưu thông. Quốc lộ 1A (chỉ xét
đoạn đi qua thành phố Thanh Hóa ) có chiều rộng 20m, gồm 2 làn đường với
dải phân cách rộng 1m, lòng đường rộng 14m, vỉa hè mỗi bên 3m.
Qua điều tra, hiện tại trên tuyến quốc lộ 1A có tổng số cây là 1957 cây
trồng trên vỉa hè,dải phân cách gồm cau (927 cây) và một số loài cây bụi, cây
cỏ
Bảng 5.3: Các loài cây đường phố trên quốc lộ 1A
Stt Tên loài Số lượng
Chất lượng
Tốt Tb Xấu
1 Bông gạo 98 57 32 9
2 Xà cừ 374 267 76 31
3 Bàng 135 34 87 23
4 Vông đồng 16 10 5 1
5 Trứng cá 113 26 82 5
6 Lát hoa 148 121 12 15
7 Sao đen 76 3 68 5
8 Sấu 83 65 12 6
9 Phượng vỹ 207 16 184 7
10 Dâu gia xoan 93 85 8
11 Lim xanh 36 26 8 2
12 Tếch 16 9 6 1
13 Bằng lăng 152 4 135 13
34 Hoa sữa 157 64 52 41
15 Keo tai tượng 78 45 22 11
16 Dừa 9 5 2 2
17 Sanh 14 9 3 2
18 Lộc vừng 63 60 3
19 Lim xẹt 57 48 9
20 Phi lao 32 16 9 7
Tổng 1957 970 815 181
24
Đoạn đầu quốc lộ 1A từ cầu Hoàng Long ( sông Mã) đến ngã tư giao
nhau với đại lộ Lê Lợi dài 3.2km, số lượng cây: 579 cây, mật độ trung bình:
9cây/100m chiều dài.
Phân bố: tập trung chủ yếu ở khu vực gần trung tâm ( từ bến xe phía
bắc đến ngã tư Lê Lợi) từ cầu Hoàng Long đến bến xe rất ít cây, có đoạn
300m mà không có cây nào.
Đoạn trung tâm từ Ngã tư Lê Lợi đến ngã ba Voi ( giao nhau với đường
Hải Thượng Lãn Ông), tuy nằm trong khu vực trung tâm, có nhiều công trình
kiến trúc xây dựng hai bên, vỉa hè không rộng nhưng phần lớn số lượng cây
lại tập trung vào khu vực này, tổng số cây:1192 cây/4,2km (14-15cây/100m).
Đoạn cuối từ ngã ba Voi đến cầu Quán Nam, số lượng cây rất ít,
186cây/2k ( 4-5cây/100m). Khu vực phía cổng trường đại học Hồng Đức đến
bệnh viện Nhi Thanh Hóa không có cây.
Nhận xét chung: Cây trồng trên tuyến quốc lộ 1A không thằng hàng,
không có khoảng cách đều nhau, đặc biệt có một số đoạn cây xõa cành ra lòng
đường gây trở ngại cho giao thông hoặc một số đoạn không có cây như đoạn
đường từ bệnh viện Nhi Thanh Hóa đến trường đại học Hồng Đức cơ sở 3.
Trong khi những đoạn đường đó là những nơi cần có nhiều cây bóng mát.Sự
phân bố cây không đồng đều.Trên tuyến đường 1A chủ ngoài cây xanh được
quản lý và nuôi trồng bơi công ty công viên cây xanh, có tới gần một nửa số
cây là do người dân tự trồng trước nhà, không theo quy hoạch gây nên tình
trạng lộn xộn, mất mỹ quan đô thị.
25
Ảnh 5.2: Quốc Lộ 1A ( khu vực trung tâm)
Đường Nguyễn Trãi
Đường Nguyễn Trãi:
Dài: 1.5 Km
Rộng :16m ; lòng đường 10m, vỉa hè 1.5-3m
Hướng: đông – tây
Đường Nguyễn Trãi là một đoạn chạy qua thành phố của tuyến quốc lộ
45 nối liền thị xã Sầm Sơn với các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa.
Tổng số cây trên đường là : 147 cây. Gồm 9 loài. Cây trồng trên đường
hầu hết là cây nhỏ và vừa do nhiều cây bị chặt hạ để xây dựng nhà ở và công
trình kiến trúc.
Do đó trên tuyến đường có đoạn nhiều cây, có đoạn không có cây nào.
Đa số các cây đều sinh trưởng kém, cành lá trơ trụi.