Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Cézanne đã thay đổi lịch sử nghệ thuật ra sao? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.08 KB, 15 trang )

Cézanne đã thay đổi lịch sử nghệ
thuật ra sao?
Jackie Wullschlager - Hồ Như Mai dịch


Xưởng của Cézanne ở xứ Aix-en-Provence

“Tôi không đưa tay cho ông đâu, Ngài Manet ạ. Tám ngày rồi tôi chưa
tắm rửa gì.” Với phong cách quê mùa “có tính toán”, Cézanne biến
mình thành phần gồ ghề của chủ nghĩa Ấn tượng – một anh nhà quê
kém văn minh, chê Paris để lùi về ở ẩn với núi Montagne St Victoire ở
xứ Aix-en-Provence quê nhà. Một huyền thoại ra đời và lớn lên, được
tinh lọc và hàn lâm hóa, và đỉnh cao là được vinh danh tại triển lãm
Cézanne in Provence của vùng Aix năm 2006.
Nhưng những nghệ sĩ vĩ đại nhất lúc nào cũng đa diện và đầy mâu
thuẫn. Và thế là triển lãm ở Provence dọn đường ngay cho một triển
lãm khác, như một lời đáp trả. Triển lãm đầy ấn tượng Cézanne và
Paris tại Bảo tàng Musée du Luxembourg kể lại câu chuyện Cézanne đã
dành nửa sự nghiệp ở thủ đô nước Pháp, học hành ngay tại đó – bằng
chứng chính là những bức tranh chép vụng về, có phần đau đớn các tác
phẩm của Rembrant và Delacroix ngay trong bảo tàng Louvre – rồi
chật vật đi về miền Nam ít nhất hai chục bận. Cézanne được nói đến
trong triển lãm này không phải là người muốn làm việc một mình, mà
là người có tham vọng thay đổi đường đi của nghệ thuật hiện đại, vượt
lên các nghệ sĩ cùng thời và “làm cả Paris phải kinh ngạc chỉ bằng một
quả táo”.
Năm 1861 Cézanne theo người bạn thời thơ ấu là Emile Zola ngược lên
miền Bắc, gặp Renoir và Pissarro nhưng ngay lập tức tách ra khỏi các
nghệ sĩ Ấn tượng. Trong tác phẩm La Rue des Saules, Montmartre,
sáng tác năm ông 28 tuổi, những ngôi nhà nằm trên một con đường tỉnh
lẻ trong tác phẩm đã có hơi hướng lập thể, màu sắc bị chặn lại, bố cục


chủ yếu là một vỉa hè rộng màu xám, và những đám mây xám.

La Rue des Saules, Montmartre

Một thập kỷ sau đó, trong tác phẩm Les Toits de Paris (Những mái nhà
của Paris), Cézanne vẽ lại quang cảnh nhìn từ studio tầng Năm của ông
ở Montparnasse với ba dải ngang rõ rệt để tạo ra ấn tượng chiều sâu
không gian: một mái nhà màu kẽm to lớn ngay trước mắt, sau đó là một
loạt mái đỏ, xen kẽ mái trắng, beige và hạt dẻ; cuối cùng là một bầu trời
nặng nề. Với Cézanne, Kinh đô ánh sáng hồi thế kỷ 19 thật ảm đạm,
khác hoàn toàn với sự lấp lánh trong tác phẩm Monet hay Pissarro với
một Paris nhộn nhịp trên những cây cầu và các đại lộ.

Les Toits de Paris

Lâu nay nằm trong các bộ sưu tập cá nhân và ít được xem, những hình
ảnh Paris tĩnh lặng không người của Cézanne đem tới một triển lãm gây
nhiều ngạc nhiên với bức tranh nào cũng là một tuyệt tác. Gốc gác của
các tác phẩm cũng ngạc nhiên và thú vị không kém: chúng đến từ
những bộ sưu tập của nhà Havemeyers, nhà Morozov ở Nga, những
nhà sưu tập thời đầu của Pháp như Théodore Duret và Victor Chocquet.
Hầu hết những tác phẩm ở đây được mua lại từ nhà buôn Ambroise
Vollard. Chính hình ảnh Vollard xuất hiện khá nhiều trong các bức
chân dung. Rồi Zola, Pissarro, và một chân dung đầy màu sắc khác
thường của Chocquet hòa lẫn với cơ man nào là thảm, tranh và các bức
khắc. Đây cũng chính là bằng chứng cho mối quan hệ gần gũi giữa
Cézanne và giới avant-garde Paris.
Vollard ngồi mẫu 115 lần cho một bức chân dung mà Cézanne chưa
bao giờ coi là hoàn tất. Mọi thứ tạo nên bề mặt động của tác phẩm: bộ
vét gấp lại, môi mím chặt, mắt nhìn xuống… khiến tác phẩm thể hiện

sâu sắc nội tâm và sự suy tư, phần nào gợi lên sự nặng nề trong mối
quan hệ giữa nhà buôn và nghệ sĩ, với những điểm nhấn tinh tế trên các
đốt ngón tay, trên chân mày rậm của Vollard nhấn mạnh đến sự tập
trung và căng thẳng.

Chân dung Vollard

Chẳng ngạc nhiên gì khi Vollard không cảm thấy thoải mái: ông được
ra lệnh phải “ngồi yên như một quả táo”, một công việc chỉ có người
đẹp tóc nâu Hortense Fiquet với vẻ phớt tỉnh lạnh lùng mới làm được.
Fiquet sau này, vào tuổi trung niên, trở thành Bà Cézanne (bà vợ từng
được ông mô tả là “vợ tôi chỉ quan tâm đến Thụy Sĩ và nước chanh”).
Trông chán nản nhưng ấn tượng, bà cũng như những quả táo trong các
bức tĩnh vật và núi Mont St Victoire trong các bức phong cảnh, một
người mẫu không thay đổi mà Cézanne dùng để định nghĩa lại nghệ
thuật vẽ chân dung. Một ví dụ ở đây chính là tác phẩm Madame
Cézanne à la jupe rayée trong bộ sưu tập Boston: Hortense như một
motif phong cảnh được nhập vào cấu trúc của một cảnh sinh hoạt gia
đình: vẽ một thế giới ngay vào chính thế giới đó. “Đấy là chiếc ghế tựa
màu đỏ đầu tiên và độc đáo nhất từng được vẽ,” Rainer Maria Rilke
viết. “Nội thất của bức tranh run rẩy, lên cao, đổ xuống ngay vào chính
nó và không hề có một phần nào không chuyển động.”

Hortense Fiquet tóc nâu

Bà Hortense, phu nhân của Paul Cézanne được thể hiện trong tác phẩm
‘Madame Cézanne à la jupe rayée’ (1877)

Đằng sau Hortense là giấy dán tường màu xanh- vàng với những hình
thoi sau đó xuất hiện trở lại trong tác phẩm Chân dung tự họa năm

1880 với con mắt phải nổi bật: chi tiết trang trí mâu thuẫn với cái đầu
hói của Cézanne nhưng lại vòng quanh nó như một thứ hào quang có
góc cạnh, tạo nên một sự đối lập hình học/hữu cơ và tạo cơ sở cho một
bố cục đầy những tương phản – sáng và đổ bóng, có mẫu hình và phẳng
lì, dọc và chéo, tạo nên sức nặng và tính chặt chẽ. Trong một gallery
được sắp đặt khá kịch tính, giấy dán tường cũng xuất hiện trong một
loạt các tác phẩm tĩnh vật nghiêng ngả, không yên: “Bình, tách, và trái
cây trên khăn ăn trắng”, “Đĩa táo”, là những biến tấu về phối cảnh,
khiến ta phải nhìn vật thể cùng lúc từ cả phía trên và phía trước, bóp
méo thực tế để khám phá bản chất của cảm xúc.

.
Bấy giờ Renoir đã thực sự ngưỡng mộ Cézanne, coi đây là “một họa sĩ
Ấn tượng vừa xuất hiện”. Cézanne cảm thấy vô cùng khó khăn khi
nghe khen ngợi, không bao giờ vượt qua khỏi cái bóng của Manet: tác
phẩm Một Olympia hiện đại là bức biếm họa u buồn của tác phẩm
Olympia của Manet. Nhưng Cézanne có lúc gần như đã thành bạn với
Pissarro.

Tác phẩm "Một Olympia hiện đại"

Năm 1872-73 hai người vẽ cùng nhau ở Auvers-sur-Oise, phía Bắc
Paris, và từ Pissarro, Cézanne bắt đầu chuộng các view gần của những
tòa nhà, đan cài phía trước là một lưới những cành cây, như trong bức
La maison du pendu, tinh tế và rực sáng mặc cho sự đối lập gay gắt
giữa nhà với đá, cùng với lối dẫn vào sâu trong quang cảnh khá là rối
rắm, bằng một con đường dốc và quanh co.

La maison du pendu
Cézanne cho ra mắt tác phẩm này tại triển lãm Ấn tượng đầu tiên và

theo sau đó là tác phẩm cấp tiến Quartier Four, Auvers-sur-Oise:
những ngôi nhà lấp ló sau tường đất đỏ được xử lý bằng những nét cọ
dày, chắc và đóng khung với những cái cây kiểu ấn tượng, nhẹ nhàng
hơn, trong một bố cục không có một điểm nhấn và một bề mặt tranh
phẳng lì.

Quartier Four, Auvers-sur-Oise

Đây chính là việc bóc tách phong cảnh ra thành những yếu tố cơ bản về
hình dáng và màu sắc mà Cézanne muốn làm, với những trải nghiệm
được thực hiện một mình ở Aix trong suốt những năm1880, để biến
Chủ nghĩa Ấn tượng thành “một thứ gì đó vững chắc và lâu dài như
nghệ thuật trong các bảo tàng”. Những năm 1890 thỉnh thoảng ông lại
quay về với Paris, chuộng thung lũng Marne và những motif quanh
Fontainebleau, được vạch ra trên một palette mát mắt với những màu
xanh dương, xanh lục và màu tím, đối nghịch với những sắc màu ấm áp
hơn trong các tác phẩm Provençal.

Một góc xưởng của Cézanne

Hai trong số những bức tranh phong cảnh nổi bật đó chính là: tác phẩm
kiến trúc Bờ sông Marne từ St Petersburg, với hàng cây đóng khung
một villa ven sông, bóng của villa như một tấm gương đông đá, hơn là
những hiệu hứng lung linh điển hình của chủ nghĩa Ấn tượng, và bức
Rochers à Fontainebleau với một đám đá vặn vẹo, cùng hang động,
những thân cây nghiêng mọc ra, với kiểu lá chấm phá hư ảo – một bức
tranh mà Meyer Shapiro từng gọi là “cái nhìn của ẩn sĩ trong vô vọng”.

Bờ sông Marne


Rochers à Fontainebleau

Nhưng triển lãm này – ‘Cézanne và Paris’, bảo tàng Luxembourg,
Paris,mở cửa tới 26. 2. 2012 – ngược lại, hoàn toàn không sự vô vọng:
nó ca ngợi hành trình giữa truyền thống và hiện đại, ca ngợi sự cô đơn
và tình bằng hữu, ca ngợi Paris và Aix, một hành trình mà Cézanne
dùng để chuyển hóa lịch sử nghệ thuật. Ông qua đời tại Aix năm 1906,
triển lãm kỷ niệm 1907 ở Paris của ông đã định hình lại chủ nghĩa lập
thể – một phong trào nghệ thuật đưa Paris lên tầm thủ đô nghệ thuật thế
giới trong nửa thế kỷ sau đó. “Sẽ có ai đó khác làm được việc mà tôi
chưa thể làm được,’ Cézanne từng dự đoán. “Tôi có lẽ chỉ là một kẻ
tiền sử của một thứ nghệ thuật mới.”

×