Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

ĐỀ TÀI " Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011 " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.99 KB, 76 trang )

ĐỀ TÀI
Đánh giá kết quả của một số chương
trình đào tạo, tập huấn nông dân của
trạm khuyến nông huyện Phú Bình -
Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2011
1
MỤC LỤC
Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo 14
Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo 11 76
2
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời,
với tỷ lệ dân số sống ở nông thôn chiếm trên 70% [15]. Quá trình
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, sản xuất nông nghiệp luôn
giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nông nghiệp của
nước ta còn gặp nhiều khó khăn, năng suất và sản lượng cây
trồng vẫn còn thấp do người dân thiếu kiến thức về KHKT. Kể từ
khi Nghị Quyết X của Bộ chính trị ngày 05/ 04/ 1988 ra đời, nông
nghiệp của Việt nam đã có những bước tăng trưởng khá mạnh,
người dân có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất và kinh
doanh. Cùng với việc áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất
nông nghiệp, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cho thấy người
nông dân của nước ta còn nhiều điểm hạn chế: thiếu kiến thức,
thiếu kỹ năng xử lý những rủi ro trong quá trình sản xuất. Vì vậy
việc chuyển giao KT đến cho người dân là rất cần thiết.
Thấy được những vấn đề đó ngày 02/03/1993 Chính phủ đã ban
hành Nghị định 13CP về CTKN, bắt đầu hình thành hệ thống
Khuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương. Sau
khi thực hiện đường lối đổi mới nền nông nghiệp nước ta đã đạt


được những thành tựu rõ nét[2]. Riêng về sản xuất lương thực:
diện tích, năng suất, sản lượng tăng đều qua các năm. Từ năm
1988 trở về trước Việt Nam là một nước thiếu lương thực trầm
trọng, hàng năm phải nhận viện trợ hoặc nhập khẩu gạo thì đến
năm 2011 nước ta đã xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo [15]. Trước
những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nước ngày 08 tháng
01 năm 2010 Nghị định số 02/2010/NĐ - CP của Chính phủ về
khuyến nông được ban hành. Trải qua 19 năm hoạt động, hệ
thống khuyến nông - khuyến ngư từ Trung ương đến địa phương
đã được củng cố, hoàn thiện và phát triển. Khuyến nông - khuyến
ngư đã tích cực chuyển giao những tiến bộ KHKT, đào tạo, tập
3
huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, đưa người nông
dân tiếp cận với những chủ trương chính sách, thông tin thị
trường. Khuyến nông - khuyến ngư đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao năng suất, chất
lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất theo hướng bền
vững tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo nâng cao
đời sống cho người nông dân [2].
Những năm qua mạng lưới khuyến nông đã được nhân rộng
ở khắp các tỉnh trên cả nước. Cùng với đó các hoạt động đào, tạo
tập huấn Kỹ thuật cho người dân cũng đã được triển khai rộng rãi.
Tuy nhiên các chương trình đào tạo, tập huấn khuyến nông hiện
nay đã thực sự có hiệu quả hay không? những khóa tập huấn đó
đã góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân hay
chưa? Các chương trình đó đã tác động đến người dân như thế
nào? đánh giá kết quả của hoạt động đào tạo, tập huấn là một nội
dung quan trọng để xem liệu một chương trình đào tạo có thành
công hay không? nó có thể giúp xác định mục tiêu đào tạo chính
xác hơn, đảm bảo các phương pháp đào tạo đáp ứng được yêu

cầu của các học viên và giảm được chi phí đào tạo thì các chương
trình đào tao, tập huấn khuyến nông cần phải được nghiên cứu và
đánh giá.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"
Đánh giá kết quả của một số chương trình đào tạo, tập huấn
nông dân của trạm khuyến nông huyện Phú Bình - Thái
Nguyên giai đoạn 2009 - 2011
", với mục đích có cái nhìn tổng
thể về thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cũng
như các kết quả đạt được sau mỗi một khóa đào tạo, tập huấn
cho nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình, từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tập huấn trong giai
đoạn mới.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được kết quả hoạt động khuyến nông trong công tác đào
tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân tại huyện, từ đó đề xuất
4
một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo, tập huấn trong
giai đoạn mới.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông
cho người dân trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên.
- Đánh giá kết quả một số chương trình đào tạo, tập huấn khuyến
nông trên địa bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên trên các khía
cạnh: khả năng tiếp thu và mức độ áp dụng của người dân, nội
dung và phương pháp tập huấn, tác động của tập huấn đến người
nông dân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào
tạo, tập huấn trong giai đoạn mới.

1.4. Giả thiết nghiên cứu
- Công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông cho người dân trên địa
bàn huyện Phú Bình - Thái Nguyên đã có sự đổi mới và có tác
động tích cực đến người nông dân.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã được học trên
lớp.
- Giúp sinh viên có phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học,
tiếp thu thực tế để thấy rõ được những việc mà một cán bộ
khuyến nông phải làm.
- Bổ sung thêm kiến thức về công tác đào tạo, tập huấn khuyến
nông cho sinh viên.
- Bổ sung thêm tài liệu cho khoa, trường, cán bộ tập huấn và các
cơ quan trong ngành.
1.5.2. Ý nghĩa thực tế
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho cán bộ khuyến nông,
cơ quan trong ngành có thêm căn cứ để lựa chọn phương pháp
đào tạo, tập huấn phù hợp nhất làm nâng cao hiệu quả các
chương trình góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi
nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Việc học của người lớn
2.1.1.1. Khái niệm
Sự học tập của người lớn là quá trình người dạy tạo cơ hội cho
người học lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng và nhận thức.
Malcolm Knowles (1972-1978) quan niệm rằng sự học tập của

người lớn được xác định dựa trên sự thừa nhận người lớn tuổi
muốn học, họ có thể kiểm soát được việc đến học hay không. Khi
họ nhận thấy buổi học mang lại lợi ích cho họ, họ có thể quyết
định tiếp túc hay thôi học. Một CBKN giỏi là phải biết xác định nhu
cầu của học viên, hiểu được tâm lý của người lớn tuổi từ đó xây
dựng bài giảng và có những PPKN phù hợp.
Phương pháp đào tạo truyền thống là lấy người thầy làm trung
tâm và coi học viên là cái “thùng rỗng” được giáo viên đổ đầy kiến
thức vào đó. Và học tập là một quá trình một chiều, thụ
động Hiện nay công tác đào tạo, giáo dục đã coi học viên là nhân
vật trung tâm, quá trình học tập dựa trên kinh nghiệm sẵn có của
học viên, từ đó nâng cao kiến thức của học viên và khuyến khích
học viên khám phá những ý tưởng mới, những kiến thức mới.
Trong công tác giảng dạy cho người lớn hoặc CTKN thì điều này
càng phải được coi trọng và phải luôn luôn lấy học viên (nông
dân) làm trung tâm còn tập huấn viên (CBKN) là người thúc đẩy,
người hỗ trợ, khuyến khích họ tham gia giải quyết vấn đề và chia
sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tập bằng cách mời họ đưa ra
những ý kiến của mình, mời họ tham ra vào một trò chơi, đặt các
câu hỏi để nâng cao khả năng động não của học viên. Hiệu quả
học tập sẽ cao hơn nếu như nội dung bài giảng phong phú, phù
hợp với nhu cầu của học viên [6].
2.1.1.2. Đặc điểm học tập của người lớn
Người lớn (nông dân) có những đặc điểm sau:
6
Người lớn có rất nhiều kinh nghiệm sống: họ là những người trực
tiếp lao động, các công việc hằng ngày của họ là làm ruộng, chăn
nuôi Trong quá trình lao động đó họ tự giải quyết các vấn đề mà
họ gặp trong thực tế cuộc sống từ đó đúc rút thành những kinh
nghiệm sản xuất. Nếu CBKN biết khai thác các thông tin, học hỏi

kinh nghiệm sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của mình .
Thực tế: Người lớn có cách nhìn nhận mọi việc rất thực tế, họ ý
thức được tương lai, đánh giá được khả năng của họ. Họ không có
ảo tưởng viển vông, vì thế họ sẽ hiểu họ cần học những gì để
phục vụ trực tiếp cho công việc của họ.
Có thói quen lâu đời: Người nông dân có thói quen lâu đời, có
những phong tục truyền thống lưu truyền qua các thế hệ. Họ sẵn
sàng chia sẻ giúp đỡ nhau, nhưng họ lại rất ích kỷ không muốn
người khác hơn mình. Vì thế dù có chia sẻ nhưng họ vẫn giữ lại
bí quýêt riêng. Do vậy người CBKN cần phải khắc phục những
mặt hạn chế và khuyến khích những mặt tích cực của họ.
Có tính tự ái: Người nông dân có thể có những hạn chế về mặt
kiến thức, không muốn thay đổi những tập quán truyền thống, khi
làm CTKN người CBKN không nên có thái độ chỉ trích, chê bai họ
mà cần phải động viên, thuyết phục và đưa ra những lời động
viên, lời khuyên có ích cho họ.
Hay mệt mỏi: Người nông dân quen làm những công việc nặng
nhọc trên đồng ruộng như cầm cày, cầm cuốc. Trong tập huấn
cần có một môi trường học tập thoải mái, tránh bài học quá
dài, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tranh ảnh minh
họa sẽ giúp người dân hứng thú hơn với việc học [6].
2.1.1.3. Động cơ học tập của người lớn
Từ khái niệm và đặc điểm học tập của người lớn chúng ta có thể
nhận xét rằng, chúng ta không thể bắt buộc người lớn đi tập huấn
mà người lớn tự thấy động cơ để tới lớp khi tập huấn mang lại
những lợi ích cho họ và gia đình họ. Nếu tham gia tập huấn mà có
thể vận dụng những kiến thức từ lớp tập huấn đó vào giải quyết
những khó khăn trong công việc hằng ngày của họ và giúp họ làm
7
việc tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống của họ và gia đình họ

thì họ sẽ nhiệt tình tham gia.
Những học viên là người lớn có cơ hội áp dụng ngay những kiến
thức mà họ vừa học được vào công việc, vào thực tiễn cuộc sống.
Trong quá trình học nông dân thường chọn lọc những thông tin
mà họ thấy cần thiết. Rõ ràng ta thấy nhu cầu đi tập huấn xuất
phát từ bản thân học viên, họ tham gia tự nguyện và chúng ta
không thể nào bắt ai đi tập huấn nếu họ thấy không có ích cho
bản thân và gia đình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với
tập huấn viên khi tập huấn cho đối tượng học viên là người lớn.
Tập huấn viên sẽ phải dựa vào động cơ học tập học tập của học
viên để thiết kế nội dung bài giảng sao cho phù hợp nhất.
Như vậy động cơ học tập của người lớn xuất phát từ chính bản
thân học viên. Nông dân học tập để làm việc, do vậy nếu tập huấn
đáp ứng được những nhu cầu của đó, đúng như người dân mong
đợi thì họ sẽ tham gia một cách nhiệt tình. Khi tổ chức khóa tập
huấn, CBKN cần tìm hiểu động cơ học tập của học viên thông qua
việc đánh giá nhu cầu để biết được học viên mong muốn điều gì
khi tham gia lớp tập huấn đó [6].
2.1.2. Khuyến nông và giáo dục
Khuyến nông là một công việc có tính chất giáo dục. Nông dân rất
cần những tiến bộ KHKT để áp dụng vào sản xuất, nhằm nâng cao
NS cây trồng vật nuôi. Giáo dục trong KN là quá trình giáo dục
không chính thức mà đối tượng là người nông dân. Muốn làm tốt
nhiệm vụ của mình người CBKN cần thường xuyên bổ sung những
kiến thức mới. Và phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
* Người thầy của nông dân cũng là học trò của nông dân
Giáo dục trong KN không chỉ đơn thuần là việc nhồi nhét kiến thức
vào “cái thùng rỗng không”. Bản thân người nông dân cũng hiểu
biết khá nhiều về môi trường và những phương thức canh tác của
họ. Vì vậy ngoài việc chuyển giao KHKT, người CBKN phải biết học

từ nông dân để có thể làm KN từ những gì đang có sẵn ở địa
phương.
* Người nông dân cần có động cơ để học
8
Không thể cưỡng bức nông dân đi học. Phải có nhu cầu họ mới
học, phải có động cơ thì học tập mới có kết quả. Người lớn khó
học hơn trẻ con nhiều. Ở trong nhà trường trẻ con buộc phải học
tập theo yêu cầu của các thày cô giáo. Nhưng khác với trong
trường học, người nông dân có quyền lựa chọn học cái họ muốn
học, nghe điều họ muốn nghe. Đó là những gì thân thiết với cuộc
sống hàng ngày.
Ngoài ra, người nông dân cũng có những ước muốn khác, dù nó
chưa thật cần thiết bằng miếng cơm manh áo hàng ngày nhưng
quan trọng. Thí dụ như hãnh diện với hàng xóm láng giềng, được
mọi người kính trọng, được coi là một gia đình nề nếp. Đó là
những ước muốn rất tự nhiên. Muốn có những thứ đó họ phải đẩy
mạnh sản xuất. Người nào có những ham muốn như vậy thì sẽ có
động cơ học tập. Khi có động cơ người lớn sẽ học nhanh hơn
và áp dụng cũng tốt hơn hẳn những người không có ham muốn
và động cơ. Đó là một nguyên tắc rất quan trọng mà người
CBKN cần phải nhớ.
* Đối thoại và thực hành có vai trò rất quan trọng
Cần hiểu rằng người nông dân tiếp thu được rất ít từ những bài
giảng chay. Họ có thể nghe nhưng họ lại nhanh quên mất. Nhưng
nếu tạo điều kiện cho họ được hỏi kỹ và thảo luận thấu đáo cách
làm, nhất là nếu nông dân có cơ hội để thực hành cụ thể thì họ
sẽ học được nhiều và nhớ lâu hơn. Hoàn toàn có thể giúp nông
dân học tập có hiệu quả nếu áp dụng đúng câu châm ngôn “ học
phải đi đôi với hành” [6].
* Quá trình từ nhận thức đến áp dụng

Trước khi nông dân quyết định áp dụng một cái gì đó, thí dụ trồng
một loại cây ăn quả mới, họ phải được “sờ tận tay, day tận mắt”,
“ trăm nghe không bằng một thấy” là một câu châm ngôn bao
giờ cũng đúng. Quá trình từ nhận thức đến áp dụng của nông
dân có thể chia làm 5 giai đoạn như sau:
- Nhận thức: người nông dân nghe nói về một cách làm mới rất có
hiệu quả nhưng anh ta mới biết quá ít về nó (Thí dụ anh ta nghe
9
nói về một giống lúa lai mới có tên là Syn 6 mà các hộ ở làng bên
đã cấy).
- Quan tâm: càng ngày anh ta càng quan tâm hơn đến giống lúa
Syn 6 đó nên bắt đầu tìm kiếm thông tin về nó thông qua hàng
xóm láng giềng hoặc cán bộ khuyến nông.
- Đánh giá: anh ta tính toán xem liệu chân ruộng nhà mình có
thích hợp để cấy giống lúa đó không? Nếu cấy thì một sào phải
mua bao nhiêu kg giống? Khả năng thu được mấy tạ/sào? Chất
lượng giống lúa lai Syn 6 đó có hơn những giống lúa nhà anh ta
thường cấy không? Anh ta sẽ tìm hiểu xem thông tin về giống lúa
đó hoặc bàn với gia đình xem có nên cấy thử không?
- Làm thử: để cho chắc chắn anh ta sẽ cấy thử một sào. Anh ta có
thể nhờ hàng xóm những người đã từng cấy giống lúa này hoặc
CBKN tư vấn về cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
- Áp dụng: nếu mọi việc tốt đẹp, giống lúa đó cho NS cao, cơm
dẻo vụ sau anh ta sẽ dành toàn bộ ruộng nhà mình để cấy giống
lúa đó.
Quá trình trên cũng xảy ra tương tự với những nông dân khác
hoặc với cả cộng đồng. Tất nhiên với cộng đồng quá trình này sẽ
phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Người CBKN cần biết cách
tận dụng các giai đoạn của quá trình này để cung cấp thông tin
đầy đủ, đúng thời điểm (đặc biệt là thông tin về thị trường) cho

nông dân. Hoặc bằng những PPKN thích hợp (trình diễn, tham
quan, hội thảo đầu bờ ), người CBKN hoàn toàn có thể thúc đẩy
cho quá trình này xảy ra nhanh hơn.
* Tốc độ học và áp dụng của nông dân
Trong thực tế, không phải tất cả nông dân đều cùng một lúc tiếp
thu và áp dụng một biện pháp canh tác hay một sáng kiến mới.
Việc họ sẵn sàng áp dụng hay không còn phụ thuộc vào kinh
nghiệm bản thân, vào tiềm năng đất đai, sự có sẵn những nguồn
lực khác và cá tính của từng người [5].
Về khả năng và tốc độ áp dụng một sáng kiến mới, có thể chia
nông dân thành những nhóm sau:
- Nhóm những nông dân tiên phong
10
Là những nông dân năng động, ham học hỏi cái mới, dám nghĩ
dám làm. Thông thường trong mỗi làng, mỗi cộng đồng chỉ có một
vài người như vậy. Họ thường là những người đã từng có thời gian
sống xa nhà, đi công tác hoặc đi bộ đội. Vì đi nhiều họ trở thành
những người năng động và dám quyết định làm một cái gì đó mà
không cần quan tâm đến những lời bàn tán ra vào của hàng xóm,
láng giềng. Ở nông thôn nhóm người này hay bị người khác nhìn
bằng con mắt đầy nghi ngờ và ghen tỵ. Tuy nhiên, họ có vai trò
rất quan trọng đối với sự thành công của các chương trình KN vì
rất dễ thuyết phục họ áp dụng một cách làm ăn mới. Điều đó sẽ
tạo ra những mô hình người thật, việc thật ngay trong làng để
nâng cao nhận thức của những nông dân khác. Người CBKN phải
biết tranh thủ năng lực và giúp đỡ của nhóm người này.
- Nhóm nông dân áp dụng sớm
Nhóm này thường ít mạo hiểm và rất thận trọng trong mọi vấn đề.
Họ muốn phải được tận mắt chứng kiến xem sáng kiến đó có
thành công trong những điều kiện ở địa phương hay không rồi mới

quyết định. Họ sớm quan tâm đến sáng kiến đó nhưng phải chắc
chắn thành công thì họ mới làm theo. Nhóm này thường bao gồm
những lãnh đạo ở địa phương và những nông dân làm ăn có tính
toán và được kính trọng trong cộng đồng.
- Nhóm nông dân còn lại
Nhóm này chiếm phần đông và thường áp dụng sáng kiến đó một
cách chậm chạp, miễn cưỡng. Có những người do thiếu những
nguồn lực cần thiết nhưng cũng có những người do không biết
cách làm ăn hoặc lười biếng. Có khi họ áp dụng sáng kiến chẳng
qua vì lãnh đạo địa phương thúc ép hoặc hàng xóm láng giềng, họ
hàng khuyên bảo chứ không phải do CBKN và các mô hình trình
diễn của anh ta [3].
2.1.3. Đánh giá đào tạo, tập huấn
2.1.3.1. Khái niệm
Đánh giá là xác định toàn bộ giá trị hoặc một phần đối với
một sự vật nào đó. Đánh giá CTKN là đưa ra những nhận xét về
giá trị các hoạt động KN (Chanoch Jacobsen, 1996) [11].
11
Đánh giá đào tạo tạo, tập huấn là việc phân tích kết quả
đạt được so với mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập đã đề ra.
Những thông tin cần thiết về chất lượng cũng như số lượng
được thu thập một cách hệ thống, để từ đó hoàn thiện chương
trình đào tạo với kết quả cao [6].
2.1.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá đào tạo, tập huấn
Thông thường đánh giá đào tạo, tập huấn là bước cuối cùng
trong chương trình thiết kế đào tạo, tập huấn. Tuy nhiên, chúng ta
nên lồng ghép việc đánh giá vào trong các chương trình đào tạo,
tập huấn nhằm nắm được chất lượng đào tạo, tập huấn khi nhận
được những phản hồi.
- Những mục tiêu đạt được của cả học viên và giảng viên.

- Kết quả đạt được của các phương pháp và các tiến trình đào
tạo, tập huấn.
- Liệu chương trình đào tạo, tập huấn có đáp ứng được những nhu
cầu đã đặt ra ở cấp thôn bản, tổ chức và cá nhân hay không?.
2.1.3.3. Đánh giá cái gì và khi nào?
Mục tiêu của việc đánh giá là tìm hiểu sự hứng thú và hài
lòng của các học viên. Tuy nhiên, đánh giá cuối khoá học cần tập
trung vào những mục tiêu học tập cụ thể. Nói cách khác, sự hứng
thú và hài lòng của học viên vẫn chưa đủ mà chúng ta phải nắm
được sự thay đổi về mặt kiến thức kỹ năng và quan điểm của học
viên cuối khoá học.
Chúng ta thường đánh giá các hoạt động đào tạo, tập huấn
vào cuối chương trình đào tạo, tập huấn. Tuy nhiên muốn đạt
được mục tiêu tổng thể, mục đích cuối cùng chúng ta cũng nên
đánh giá hiệu quả sau tập huấn, đào tạo.
2.1.3.4. Các loại đánh giá trong đào tạo, tập huấn
Có nhiều loại đánh giá, trong phạm vi tổ chức tập huấn thì
đánh giá bao gồm các loại sau:
* Đánh giá nhu cầu đào tạo
Là một khâu rất quan trọng khi tổ chức các khoá tập huấn
trong KN, khuyến lâm. Trước đây, theo cách tiếp cận cũ việc đánh
giá nhu cầu đào tạo không được coi trọng trong đào tạo KN,
12
khuyến lâm. Người ta chỉ thực hiện các khoá đào tạo, chuyển giao
KHKT theo kế hoạch đã định trước. Hiện nay, việc đào tạo trong
KN, khuyến lâm được chuyển sang cách tiếp cận có sự tham gia
nên điều tra đánh giá nhu cầu đào tạo là một bước rất quan trọng.
Đánh giá nhu cầu đào thực sự được coi là bước quan trọng
nhất, có tính quyết định xem việc đào tạo có đáp ứng nhu cầu
thực tế hiện nay hay không. Đánh giá nhu cầu đào tạo là một

công cụ có gía trị để biết về những người tham gia trước khi đào
tạo. Nó cho người cán bộ đào tạo biết trước những thông tin về
những chủ đề cần được thảo luận và làm thế nào để thực hiện nó
dựa vào những đặc điểm của người tham gia.
- Đánh giá nhu cầu đào tạo giúp giảng viên biết trước
những gì mà họ cần làm.
- Quyết định xem đào tạo có phải là một giải pháp tốt hay không.
- Xây dựng chiến lược đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo.
- Đưa ra những chương trình đào tạo lấy học viên làm trung tâm,
chương trình này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và kiến thức
của học viên.
- Lựa chọn những biện pháp thích hợp cũng như các phương pháp
học phù hợp vơi đặc điểm của học viên.
Đánh giá nhu cầu đào tạo cũng đưa ra những dữ liệu hữu
ích giúp cho việc theo dõi chặt chẽ những thay đổi, tiến bộ của
mỗi học viên cũng như toàn bộ học viên trong và sau khoá học
Đánh giá nhu cầu đào tạo đó là đánh giá:
- Nhu cầu cộng đồng
- Nhu cầu tổ chức
- Nhu cầu học viên
Đánh giá nhu cầu đào tạo được thực hiện qua nhiều bước như
sau:
13
Xác định đối tượng
đào tạo và đối tượng
điều tra
Đánh giá
viết báo cáo
Lập kế
hoạch điều

tra
Tiến hành
điều tra
Tổng hợp
thông tin
Sự tham gia
Hình 2.1. Sơ đồ các bước thực hiện đánh giá nhu cầu đào
tạo
* Đánh giá học viên
Một câu hỏi thường xuyên đặt ra trong quá trình tập huấn là tại
sao cần phải đánh giá học viên? Sở dĩ như vậy là trong quá trình
tập huấn, học viên cần phải hiểu và tiếp thu được những kiến thức
đã học. Đánh giá học viên còn có tác dụng kích thích học viên học
tập.
Phương pháp và công cụ đánh giá có thể là:
- Kiểm tra viết: là phương pháp đánh giá dựa trên mẫu câu hỏi đã
chuẩn bị sẵn, tập huấn viên giao cho học viên trả lời bằng cách
viết ra giấy trong một thời gian cho phép. Khi hết thời gian làm
bài, tập huấn viên thu bài đó về chấm và đánh giá theo thang
điểm quy định.
- Kiểm tra vấn đáp: là phương pháp đánh giá dựa trên các đối
thoại trao đổi, phỏng vấn, đóng vai, thuyết trình cá nhân hay
nhóm giữa học viên với tập huấn viên. Tập huấn viên nghe
trình bày, đánh giá và cho điểm.
- Đánh giá thực hành: là phương pháp đánh giá dựa trên quan
sát, tham quan hoặc kiểm tra kỹ năng thực hành của học viên
Yêu cầu của các công cụ đánh giá:
- Có đáp án và thang điểm tương ứng làm cơ sở đánh giá kết quả.
- Đã được thử nghiệm trước và có giá trị thực tiễn (chính xác, đầy
đủ và phù hợp với mục tiêu đào tạo), khách quan, đáng tin cậy.

* Đánh giá phương pháp tập huấn
Hoạt động này nhằm mục đích đánh giá mức độ thành công của
14
buổi tập huấn. Nó cho phép ta xem xét và trả lời câu hỏi liệu cách
tổ chức và điều khiển tập huấn có đáp ứng được mục tiêu đã đề
ra hay không? từ đó cải thiện chất lượng buổi tập huấn lần sau
hoặc điều chỉnh một số khâu trong kế hoạch tập huấn. Cụ thể là:
xem xét kỹ năng, phương pháp, giáo án, giáo cụ và các mục trình
có phù hợp với học viên, với mục tiêu và yêu cầu đề ra hay không.
Nội dung đánh giá phương pháp tập huấn gồm:
- Phương pháp sư phạm: Cách điều khiển buổi tập huấn có cho
phép đạt mục tiêu không? Nó có thể hiện nội dung tập huấn và
phù hợp với học viên hay không?
- Năng lực của cán bộ tập huấn: Anh ta có chuyên môn hay
không? anh ta có trình độ nghiệp vụ sư phạm hay không? có
am hiểu thực tế hay không?
- Sự tham gia của học viên: học viên có tham gia tích cực vào bài
giảng hay không? bài giảng có phù hợp không? có rõ ràng, dễ hiểu
không?
- Giáo cụ được sử dụng trong tập huấn: Gồm những giáo cụ gì?
Có phong phú và sinh động hay không?
- Địa điểm của phòng tập huấn: ở đâu? có phù hợp với số lượng
học viên hay không? Có làm cho học viên cảm thấy thoải mái
không?
- Số ngày, thời lượng và cách bố trí thời gian: thời lượng, nội dung
trong từng ngày có tuân thủ theo lịch trình hay không? nhiều hay
ít? sự phân bổ giữa lý thuyết và thực hành?
* Đánh giá tác động của tập huấn
Khi khoá tập huấn kết thúc, đánh giá tác động của tập huấn được
thực hiện. Đây là loại đánh giá mang tính chất tổng hợp tất cả

những đánh giá được trình bày ở trên và đánh giá kết quả thu
được từ tập huấn trên thực địa. Việc đánh giá này chủ yếu là do
cơ quan tập huấn, các nhà tài trợ, các tổ chức quản lý và đôi khi
do tập huấn viên tiến hành.
Đánh giá tác động của tập huấn nhằm trả lời các câu hỏi:
- Mục đích của buổi tập huấn và mục tiêu học tập có đạt được
không?
15
- Tập huấn có phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất của hộ nông
dân và tại địa phương?
- Tập huấn có đáp ứng được nhu cầu của học viên hay không?
Đánh giá tác động của tập huấn thường được thực hiện bằng các
công việc sau:
- Đánh giá số lượng: Thường dùng các chỉ tiêu như: số lượng
người tham gia tập huấn; số lớp tập huấn được tổ chức; số ngày
tập huấn; số lượng KT đã sử dụng, số bài giảng, chủ đề, mô hình
được tập huấn; số giáo cụ; số lượng kinh phí đã sử dụng.
- Tổng hợp đánh giá của học viên: dựa vào các phiếu đánh giá của
học viên, tập huấn viên tổng hợp kết quả đánh giá đầu vào cuối
buổi tập huấn để xác minh được sự tiến triển trong việc tiếp thu
kiến thức của học viên (Kiến thức, thái độ, phương pháp, cách cư
xử ).
- Có thể đánh giá thêm tác động của đào tạo, tập huấn đến NS
cây trồng, vật nuôi. Vì mục tiêu chính của công tác chuyển giao
tiến bộ KHKT không chỉ làm thay đổi kiến thức, nhận thức, hành
vi, thái độ, cách cư xử của người nông dân mà còn tác động đến
NS như thế nào hay không liên quan gì cả?
2.1.3.5. Các công cụ sử dụng trong đánh giá tập huấn
Các công cụ sử dụng trong đánh giá tập huấn rất nhiều và đa
dạng. Tuỳ thuộc từng loại hình tập huấn, loại hình đánh giá và

đối tượng tập huấn mà áp dụng các công cụ cho phù hợp. Bảng
tổng hợp các công cụ đánh giá tập huấn sau đây là một tham
khảo có thể sử dụng trong các loại hình đánh giá tập huấn:
16
Bảng 2.1: Các công cụ đánh giá tập huấn
Công cụ đánh giá
Công cụ đánh giá
Nhu
cầu
tập
huấn
Kiến
thức
của học
viên
Phương
pháp tập
huấn
Tác
động
của tập
huấn
Điều tra X X X
Theo dõi trên thực địa X X X
Thi viết
Câu hỏi mở X
Câu hỏi động
não
X
Thi thực hành X

Thi vấn
đáp
Cá nhân X
Theo nhóm X
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng, 2007)
Ngoài ra trong tập huấn còn sử dụng một số phương pháp đánh giá
rất nhanh, đơn giản nhưng có hiệu quả. Ví dụ: tập huấn viên sử
dụng một tờ giấy A
0
dán lên bảng rồi dùng bút chia thành các phần
ghi các nội dung cần đánh giá như: Nội dung giảng dạy, phương
pháp giảng, tài liệu phát tay rồi yêu cầu các học viên dùng bút dạ
lên đánh giá và cho điểm theo các

tiêu chí đánh giá. Sau đó tập
huấn viên tổng kết lại và từ đó có những điều chỉnh
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động KN ở các nước hình thành khá sớm và khẳng định được
vai trò của mình trong công cuộc phát triển kinh tế nói chung và
công cuộc phát triển nông nghiệp nói riêng. Các hoạt động như:
Thông tin - tuyên truyền, bồi dưỡng tập huấn và đào tạo, xây
dựng mô hình và chuyển giao công nghệ, tư vấn và dịch vụ, hợp
tác quốc tế ngày càng đa dạng hơn. Trong đó công tác đào tạo
và tập huấn là một trong những vấn đề được chú trọng và quan
tâm, nó đáp ứng được hai yêu cầu là giải quyết được những khó
17
khăn vướng mắc trong sản xuất và bồi dưỡng kiến thức cho nông
dân. Để đánh giá được một chương trình đào tạo, tập huấn có
thành công hay không ta phải đánh giá được tác động của chương

trình đó. Tức là phải xem xét xem sau khóa tập huấn đó người
nông dân đã thu được gì, họ áp dụng những kiến thức đó như thế
nào trong sản xuất Việc đánh giá tác động sau mỗi một khóa học
tới các học viên là hết sức cần thiết, thông qua đánh giá các nhà
tổ chức, quản lý biết được hiệu quả của một chương trình, một
khóa học tới các học viên tham gia. Trên cơ sở đó để có những
thay đổi sao cho hợp lý. Từ lâu trên thế giới đã có rất nhiều nhà tổ
chức, nhà nghiên cứu đánh giá tác động của các lớp đào tạo, tập
huấn khuyến nông về một lĩnh vực nhất định. Dưới đây là một số
nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về đánh giá tác động của
các lớp tập huấn cho người nông dân khi áp dụng vào sản xuất.
Báo cáo đánh giá những phản hồi từ lớp học FFS: trường hợp
nghiên cứu của chương trình IPM ở Kenya cho kết quả: Sau khi
kết thúc khóa học thì kiến thức, kỹ năng làm việc cũng như lợi
nhuận của những nông dân tham gia lớp học đã tăng lên, khi áp
dụng vào thực tế sản xuất NS đã có sự thay đổi đáng kể, giảm
thiểu được rủi ro. (K.S. Godrick & W.K. Richard, 2003) [13].
Việc áp dụng phương pháp IPM đã giúp giảm đáng kể lượng thuốc
BVTV được sử dụng ở nhiều nơi. Ví dụ, chương trình IPM áp dụng
cho các cánh đồng trồng bông ở bang Texas, Mỹ, đã giúp giảm
71% lượng thuốc BVTV được sử dụng, trong khi đó sản lượng
bông chỉ giảm ít. Nhờ đó, lợi nhuận ròng của nông dân trồng bông
ở đây đạt 81,5 USD/ mẫu Anh, trong khi những nông dân trồng
bông theo phương pháp truyền thống bị lỗ 105 USD/ mẫu Anh. Đa
số nông dân áp dụng phương pháp IPM ở đây đã theo dõi phát
hiện dịch hại, thay đổi ngày gieo hạt và áp dụng các tỷ lệ gieo hạt
khác nhau. Phương pháp IPM cũng mang lại nhiều kết quả cho
nông dân các nước đang phát triển. Các lớp tập huấn cho nông
dân tại các nước châu Á như Inđônêxia, Philipin, Việt Nam đã dẫn
đến sự giảm rõ rệt lượng thuốc BVTV được sử dụng đối với cây

lúa. Hàng triệu nông dân Inđônêxia, Việt Nam đã giảm số lần
18
phun thuốc từ vài ba lần xuống còn 1 lần trong mỗi vụ lúa. Trong
những trường hợp này, NS thu hoạch vẫn được giữ nguyên,
những nông dân lại tiết kiệm chi phí và công sức. Hiện tại khoảng
25% nông dân Inđônêxia, 20 - 33% nông dân Việt Nam (vùng
đồng bằng sông Cửu Long) và 75% nông dân một số vùng ở
Philipin đang trồng lúa mà hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV.
(Theo UNEP Industry and Environment, 9/2004
) [12].
Nhìn chung, công tác đào tạo, tập huấn KN trên thế giới đã và
đang được chú trọng, đã có một số nghiên cứu về các lớp tập
huấn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa sâu sắc, chưa nhiều
và đồng đều giữa các nội dung, vấn đề nghiên cứu chủ yếu về tác
động của các lớp tập huấn IPM tới việc giảm chi phí của người dân
và NS cây trồng. Những nghiên cứu về kết quả và hiệu quả các lớp
tập huấn đối với người dân còn hạn chế, trong đó có các tiêu chí
như: mức độ phù hợp của nội dung tập huấn, khả năng thay đổi
và áp dụng kiến thức của người dân, thời gian và phương pháp
tập huấn Sau đây đề tài đi nghiên cứu và làm rõ một số tiêu chí
trên trong phạm vi nghiên cứu cho phép.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trải qua 19 năm thành lập và hoạt động CTKN đã có những bước
hoàn thiện đáng kể cả về nội dung và phương pháp tập huấn.
Những tiến bộ khoa học được chuyển đến cho người dân đã góp
phần không nhỏ vào việc thay đổi cách nghĩ, cách làm của nông
dân. KN chính là cầu nối cho nông dân tiếp cận với những công
nghệ sản xuất.
Sau một năm triển khai Nghị định 02/2010/NĐ – CP công tác
khuyến nông còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Bên cạnh đó hệ

thống KN cả nước đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Về cơ chế chính sách đã có nhiều chính sách được đổi mới như
quy định rõ chính sách cho từng nội dung, từng đối tượng nông
dân và người làm CTKN. Tuy nhiên chưa có những chính sách phụ
cấp phù hợp cho KN viên. Năm 2011 kinh phí cho hoạt động KN là
222 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2010. Có 86 dự án KN Trung
ương giai đoạn 2011-2013 được duyệt với tổng kinh phí 446 tỷ
19
đồng, trong đó TTKN Quốc gia chủ trì triển khai 29 dự án với tổng
kinh phí là 110,335 tỷ đồng (chiếm 59%).
Một số hoạt động KN nổi bật năm 2011: Công tác thông tin
tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều nội dung và hình
thức phong phú, hiệu quả như trang web, ấn phẩm KN, tuyên
truyền trên các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa
phương, tổ chức các hội thi, hội chợ, diễn đàn, hội thảo chuyên
đề nhằm đẩy mạnh việc phổ biến chủ trương chính sách, kiến
thức và kinh nghiệm sản xuất, thông tin thị trường cho bà con
nông dân cả nước. Trang Web KN Việt Nam: đã cập nhật và đăng
tải 3.480 tin bài, ảnh về các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, hoạt động KN và các mô hình, điển hình sản xuất nông
nghiệp giỏi ở các địa phương trên khắp cả nước. Số lượng người
truy cập trong năm 2011 đạt gần 5 triệu lượt người/năm, trong đó
nông dân trực tiếp sản xuất chiếm trên 60% [16].
Các tài liệu, ấn phẩm KN: đã biên tập và phát hành 8 số Bản tin
KN Việt Nam với số lượng 40.000 bản; biên soạn, in và phát hành
22 ấn phẩm KN các loại khác (sách kỹ thuật, tờ rơi, tờ gấp, băng
đĩa hình kỹ thuật…) với số lượng 9.000 bản phục vụ hoạt động
chuyển giao tiến bộ KT cho nông dân. Phối hợp tổ chức tuyên
truyền, phổ biến 10.500 tin bài, ảnh, 1.400 chuyên mục chuyên
trang trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát

thanh, truyền hình của Trung ương và các khu vực). Nội dung,
hình thức tuyên truyền phong phú nhằm cung cấp những thông
tin hữu ích giúp nông dân, người sản xuất hiểu và tuân thủ chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn; phổ biến các tiến bộ KT mới, tiên tiến giúp
nông dân sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Triển khai các dự án xây dựng mô hình trình diễn, một số dự án
bước đầu đã đạt được kết quả nổi bật như dự án sản xuất hạt
giống lúa lai F1, dự án phát triển lúa gieo thẳng các tỉnh phía bắc,
dự án cơ giới hóa trong sản xuất mía, dự án chăn nuôi thủy cầm
sinh học, dự án nuôi trồng thủy sản theo VietGAP Ở địa phương
đã tiến hành xây dựng hàng nghìn mô hình trình diễn thuộc các
20
lĩnh vực sản xuất có ưu thế của từng nơi, tập trung ứng dụng các
giống cây trồng, vật nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, áp
dụng công nghệ cao để tăng hiệu quả và phát triển bền vững [1].
Đánh giá tác động của khóa tập huấn sau khi kết thúc là hết sức
cần thiết. Từ đó các nhà tổ chức, quản lý, người làm CTKN có
những kế hoạch và điều chỉnh cho hoạt động đào tạo, tập huấn
KN tiếp theo. Tuy nhiên việc đánh giá tác động của đào tạo, tập
huấn cho CBKN và nông dân trong nước vẫn chưa được chú trọng
nhiều. Các đánh giá dưới đây sẽ cho thấy tầm quan trọng của hoạt
động này.
Trong báo cáo kết quả ứng dụng hệ thống canh tác lúa bảo
vệ môi trường: Việc áp dụng SRI theo hướng tiếp cận nông nghiệp
sinh thái tạo một môi trường đất và không khí tốt để cây lúa có
thể phát huy hết tiềm năng di truyền cho năng suất cao. So với
phương pháp thâm canh lúa truyền thống SRI đã làm giảm chi phí
sản xuất thông qua giảm 70-75 % thóc giống, tiết kiệm 40-50%
nước tưới (rất phù hợp với thực tế là khan hiếm nước ngày càng

tăng), giảm 50 -100% thuốc trừ cỏ và trừ sâu, giảm phân bón hoá
học. SRI làm tăng năng suất lúa 13-29 %, tăng thu nhập từ 8-
32%, làm lợi cho nông dân từ 1,8 – 3,5 triệu đồng/ha/vụ”. Đến
cuối vụ đông xuân 2009, Việt Nam đã có trên 264.000 nông dân
áp dụng toàn phần và từng phần SRI trên 85.422 ha tại 21 tỉnh
miền Bắc. Đặc biệt là trong 6 tỉnh có chương trình hỗ trợ của
Oxfam Hoa kỳ, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD),
Cục bảo vệ thực vật và Đại học Thái Nguyên số diện tích áp dụng
SRI đã lên tới 43%. Việt Nam có tổng diện tích lúa là trên 8 triệu
ha, nếu 50% diện tích này áp dụng SRI thì chi phí sẽ giảm rất
nhiều, trong khi sản lượng thóc lại tăng lên từ 3 đến 4 triệu tấn
thóc, làm lợi trực tiếp cho người dân ước tới từ 7 đến 14 ngàn tỉ
đồng, môi trường sống của họ được cải thiện hơn và đóng góp
làm giảm thiểu biến đổi khí hậu [17].
Báo cáo tổng kết nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ
môi trường thông qua áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI
của tác giả (
Hoàng Văn Phụ, 2010
) nói về sự thay đổi nhận thức
21
rõ rệt trong canh tác lúa như: gieo 0,3 - 0,5 kg/sào so với trước
kia là 1 - 3 kg/sào. Tiết kiệm được từ 45.000 đến 60.000 đồng;
89,5% số hộ cấy ở tuổi mạ từ 2,5 - 3 lá; 100% số hộ tham gia tập
huấn đã cấy từ 1 - 2 dảnh thay cho 3 - 4 dảnh như trước đây.
93,8% đã giảm mật độ cấy từ 40 khóm/m
2
xuống mất độ từ 16 -
25 khóm/m
2
; 100% số hộ không sử dụng thuốc trừ cỏ mà thay

vào đó là làm cỏ bằng tay hoặc bằng nạo cào cỏ và 59% số hộ
tăng số lần làm cỏ lên 2 - 3 lần/vụ. Đến năm 2011 đã được ứng
dụng vào thực hiện tại xã Xuân Phương huyện Phú Bình. Cũng
trong báo cáo này sự thay đổi về nhận thức về bảo vệ môi trường
của người dân sau khi đào tạo được cải thiện rõ rệt thể hiện việc
sử xử lý rác thải là rơm, rạ thì có tới 83,3% đã cho vào ủ làm phân
hữu cơ thay vì đốt; 54,4% số người đã rửa bình phun thuốc trừ
sâu tại ruộng thay vì rửa tại mương máng [10].
22
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những nông dân đã tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật
tại huyện Phú Bình – Thái Nguyên
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả của một số chương trình đào
tạo, tập huấn trên các khía cạnh: Khả năng tiếp thu và mức độ áp
dụng của người dân, nội dung và phương pháp tập huấn, tác động
của tập huấn đến người nông dân.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện
Phú Bình- Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2011.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu từ ngày 6 tháng
2 đến ngày 19 tháng 5 năm 2012.
3.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
của huyện
Phú Bình - Thái Nguyên

3.3.1.1. Vị trí địa lý
3.3.1.2. Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm địa hình
- Đặc điểm khí hậu
- Đặc điểm về thuỷ văn và nguồn nước
- Đặc điểm về đất
3.3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số và lao động
- Dân tộc
- Văn hoá, giáo dục, y tế
- Cơ sở hạ tầng
23
3.3.1.4. Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện Phú Bình - Thái Nguyên
- Những khó khăn và thách thức
- Những tiềm năng và lợi thế
3.3.2. Tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo , tập huấn
KN tại huyện Phú Bình - Thái Nguyên
- Số lượng các lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông trên địa bàn
huyện Phú Bình giai đoạn 2009 - 2011.
- Số lượt nông dân tham gia vào các lớp đào tạo, tập huấn khuyến
nông trên địa bàn huyện Phú Bình giai đoạn 2009 - 2011.
- Các nội dung đào tạo, tập huấn do Trạm Khuyến nông huyện tổ
chức từ năm 2009 - 2011.
3.3.3. Đánh giá kết quả hoạt động đào tạo , tập huấn KN
đến nông dân tại huyện Phú Bình - Thái Nguyên
* Đánh giá khả năng tiếp thu và mức độ áp dụng kiến thức được
đào tạo, tập huấn của nông dân vào thực tế sản xuất:
- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức được đào tạo, tập huấn
của nông dân vào thực tế sản xuất.

- Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức được đào tạo, tập huấn
của nông dân vào thực tế sản xuất .
- Đánh giá mức độ áp dụng kiến thức được đào tạo, tập huấn của
nông dân vào thực tế sản xuất.
* Đánh giá nội dung các chương trình và phương pháp tập huấn
của cán bộ khuyến nông:
- Đánh giá sự phù hợp về nội dung của một số chương trình đào
tạo, tập huấn.
- Đánh giá thời gian của một số khóa đào tạo, tập huấn khuyến
nông.
- Đánh giá phương pháp thực hiện một số chương trình đào tạo,
tập huấn của cán bộ khuyến nông.
* Đánh giá tác động của tập huấn:
- Đánh giá sự thay đổi của người nông dân sau khi tham gia các
chương trình đào tạo, tập huấn.
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu
24
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các số liệu thứ cấp
được thu thập từ Trạm khuyến nông huyện, Phòng thống kê
huyện, về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, số lượng nông dân
tham gia các lớp tập huấn trong 3 năm, các nội dung đào tạo tập
huấn .
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng bộ câu hỏi
dành cho nông dân, phỏng vấn nông dân ở một số xã đă tham gia
vào các chương trình tập huấn tại 3 xã : Điềm Thụy, Hương Sơn,
Tân Hòa sẽ được phỏng.
- Phương pháp PRA: Phương pháp này được sử dụng để phỏng
vấn nông dân trên cơ sở bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn để thu
thập thông tin.
- Cách chọn mẫu điều tra:

+ Chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
+ Số lượng mẫu: Mẫu được chọn để điều tra là 80 người đã tham
gia tập huấn ở các xã Điềm Thụy, Hương Sơn, Tân Hòa.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
STT Chỉ tiêu Phương pháp nghiên cứu
1
Đặc điểm về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của
huyện.
Sử dụng số liệu thứ cấp của
phòng thống kê.
2
Thực trạng công tác đào
tạo, tập huấn của huyện
Sử dụng số liệu thứ cấp của
trạm khuyến nông huyện
3
- Khả năng tiếp thu và mức
độ áp dụng kiến thức của
người dân sau khi tham gia
các lớp đào tạo, tập huấn.
- Nội dung và phương pháp
tập huấn
- Tác động của tập huấn
đến nông dân
- Điều tra trực tiếp những
nông dân đã tham gia tập
huấn tại 3 xã: Điềm Thụy,
Hương Sơn, Tân Hòa (n=
80). Sử dụng phiếu điều tra,

phỏng vấn trực tiếp.
- Cách chọn mẫu điều tra: sử dung 80 mẫu phiếu điều tra cho 3 xã
điển hình có điều kiện địa lý, kinh tế xã hội khác nhau.
25

×